Câu hỏi: Chào chuyên gia, em bị viêm lợi có mủ 1 tuần nay rồi ạ. Tình trạng này khiến em rất đau rát, khó chịu đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện, làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, công việc. Mà bệnh viêm lợi của em cũng rất hay bị tái phát nữa. Chuyên gia cho em hỏi, viêm lợi có mủ nên kiêng ăn gì và phải làm sao để nhanh khỏi ạ? (Hải yến - Bắc Giang)

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ở khoang miệng nói chung và viêm lợi có mủ nói riêng. Ăn uống sai cách có thể khiến tình trạng viêm diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn. Vì vậy, khi bị viêm lợi có mủ bạn hãy tránh ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm quá cứng, quá dẻo: Những thức ăn này sẽ tạo ma sát mạnh với vùng bị viêm thêm đau nhức, thậm chí là gây chảy máu ổ viêm.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính cay nóng: Thực phẩm cay nóng như ớt sẽ làm tăng cảm giác đau. Ăn đồ cay nóng thường xuyên cũng cản trở quá trình nhanh lành vết thương.
  • Các loại thịt quá dài và dai: Những loại thịt dài và dai dễ mắc vào kẽ răng, khó làm sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển tại khoang miệng và gây viêm loét miệng.
  • Thực phẩm chứa hàm lượng đường, tinh bột, acid cao: Đường và tinh bột có khả năng kích hoạt phản ứng viêm ngày càng nghiêm trọng. Thực phẩm có tính acid khi tiếp xúc với vết loét có thể kích ứng, gây xót và làm vết loét rộng hơn.
  • Thực phẩm có tính kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước tăng lực: Đây là nhóm thực phẩm gây mất nước khiến miệng bị khô, làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên của nướu, làm vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh viêm nhiễm khoang miệng.

unnamed

Không  ăn những thực phẩm cay nóng như ớt khi bị viêm lợi có mủ

Để nhanh khỏi viêm lợi có mủ, bên cạnh việc kiêng những thực phẩm kể trên thì bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm cũng như chăm sóc răng miệng như sau:

  • Bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ, trái cây tươi giàu vitamin C, gia vị có tính kháng viêm, kháng khuẩn như bạc hà, nghệ, tỏi, hành,... vào thực đơn hằng ngày.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy cặn thức ăn ra khỏi kẽ răng sau mỗi bữa ăn
  • Nên lựa chọn các sản phẩm cho răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng dịu nhẹ, tránh kích ứng
  • Luôn bổ sung đủ nước mỗi ngày tránh để tình trạng khô miệng.

Viêm lợi có mủ là dấu hiệu cảnh báo vết loét của bạn đang bị nhiễm trùng vì vậy cần điều trị càng sớm càng tốt. Những phương pháp như chăm sóc răng miệng, kiêng ăn gì là chưa đủ vì chỉ có tính chất hỗ trợ, không loại bỏ viêm loét cũng như nguyên nhân gây bệnh nhanh được. 

Bởi vậy, để cải thiện và ngăn chặn viêm lợi có mủ tái phát chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn có thành phần chính là nano bạc. Với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng khoang miệng, nano bạc được xem là chất sát khuẩn tự nhiên, không gây kích ứng cho người dùng. 

Bên cạnh đó, nano bạc còn kết hợp với nhiều thành phần kháng sinh, chống viêm thực vật như khác như: Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem cùng chitosan, kẽm salicylate giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, ngăn chặn sự phù nề, sưng tấy, tái tạo lợi, nướu. 

Từ đó, giúp cho các vết viêm loét trên lợi lành lại nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây viêm lợi, nhiệt miệng (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) nên phòng tránh tái phát hiệu quả.

Trong quá trình điều trị viêm lợi có mủ nếu có câu hỏi cần giải đáp bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia giải đáp chi tiết nhé.

Chúc bạn nhanh khỏe!

Chuyên gia Răng Miệng

Bình luận