Uống thuốc tránh thai gây khó rụng trứng - Đúng hay sai?
Câu hỏi: Chào chuyên gia, em năm nay 27 tuổi. Trước kết hôn em có sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài, không biết có phải vì thế mà vợ chồng em kết hôn, thả bầu 4 tháng rồi mà vẫn chưa có tin vui. Em cũng đã thử que thử rụng trứng nhiều lần nhưng kết quả đều chỉ có 1 vạch. Em lo lắng rằng việc sử dụng thuốc có thể gây khó rụng trứng. Liệu điều này có đúng hay không ạ? Mong chuyên gia tư vấn giúp em! (Nguyễn Thị Hải - Nam Định)
Chuyên gia trả lời:
Chào bạn Hải,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên gia. Vấn đề của bạn khá phổ biến và được nhiều chị em quan tâm.
Việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng của bạn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và thời gian phục hồi sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại thuốc tránh thai bạn sử dụng: Thuốc tránh thai có hai loại chính là thuốc tránh thai kết hợp (loại có chứa estrogen và progestin) và thuốc tránh thai chỉ có progestin. Thuốc tránh thai chỉ có progestin có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng nhiều hơn.
- Thời gian sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài (trên 2 năm) có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng.
- Tình trạng sức khỏe của bạn: Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe sinh sản như buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing, v.v., việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng. Sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai, khả năng rụng trứng của bạn sẽ dần dần phục hồi. Theo thống kê, khoảng 80% phụ nữ sẽ có khả năng rụng trứng bình thường trong vòng 12 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai, thời gian sử dụng mà ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng là khác nhau
Do đó bạn cũng mới ngưng sử dụng thuốc tránh thai được 4 tháng, cách tốt nhất là tiếp tục theo dõi và áp dụng các biện pháp sau:
- Để ý chế độ ăn uống: Bạn nên ăn những thực phẩm hỗ trợ trứng rụng như khoai lang, ngũ cốc, hạt lanh, hạt vừng (mè), hải sản, táo, cam, chuối và rau củ như cà chua, cải bó xôi, bông cải xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, nấm…
- Tập thể dục: Bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục tốt cho sức khỏe sinh sản như đi bộ, chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu, yoga… Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập luyện vừa sức mình với 15-30 phút tập mỗi ngày bởi việc tập luyện với cường độ cao có thể khiến chị em phụ nữ khó mang thai.
- Giảm căng thẳng: Để giảm những áp lực công việc, bạn có thể dành thời gian trong ngày để đọc sách, nghe nhạc, viết nhật ký, đi chơi với bạn bè, chia sẻ tâm sự… Ngoài ra, bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, massage thư giãn khi mệt mỏi, xông hơi ướt, ngâm chân…
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như L-carnitine, L- Arginine, Taxifolin, Kẽm, Acid folic,... Đặc biệt là Taxifolin giúp thúc đẩy quá trình hình thành nang trứng và trứng, cải thiện chất lượng tế bào trứng và phôi. Bạn có thể tham khảo và sử dụng sớm sản phẩm thảo dược chứa Taxifolin, L-carnitine, L- Arginine, Kẽm, Acid folic, N-acetyl-cysteine để cải thiện chất lượng trứng, giúp trứng rụng đều và đúng chu kỳ, tăng cơ hội đậu thai. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn những sản phẩm được bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại, phân phối bởi công ty dược uy tín để đạt hiệu quả cao nhất.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được giải đáp kịp thời!
Chúc bạn sức khỏe và sớm có tin vui!
Chuyên gia sản phụ khoa
Bình luận