Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ
Những ngày gần đây, dịch bệnh tay chân miệng lan rộng trong cộng đồng khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng, bởi đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em vì sức đề kháng còn non yếu. Vậy phải điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ ra sao để mau khỏi?
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ
Khi nhiễm bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc xuất hiện những phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lưng, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý, bệnh tay chân miệng khá lành tính. Tuy nhiên, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như:
- Gây ảnh hưởng đến não bộ: viêm màng não, viêm não và viêm não tủy. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có một số biểu hiện bất thường như hay bị giật mình, đi không vững, nhãn cầu rung/giật, mắt nhìn ngược,…
- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,…
- Xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập tại các nốt mụn trên da.
Đặc biệt nguy hiểm hơn khi gần đây ghi nhận sự xuất hiện trở lại của virus Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng thể nặng, có thể khiến bé dễ bị các biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.
Bệnh tay chân miệng có thể biến chứng gây tổn thương cơ tim cho trẻ
Điều trị bệnh tay chân miệng ra sao?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu chủ yếu là cải thiện triệu chứng và đối với trường hợp nặng bị suy tuần hoàn, suy hô hấp thì cần áp dụng các biện pháp điều trị tích cực khác. Cụ thể việc điều trị tay chân miệng bao gồm:
- Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt paracetamol nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C;
- Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng gel bôi thảo dược an toàn. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;
- Bé bị sốt nên cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi, vì vậy cha mẹ cần cho trẻ uống dung dịch điện giải;
- Khi trẻ bị sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;
- Nếu xảy ra biến chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và điều trị chuyên sâu tại bệnh viện.
Cần hạ sốt cho trẻ mắc tay chân miệng
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Quá trình điều trị bệnh tay chân miệng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu ba mẹ chăm sóc cho con hợp lý. Cụ thể, khi bé bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ như sau:
- Thực hiện cách ly trẻ để tránh lây nhiễm sang trẻ khác.
- Vệ sinh răng miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ hấp thu. Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục duy trì cho con ăn sữa mẹ.
- Khử trùng bằng cách luộc sôi và sử dụng riêng biệt các vật dụng cá nhân của trẻ như bát đũa, thìa, ly/cốc, bình sữa,...
- Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, vải mềm, thấm hút mồ hôi.
- Cần tắm rửa, thay quần áo cho trẻ hàng ngày.
- Tã lót, quần áo của trẻ nên được giặt sạch sẽ, ngâm dung dịch sát khuẩn.
- Sau khi chăm sóc trẻ, ba mẹ cần rửa tay kỹ với xà phòng.
- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da trẻ.
- Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ, nếu bé có các dấu hiệu: Mạch nhanh, run chi, đi không vững, giật mình >2 lần/30 phút thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để xử trí kịp thời.
Nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn đồ mềm lỏng, dễ tiêu hóa
Cải thiện bệnh tay chân miệng cho con nhờ sản phẩm thảo dược
Để cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, cha mẹ nên kết hợp thêm biện pháp từ kem bôi thảo dược giúp ổn định bệnh bền vững và an toàn cho da. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là gel bôi chứa thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate.
Gel bôi này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, vì thế giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh, an toàn khi bôi trong miệng.
Nano bạc giúp kháng virus, chống viêm khi trẻ bị tay chân miệng
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để mau lành bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh hãy kết hợp sử dụng gel thảo dược để giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, phòng ngừa biến chứng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh tay chân miệng cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.
Bình luận