Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải cha mẹ nào cũng nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị bệnh. Vậy trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau chóng bình phục và không bị biến chứng nguy hiểm?

Bệnh tay chân miệng là gì? 

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có thể lây lan từ người sang người. Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh hoặc lây qua đường tiêu hóa. 

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Ban đầu khi nhiễm bệnh, trẻ có thể bị sốt nhẹ, đau họng, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày, người mệt mỏi.

Sau đó, những vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm xuất hiện ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi và gây đau miệng khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối trẻ sẽ xuất hiện những phát ban dạng phỏng nước, nếu không bị bội nhiễm và không bị biến chứng thì các nốt này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) rồi để lại vết thâm.

Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp và chữa trị hợp lý, nhất là trong trường hợp trẻ nhiễm tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra, trẻ có thể bị biến chứng rất nguy hiểm như:

  • Gây ảnh hưởng đến não bộ: viêm màng não, viêm não và viêm não tủy. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có một số biểu hiện bất thường như hay bị giật mình, đi không vững, nhãn cầu rung/giật, mắt nhìn ngược,…
  • Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,…
  • Xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập tại các nốt mụn trên da.

Bệnh tay chân miệng có thể biến chứng nặng nguy hiểm cho trẻ

Bệnh tay chân miệng có thể biến chứng nặng nguy hiểm cho trẻ

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu chủ yếu là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Để hỗ trợ bệnh mau chóng cải thiện, chế độ ăn uống sinh hoạt của bé cần được cha mẹ theo dõi sát sao và chú ý nhằm giúp nâng cao sức đề kháng. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong quá trình điều trị và hồi phục bệnh.

Bố mẹ cần nắm các nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch của trẻ bao gồm:

  • Trẻ cần được ăn uống đủ chất, đa dạng các thực phẩm cũng như nhóm thực phẩm (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Ba mẹ không cần quá kiêng khem để cơ thể được bổ sung nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng bị mất.
  • Bổ sung củ quả có màu vàng, đỏ như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua… và các loại rau xanh sẫm như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ… những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ đặc biệt bổ sung vitamin A, C… Các vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp các sang thương trên da nhanh lành.
  • Cho bé ăn đủ chất đạm, kẽm và sắt thông qua các thực phẩm từ thịt, cá chép, cá quả, trứng, sữa, hải sản...

Không nên cho trẻ ăn các loại trái cây có vị chua như chanh, cam… vì có thể làm trẻ có cảm giác bị xót miệng khi ăn, thay vào đó bố mẹ có thể bổ sung các loại trái cây có vị ngọt, mát như dưa hấu.

  • Về chế biến thức ăn, cha mẹ nên xay nhỏ thức ăn cho trẻ, chế biến dưới dạng dạng lỏng mềm để trẻ dễ nuốt và không bị đau. Khi cho bé ăn thì nên chia nhỏ làm nhiều bữa sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn. 
  • Bé cần uống đủ nước, nhất là giai đoạn bé bị sốt hoặc nôn, bố mẹ có thể bổ sung thêm nước hoa quả và sinh tố cho bé. Khi bé có triệu chứng sốt cao, tiêu chảy nên cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.

Trẻ bị tay chân miệng cần được ăn uống đủ chất, đa dạng các thực phẩm

Trẻ bị tay chân miệng cần được ăn uống đủ chất, đa dạng các thực phẩm

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng ăn gì?

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, việc mọc nhiều mụn nước hoặc các vết loét sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Để bệnh mau lành, trẻ cũng nên kiêng một số thực phẩm dưới đây:

  • Tránh các loại thức ăn cứng, cay nóng hay được nêm nếm quá mặn: Với trẻ bị tay chân miệng thường nổi nốt ban loét ở niêm mạc miệng, việc cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng cứng sẽ làm cho vết loét bị kích ứng mạnh hơn, khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu, vết loét cũng khó lành hơn.
  • Tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa vì chúng thường khó tiêu hóa, khó hấp thụ và không tốt với sức khỏe của trẻ đang bị tay chân miệng. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất béo cũng sẽ khiến da của bé tiết dầu nhiều hơn, làm nốt mụn nước thêm trầm trọng. 
  • Nếu bé từng bị dị ứng với đồ ăn gì thì ba mẹ cũng nên lưu ý không nên cho bé ăn trong thời gian đang bị tay chân miệng.
  • Tránh thực phẩm giàu Arginine: Arginine là một loại axit amin có thể khiến virus sản sinh nhiều hơn. Chính vì vậy, trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng các thực phẩm giàu arginine như các loại hạt, lạc (đậu phộng), chocolate, nho khô…

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng các loại thức ăn cứng, cay nóng

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng các loại thức ăn cứng, cay nóng

Cải thiện bệnh tay chân miệng cho con nhờ sản phẩm thảo dược

Để cải thiện toàn diện bệnh tay chân miệng cho con, cha mẹ nên kết hợp thêm biện pháp từ kem bôi thảo dược giúp ổn định bệnh bền vững và an toàn cho da. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là gel bôi chứa thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate.

Gel bôi này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, vì thế giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, an toàn khi bôi trong niêm mạc miệng của bé. 

Nano bạc giúp kháng virus, chống viêm khi trẻ bị tay chân miệng

Nano bạc giúp kháng virus, chống viêm khi trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh đó, để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch mẹ nên cho trẻ uống sản phẩm cốm thảo dược có thành phần gồm: cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, l-lysine… tác động trực tiếp lên nguyên nhân sâu xa gây bệnh tay chân miệng: Đó là do sự suy yếu hệ miễn dịch (đề kháng kém), khiến cơ thể không đủ sức chống lại tác nhân virus gây bệnh, đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh mau khỏi. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ mau khỏe hơn nếu được ba mẹ chăm sóc hợp lý. Cụ thể, cha mẹ hãy lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác.
  • Không cần kiêng nước, kiêng gió cho bé, trái lại ba mẹ hãy tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát.
  • Quần áo, đồ dùng đồ chơi của trẻ nên được giặt sạch sẽ, ngâm dung dịch sát khuẩn.
  • Vệ sinh răng miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ.
  • Sử dụng riêng biệt các vật dụng cá nhân của trẻ như bát đũa, thìa, ly/cốc, bình sữa,... 
  • Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da trẻ.

Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho trẻ bị tay chân miệng. Bên cạnh đó, người bệnh hãy kết hợp sử dụng gel thảo dược để giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, phòng ngừa biến chứng. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh tay chân miệng cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.

Dược sĩ Nhật Hạ

Bình luận