Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân là một trong những vấn đề khiến nhiều cặp bố mẹ trẻ phải đau đầu. Trẻ sơ sinh quấy khóc là điều bình thường, tuy nhiên con quấy khóc thường xuyên, kéo dài lại gây ra các ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả bé và bố mẹ. Vậy nguyên nhân bé hay quấy khóc là gì? có những cách xử trí ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Trẻ quấy khóc thường xuyên gây ra ảnh hưởng gì?

Bé quấy khóc là điều khá bình thường, tuy nhiên trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân lại là dấu hiệu của một số trạng thái cơ thể không ổn định, cần chú ý và cải thiện nhanh chóng. Việc quấy khóc thường xuyên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sức khoẻ của bé và bố mẹ.

  • Ảnh hưởng đến não bộ của bé: Khi quấy khóc quá nhiều, trong não bộ của bé sẽ sinh ra các cảm giác tiêu cực, gia tăng sự căng thẳng, ức chế gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bên cạnh đó, những cơn căng tức do khóc nhiều gây ra cũng khiến bộ não, nhịp tim và hệ hô hấp của bé bị rối loạn.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Quấy khóc là một cách trẻ đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi. Nếu không được đáp ứng những điều này, tự động bé sẽ sinh ra tâm lý tủi thân, buồn bã, căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến những tính cách, tâm lý và hành vi sau này.
  • Ảnh hưởng tâm lý của mẹ: Không chỉ các con bị ảnh hưởng do các cơn quấy khóc kéo dài, mà các mẹ cũng bị tác động không nhỏ. Con quấy khóc nhiều, khiến mẹ mất ăn, mất ngủ, tâm trạng buồn phiền, lo lắng kéo dài, dễ gây ra bệnh trầm cảm sau sinh.

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc

Bé hay quấy khóc khiến bố mẹ không khỏi mệt mỏi và lo lắng. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng này còn tùy thuộc vào sức khỏe và môi trường của từng trẻ. Có thể là do con đói, đau bụng, tã bỉm bị bẩn hoặc các tình trạng bệnh lý khác, cụ thể:

Trẻ cảm thấy đói

Với trẻ sơ sinh, tiếng khóc là một thứ ngôn ngữ dùng để ám chỉ những nhu cầu mà bé cần đáp ứng. Vì vậy, nếu bé quấy khóc nhiều, miệng chóp chép thì bố mẹ có thể nghĩ ngay đến trường hợp bé đang đói bụng, nhanh chóng cho trẻ bú sữa, ăn uống đầy đủ để làm dịu cơn quấy khóc.

Trẻ đau bụng, đầy hơi

Nếu trẻ quấy khóc bất thường sau mỗi bữa ăn, đây có thể là dấu hiệu cho biết bé đang bị đầy hơi hay chướng bụng. Lúc này bố mẹ có thể thử một vài mẹo nhỏ giúp trẻ ợ hơi để khí được thoát ra, bụng trẻ trở lại thoải mái. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ cần đưa con đến gặp các chuyên gia để nhận được những tư vấn chính xác, vì rất có thể bé bị đau bụng còn do các nguyên nhân bệnh lý đường ruột nguy hiểm khác.

Đau bụng, đầy hơi khiến bé hay quấy khóc

Đau bụng, đầy hơi khiến bé hay quấy khóc

Tã của trẻ bẩn

Khi trẻ nhỏ đi vệ sinh, đặc biệt là đi nặng sẽ khiến cho bỉm hoặc tã bị dơ, việc này gây ra không ít khó chịu cho trẻ. Khi thấy trẻ khóc quấy khóc không rõ nguyên nhân, bố mẹ có thể thử kiểm tra bỉm, tã để thay trong trường hợp cần thiết.

Trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh

Sức chịu nhiệt của trẻ sơ sinh nhìn chung khá kém, cũng vì vậy khi nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều. Bên cạnh đó, việc mẹ quấn khăn con khi ngủ cũng cần lưu ý, tránh vừa mặc nhiều đồ cho con, vừa ủ chặt khiến con quá nóng.

Trẻ bị thiếu vitamin D3

Đa số trường hợp, trẻ quấy khóc đêm có thể là do trẻ chưa được bổ sung đủ vitamin D3 dẫn đến thiếu canxi, dẫn đến tình trạng bé hay quấy khóc. Đặc biệt, khi trẻ thiếu vitamin D3 kéo dài, việc quấy khóc, gắt ngủ lại càng nhiều và thường xuyên hơn. Bên cạnh quấy khóc, bé còn dễ gặp phải tình trạng rụng tóc, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, biết đi, hạn chế phát triển chiều cao. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ nguồn vitamin D3 cho bé bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung để giúp bé hấp thu được lượng D3 theo nhu cầu. 

Trẻ mắc các vấn đề khác

Chứng đau bụng nhũ nhi (colic) cũng được xem là một dạng bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi này trẻ khóc theo công thức 3:1, cụ thể là khoảng 3 giờ/ngày và 3 ngày/tuần, tình trạng này có thể kéo dài trong vòng 3 tuần. Bên cạnh đó, trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân cũng có thể cảnh báo về một số bất thường của sức khoẻ như dị ứng, thiếu canxi, trào ngược thực quản, viêm dạ dày và nhiều vấn đề khác.

