Viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Giải pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả
Viêm phổi là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo số liệu thống kê, số lượng trẻ đến các phòng khám chuyên khoa hô hấp ngày càng tăng nhất là khi thời tiết thay đổi. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em? Để có câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức nang liên kết và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch, khiến nhu mô phổi bị đông đặc. Triệu chứng chung của bệnh thường là nóng, sốt (38 - 40 độ C), ho, sổ mũi kèm thở khò khè, khó thở,… Viêm phổi xảy ra là do các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,... tấn công hàng rào miễn dịch. Khi đó, cơ thể sẽ huy động bạch cầu, đại thực bào đến để tiêu hủy vật thể lạ này, từ đó dẫn đến phản ứng viêm. Các tác nhân gây viêm phổi ở trẻ em bao gồm:
Viêm phổi ở trẻ em là căn bệnh thường gặp
Vi khuẩn: Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở trẻ em là vi khuẩn streptococcus pneumoniae. Ngoài ra, bệnh còn có thể do vi khuẩn chlamydophila và legionella pneumophilagây nên.
Virus: Các loại virus hô hấp thường là nguyên nhân của viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch. Viêm phổi do virus thường không nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh ngắn hơn viêm phổi do vi khuẩn.
Viêm phổi mycoplasma: Các sinh vật mycoplasma không phải là virus hoặc vi khuẩn, nhưng chúng có những đặc điểm chung của cả 2. Mycoplasmas gây ra các trường hợp viêm phổi nhẹ, thường xảy ra ở trẻ lớn và thanh niên.
Viêm phổi do nấm: Nấm từ đất hoặc phân chim có thể là nguyên nhân gây viêm phổi, đặc biệt là ở những trẻ mắc bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Vậy câu hỏi đặt ra là: Viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất với trẻ dưới 12 tuổi nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng do viêm phổi gây ra:
Phù phổi cấp
Viêm phổi có thể dẫn đến phù phổi cấp nếu không được điều trị sớm. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong với các biểu hiện bên ngoài như xanh tím, khó thở, vã mồ hôi,...
Viêm màng não
Khi viêm phổi chuyển nặng, các loại vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ, khiến cơ thể trẻ không đủ sức đề kháng để chống cự. Nếu để lâu, bệnh có thể để lại những di chứng không thể phục hồi như: Rối loạn thần kinh, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động,… và đặc biệt là viêm màng não, thậm chí tổn thương não vĩnh viễn.
Bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể gây biến chứng viêm màng não
Gây nhiễm trùng máu
Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi có thể xâm nhập vào máu, dẫn đến nhiễm trùng máu và thậm chí là biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.
Tràn mủ màng phổi
Đây là biến chứng nguy hiểm khiến trẻ hô hấp khó khăn, bạch cầu trong máu tăng cao và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
Tràn dịch màng tim, trụy tim
Khi bị viêm phổi, trẻ cũng có thể bị tràn dịch màng tim, trụy tim, nhiễm trùng máu do kháng thuốc, sốc thuốc.
Kháng kháng sinh
Nếu trẻ mắc phải biến chứng này sẽ rất khó điều trị. Khi đó phải phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém và khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn.
Còi xương, kém phát triển
Viêm phổi có thể khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon, lâu dần dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch,...
Ngoài ra, bệnh có thể gây ra các biến chứng khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm khớp,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em
Với những trẻ đang mắc viêm phổi cấp, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả và triệt để. Trường hợp trẻ đã từng có tiền sử mắc các bệnh về phổi, phế quản, cần chú ý thực hiện những phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà, kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, để chủ động phát hiện và phòng ngừa ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo. Cụ thể:
- Để phòng bệnh viêm phổi cho trẻ, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là nên tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin Hib, DTaP, MMR, cúm, thủy đậu và phế cầu khuẩn.
- Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ. Tránh cho trẻ hít phải các hóa chất độc hại, đặc biệt là khói thuốc lá.
Môi trường sống trong sạch giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây viêm phổi
- Hạn chế thức ăn để ngăn mát trong tủ lạnh như là nước đá, hoa quả, sữa hoặc thức ăn chế biến sẵn. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng.
- Khi cho trẻ nằm điều hòa, cần tăng chỉnh nhiệt độ phù hợp, chỉ nên chênh lệch với bên ngoài 2 - 3 độ. Nếu trẻ nằm quạt, nên bật nhẹ để không khí lưu thông vừa phải.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa. Không nên mặc quần áo quá dày và không thấm được mồ hôi bởi sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.
- Khi bị bệnh, nên cho trẻ uống nhiều nước để làm ẩm đường thông khí, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp.
Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ em
Bên cạnh những biện pháp kể trên, ngày nay nhiều người có xu hướng kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược với các thành phần từ thiên nhiên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ emhiệu quả, an toàn. Tiêu biểu là sản phẩm có sự kết hợp của fibrolysin mang đến tác dụng chống xơ hóa, tái cấu trúc, điều hòa miễn dịch tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh viêm phổi, được kết hợp với các thảo dược quý như: Chiết xuất nhũ hương, cao bán liên liên, cao tạo giác, cao xạ can,... giúp chống viêm, kích thích đường hô hấp, giảm các triệu chứng khó thở, đau kéo dài. Vì vậy, sản phẩm giúp phòng và hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do viêm phổi ở trẻ em hiệu quả.
Fibrolysin hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ em hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?”. Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, đừng quên cho trẻ kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là fibrolysin mỗi ngày, bạn nhé!
Bình luận