Tay chân miệng là một bệnh ngoài da do virus thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng và rất dễ lây nhiễm.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện với những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước rất đặc trưng ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, lưng. Các trường hợp biến chứng nặng thường do nhiễm loại EV71.

Triệu chứng khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Ở mỗi giai đoạn, bệnh tay chân miệng ở trẻ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:

- Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày: Lúc này người bệnh chưa có dấu hiệu nào rõ rệt.

- Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt  nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38,5-39 độ C), đau họng, đau rát ở vùng niêm mạc miệng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày, chảy nước bọt nhiều.

- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh): Trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

+ Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước màu xám, hình bầu dục có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ vào thấy cộm, không đau, không ngứa.

+ Loét miệng: Ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

+ Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.

+ Dấu hiệu toàn thân: Trẻ có rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,...

Bệnh tay chân miệng có nhiều nốt phát ban dạng phỏng nước

Bệnh tay chân miệng có nhiều nốt phát ban dạng phỏng nước

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng 

Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Người bệnh tay chân miệng có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại trong phân và nước bọt của người bệnh.

Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng bao gồm:

- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

- Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bị bệnh.

- Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.

- Hít phải các dịch tiết, tiếp xúc với nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.

Thông thường, bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm kéo dài trong vòng vài tuần dù người bệnh đã khỏi. Bệnh có thể lây lan trong thời kỳ ủ bệnh khi các dấu hiệu chưa điển hình và lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên.

Bệnh tay chân miệng dễ lây nhiễm trong cộng đồng

Bệnh tay chân miệng dễ lây nhiễm trong cộng đồng

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện nay các cách điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu là cải thiện triệu chứng, chăm sóc trẻ tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp bé bị sốt cao, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ, vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

Về chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.

Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa,…

Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.

Bố mẹ cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Quần áo và tã lót của trẻ bệnh nên đem ngâm với dung dịch sát khuẩn hoặc nước nóng trước khi giặt. Bên cạnh đó, bố mẹ cần giặt riêng quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác. Các vật dụng ăn uống, sinh hoạt của trẻ, như bình sữa, ly, chén, muỗng ăn, khăn mặt... nên được khử trùng và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. 

Bố mẹ có thể điều trị bệnh tay chân miệng ở nhà cho trẻ 

Bố mẹ có thể điều trị bệnh tay chân miệng ở nhà cho trẻ 

Cải thiện bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa và cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi nguồn gốc từ thảo dược. 

Trong đó, gel bôi chứa nano bạc là sản phẩm bôi ngoài da đầu tiên trên thị trường ứng dụng công nghệ Nano hiện đại giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, gel bôi này còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tối ưu trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm cốm thảo dược chứa cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng nhanh chóng, giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.

Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh tay chân miệng và các con đường lây nhiễm. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bậc cha mẹ phòng ngừa và điều trị cho con hiệu quả nhất!

Bình luận