Một số bệnh lý đường ruột gây ra tình trạng bé hay quấy khóc

Một số bệnh lý đường ruột gây ra tình trạng bé hay quấy khóc

Cách xử lý khi trẻ quấy khóc

Quấy khóc là hiện tượng thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu không xử lý nhanh chóng tình trạng trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bé. Bố mẹ nên tìm hiểu một số cách xử lý khi trẻ quấy khóc để phòng tránh và xử trí kịp thời.

Các mẹo dỗ trẻ quấy khóc

Một số bà mẹ mắc sai lầm vô cùng nghiêm trọng đó chính là để mặc con khóc trong một khoảng thời gian dài với hy vọng con có thể tự lập sớm, tự nín và tự điều chỉnh cảm xúc. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt, các ức chế lên thần kinh và não bộ. Vì vậy, để xử lý vấn đề này, các mẹ có thể tham khảo một số cách dỗ trẻ quấy khóc dưới đây:

  • Đáp ứng các nhu cầu của con: Các nhu cầu này là nguyên nhân chính khiến trẻ quấy khóc, vì vậy mẹ nên nhanh chóng đoán ý và đáp ứng nhu cầu của con. Thường sẽ là cho con bú, nghỉ ngơi, thay tã, điều chỉnh nhiệt độ hoặc cho con ợ hơi sau ăn.
  • Bế và vỗ về bé: Bản chất trẻ con rất thích được bế, vỗ về và âu yếm. Chính vì vậy, khi thấy trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên bồng con và nhẹ nhàng vỗ về, an ủi để xoa dịu cơn khóc. Mẹ có thể vuốt lưng, hát ru hay trò chuyện để con cảm thấy an toàn và thoải mái.

Mẹ nên vỗ về, dỗ dành để tạo tâm lý thoải mái, tránh bé quấy khóc

Mẹ nên vỗ về, dỗ dành để tạo tâm lý thoải mái, tránh bé quấy khóc

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Điều chỉnh dinh dưỡng: Với những bé đang còn bú sữa mẹ, việc điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là vô cùng cần thiết. Khẩu phần ăn của mẹ cần đủ dưỡng chất, tránh các thực phẩm gây dị ứng, hạn chế các chế phẩm từ trứng, sữa động vật để sữa mẹ được an toàn với hệ tiêu hoá của con. Với những bé đã bắt đầu bổ sung dinh dưỡng ngoài, bố mẹ cũng nên lưu tâm về các loại thực phẩm, cách chế biến và bảo quản để con có thể hấp thụ tốt nhất.
  • Sử dụng lợi khuẩn: Trong số các chủng lợi khuẩn đang có trên thị trường, mẹ nên cho con dùng lợi khuẩn Bacillus clausii để giúp con cải thiện hệ tiêu hóa, từ đó bé có thể an giấc ngủ ngon. Bởi đây là lợi khuẩn bền vững trong môi trường acid dạ dày, đồng thời sinh bào tử cho tác dụng cân bằng hệ vi sinh kéo dài và ổn định; con giảm hẳn tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,...
  • Bổ sung vitamin D3 cho bé: Để giảm tình trạng trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D3 giúp trẻ hấp thụ canxi được tối ưu, bé ăn ngon, ngủ ngoan. Công thức kết hợp lợi khuẩn Bacillus clausii và vitamin D3 giúp con hấp thu được tối đa lượng D3 cung cấp. Đồng thời, lợi khuẩn còn tự sinh vitamin K2 giúp tăng hấp thu canxi vào xương, con nhanh phát triển xương, mọc răng, mọc tóc.

Vitamin D3 hỗ trợ hấp thụ canxi cho trẻ nhỏ, từ đó con giảm khóc đêm

Vitamin D3 hỗ trợ hấp thụ canxi cho trẻ nhỏ, từ đó con giảm khóc đêm

Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý

Để tránh tình trạng trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân, các bố mẹ cần thiết lập cho con những thói quen sinh hoạt phù hợp. Có thể giúp con xây dựng khung giờ ngủ cố định để trẻ không ngủ muộn, ngủ ít vào ban đêm. Bên cạnh đó, lựa chọn không gian ngủ yên tĩnh cũng giúp bé đi vào giấc ngủ sâu, không giật mình, quấy khóc. Với những 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân, mẹ có thể tập cho con các thói quen vận động nhẹ nhàng vào ban ngày để tạo cảm giác thoải mái, cũng như kích thích cơn buồn ngủ vào ban đêm.

Trên đây là các thông tin hữu ích về tình trạng trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân và một vài cách xử trí phù hợp. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bậc phụ huynh nhanh chóng giải quyết tình trạng này của các con. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, vui lòng để lại số điện thoại và câu hỏi cho chúng tôi.

Tham khảo: 

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10823-colic
  2. https://www.webmd.com/heart-disease/news/19991126/baby-boomers-often-ignore-frequent-fatigue
  3. https://www.webmd.com/parenting/baby/news/20091105/newborns-cries-reflect-parents-language

Bình luận