Viêm tai giữa có mủ là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm,… Để biết rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị viêm tai giữa có mủ hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa có mủ là gì?

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng tụ dịch mủ nhưng không nhiễm trùng ở khu vực tai giữa. Chất dịch này thường xuất hiện sau khi người bệnh bị đau họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Thông thường dịch mủ sẽ tự hết sau khoảng 4 - 6 tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, viêm tai giữa có thể kéo dài gây ra suy giảm thính lực tạm thời. Nguy hiểm hơn, nếu để dịch mủ bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới viêm tai giữa cấp tính.

viem-tai-giua-co-mu-la-tinh-trang-viem-co-xuat-hien-dich-mu-o-trong-tai

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng viêm có xuất hiện dịch mủ ở trong tai

Nguyên nhân gây viêm tai giữa có mủ

Nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm tai giữa có mủ là do ống Eustachian (vòi nhĩ) hoạt động không đúng cách. Ống Eustachian có nhiệm vụ cân bằng áp suất không khí giữa trong và ngoài tai. Khi ống Eustachian hoạt động không đúng sẽ ngăn cản quá trình thoát dịch từ tai giữa, từ đó dẫn tới tình trạng tích tụ dịch mủ sau màng nhĩ.

Một số nguyên nhân khiến ống Eustachian hoạt động không đúng cách, dẫn tới viêm tai giữa có mủ:

  • Viêm V.A.
  • Khiếm khuyết ống Eustachian. 
  • Ống Eustachian phát triển chưa hoàn thiện (chủ yếu ở trẻ nhỏ).
  • Cảm lạnh, đau họng, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên dẫn tới sưng và tắc nghẽn ống Eustachian, niêm mạc mũi và họng, từ đó gây tồn đọng dịch trong tai.
  • Thay đổi áp suất không khí đột ngột như đi máy bay, tàu,…có thể làm tắc nghẽn ống Eustachian và ảnh hưởng tới quá trình lưu thông khí trong tai. Điều này dễ khiến dịch lỏng đọng trong tai và gây viêm.
  • Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tai giữa có mủ. Nguyên nhân bởi vì, trẻ có hệ miễn dịch yếu, cấu tạo vòi nhĩ ngắn nên dễ bị tụ dịch và viêm nhiễm tai.

nguyen-nhan-gay-viem-tai-giua-co-mu-la-do-ong-eustachian-hoat-dong-khong-dung-cach

Nguyên nhân gây viêm tai giữa có mủ là do ống Eustachian hoạt động không đúng cách

Viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa có mủ nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng đến thính lực: Nghe kém, mất thính lực tạm thời, thậm chí mất thính lực vĩnh viễn, thủng màng nhĩ,...
  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Thính lực kém dẫn tới giảm kỹ năng giao tiếp, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và hiệu suất công việc. 
  • Nhiễm trùng lan rộng: Nhiễm trùng vùng xương thái dương (viêm xương chũm, viêm mê nhĩ, liệt mặt),...
  • Biến chứng nội sọ: Viêm màng não, viêm não, áp xe não, tắc tĩnh mạch não,…

Ngoài những triệu chứng viêm tai giữa thường gặp như đau tai, ngứa tai, viêm tai giữa có mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe, vì thế người bệnh cần thăm khám và có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa kịp thời.

Cách điều trị viêm tai giữa có mủ

Để điều trị viêm tai giữa có mủ có hiệu quả, người bệnh cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. Việc lựa chọn cách điều trị viêm tai giữa có mủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ bệnh, triệu chứng,…

Dưới đây là một số cách điều trị viêm tai giữa chảy mủ bạn có thể tham khảo:

Thuốc tây giúp giảm viêm tai giữa

Người bệnh bị viêm tai giữa chảy mủ thường được chỉ định dùng các thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen,… để giúp giảm tình trạng đau và khó chịu trong tai. Trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa có mủ gây ra bởi vi khuẩn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thêm các thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Penicillin,... Các thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của tác nhân gây bệnh.

Mặc dù thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm tai giữa có mủ, nhưng thuốc này thường tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp trong quá trình uống thuốc tây gồm buồn nôn, chóng mặt, dị ứng,...

Bởi vậy, bạn tuyệt đối không được lạm dụng hay tùy tiện uống thuốc tây mà phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.

thuoc-giam-dau-duoc-chi-dinh-de-giam-trieu-chung-viem-tai-giua-co-mu

Thuốc giảm đau được chỉ định để giảm triệu chứng viêm tai giữa có mủ

Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa có mủ gây biến chứng nặng nề như thủng màng nhĩ, biến chứng nội sọ hoặc kém đáp ứng với phương pháp nội khoa thì bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật.

Một số phương pháp phẫu thuật điều trị viêm tai giữa có mủ được áp dụng phổ biến hiện nay là phẫu thuật chỉnh hình tai giữa, khoét rỗng đá chũm…

Dùng thảo dược

Bên cạnh các phương pháp như trên, việc sử dụng sản phẩm thảo dược để giảm triệu chứng viêm tai giữa có mủ cũng là phương pháp được nhiều người tin dùng. Các thảo dược thường được sử dụng là: Cây cối xay, đan sâm, cẩu tích, thục địa… Các thảo dược này có tác dụng chống viêm nhiễm ở tai, giảm triệu chứng viêm tai giữa có mủ hiệu quả. Không chỉ có vậy, sử dụng thảo dược còn giúp ngăn chặn nguy cơ ù tai, điếc tai do viêm tai giữa có mủ.

cay-coi-xay-tot-cho-nguoi-bi-viem-tai-giua-co-mu

Cây cối xay tốt cho người bị viêm tai giữa có mủ

Nếu không may gặp phải tình trạng viêm tai giữa có mủ, bạn cần thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng sản phẩm có thành phần như cây cối xay, cốt toái bổ, thục địa, đan sâm… để thính lực khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: 3 loại viêm tai cần lưu ý và phương pháp điều trị hiệu quả

Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận