Viêm túi mật cấp là căn bệnh đường tiêu hóa cấp tính xảy ra đột ngột, dữ dội khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm túi mật cấp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân viêm túi mật cấp

Theo thống kê, có hơn 90% viêm túi mật cấp nguyên nhân chủ yếu do sỏi mật gây ra. Theo cơ chế hoạt động của túi mật, sỏi có thể đi đến nhiều vị trí khác nhau (thân, đáy, cổ túi mật) gây ra sự tắc nghẽn khiến cho dịch mật ứ đọng làm tăng áp lực trong túi mật. Nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị sỏi túi mật kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm khuẩn nặng, thành túi mật bị tổn thương do quá nhiều sỏi trong túi mật

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng viêm túi mật cấp tính như nhiễm khuẩn E. coli, nhiễm trùng huyết, ung thư, xơ hóa hoặc tắc ống mật chủ dẫn đến tắc ống túi mật; hẹp cơ vòng Oddi, nhú Vater hay do chấn thương.

90% trường hợp viêm túi mật cấp là do sỏi mật

Cách nhận biết viêm túi mật cấp

Hầu hết sỏi mật thường tiến triển trong cơ thể người bệnh âm thầm và lặng lẽ chỉ khi có các biến chứng như viêm túi mật cấp mới có các biểu hiện điển hình như:

- Đau quặn vùng mạn sườn phải, lan sang vùng thượng vị hoặc ra sau lưng, lên vai phải. Trong cơn đau thường kèm theo buồn nôn, nôn ói do phản xạ của cơ thể.

- Sốt, thậm chí sốt cao đến 39 - 40 độ C

- Kèm theo đó là dấu hiệu Murphy (+) khi bác sĩ thăm khám

- Một số ít khác có thể kèm theo vàng da, tắc mật do viêm nặng làm tắc nghẽn đường mật chính.

Đau quặn hạ sườn phải là biểu hiện điển hình của viêm túi mật cấp tính

Đau quặn hạ sườn phải là biểu hiện điển hình của viêm túi mật cấp tính

Các phương pháp điều trị viêm túi mật cấp tính?

Viêm túi mật cấp tính đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh khác về đường tiêu hóa do các biểu hiện rất dễ nhầm lầm như: Sốt cao, buồn nôn, đau hạ sườn phải… Do đó, điều trị viêm túi mật cấp gồm:

Điều trị nội khoa

  • Nghỉ ngơi, không ăn uống, đặt ống thông mũi dạ dày để để tránh cho túi mật bị co thắt
  • Chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống co thắt như atropin papaverin để giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Nếu bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh.

Sau điều trị ban đầu, tình trạng viêm túi mật cấp tính có thể cải thiện sau vài ngày, sau đó tùy tình trạng bệnh các bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt túi mật theo chương trình.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cấp cứu cắt túi mật được chỉ định khi viêm túi mật cấp đe dọa vỡ túi mật, viêm túi mật hoại tử. Còn phẫu thuật theo chương trình thường được áp dụng khi đã điều trị nội khoa ổn định. Có 2 phương pháp phẫu thuật cắt túi mật gồm mổ nội soi hoặc mổ hở cắt túi mật, tùy vào tình trạng của người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp nhất.

Thảo dược hỗ trợ tan sỏi mật phòng ngừa biến chứng

Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược trong điều trị sỏi mật, sỏi gan đang được các chuyên gia và người bệnh tin dùng. Do khả năng tác động sâu vào căn nguyên gây sỏi đồng thời giúp làm mềm và tan sạn sỏi tránh các biến chứng do sỏi mật gây ra mà người bệnh phải đối diện. Các thảo dược được các chuyên gia tin dùng bao gồm “bát bảo thảo dược” sau: Uất kim, Nhân trần, Chi tử, Sài hộ, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác

Bài thuốc 8 thảo dược quý dành cho người sỏi mật

Bài thuốc 8 thảo dược quý dành cho người sỏi mật

Theo nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện 103 khi người bệnh sử dụng 8 loại thảo dược trên trong điều trị sỏi mật ghi nhận kết quả: 

- Cải thiện triệu chứng bệnh sỏi mật như đau hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu, vàng da, vàng mắt,... chỉ sau 2-4 tuần. Nhiều người còn thấy nhẹ nhõm bụng dạ, ăn uống thoải mái hơn ngay từ ngày đầu tiên sử dụng.

- Bào mòn và giảm kích thước sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ)

- Cải thiện và phòng ngừa biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật,...

- Ngăn sỏi mật tái phát sau cắt túi mật hay can thiệp lấy sỏi.

Bát bảo thảo dược giúp làm tan sỏi, cắt cơn đau sỏi mật lâu dài

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được toàn bộ về “Viêm túi mật cấp nguyên nhân do đâu”. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh sỏi mật, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!

 

Chân-ĐT---KDKaa.webp

Bình luận