Sởi là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy các con đường lây lan bệnh sởi là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh sởi 

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do Paramyxovirus gây ra. Virus này thường tiềm ẩn trong chất nhầy mũi, cổ họng và có khả năng sinh sôi nhanh chóng. 

Bệnh sởi được đánh giá là lành tính nhưng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách có khả năng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Bệnh sởi khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Bệnh sởi khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Con đường lây lan của bệnh sởi

Virus Paramyxovirus gây ra bệnh sởi có tính lây nhiễm rất cao, dễ dàng lây từ trẻ bị bệnh sang trẻ khỏe mạnh qua:

  • Đường hô hấp: Trẻ tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi (nước mũi, nước bọt) vào trong không khí.
  • Tiếp xúc gián tiếp thông qua đồ vật mà người bệnh sử dụng có tiềm ẩn virus trong đó. 

Đối tượng dễ mắc bệnh sởi thường là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người chưa được tiêm vaccine phòng ngừa hoặc những người thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày. Sởi là bệnh có nguyên nhân do virus, do đó cách bảo vệ tốt nhất là nâng cao sức đề kháng cho trẻ, thực hiện tiêm chủng đầy đủ, kết hợp chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ khỏe mạnh.

cham-soc-tre-bi-soi.webp

Trẻ bị bệnh sởi thường biểu hiện bằng những đám phát ban trên da

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh kèm theo nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể do virus gây ra hoặc do tình trạng bội nhiễm sau sởi, hay đơn giản là do điều kiện chăm sóc và điều trị không tốt, cụ thể như sau: 

  • Biến chứng do virus sởi: Thường gặp nhất là viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não và màng não cấp tính (sốt cao, co giật, rối loạn ý thức), thậm chí gây tử vong. 
  • Biến chứng do tình trạng bội nhiễm: Điển hình là viêm phổi (với biểu hiện khó thở, tức ngực, thở gấp), viêm tai giữa, viêm dạ dày.
  • Biến chứng do chăm sóc và điều trị không tốt: Phổ biến nhất là viêm loét giác mạc, có thể gây mù lòa; Viêm loét hoại tử hàm mặt.
  • Các biến chứng khác: Một số biến chứng không điển hình như lao tiến triển, tiêu chảy cấp có thể xuất hiện trên người bệnh mắc sởi. 

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Trẻ có thể bị viêm phổi do biến chứng của bệnh sởi

Trẻ có thể bị viêm phổi do biến chứng của bệnh sởi

Điều trị bệnh sởi như thế nào?

Hiện nay, những biện pháp điều trị chủ yếu xoay quanh việc giảm nhẹ triệu chứng và chăm sóc bổ sung. Bạn có thể tham khảo các biện pháp điều trị bệnh sởi như sau: 

  • Hạ sốt: Những trường hợp sốt cao (trên 38 độ C), người bệnh nên được dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp vật lý song song như chườm mát, lau người bằng nước ấm, xông hơi,... 
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý. Không dùng các sản phẩm có chứa corticoid với người bệnh vì chúng có thể làm tình trạng sởi trầm trọng hơn. 
  • Bổ sung nước: Người mắc bệnh sởi thường sốt cao dẫn đến mất nước, cho nên cần phải bổ sung đủ nước bằng đường uống hàng ngày. Một vài trường hợp đặc biệt như nôn nhiều, rối loạn điện giải, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng biện pháp bổ sung nước và điện giải thông qua truyền tĩnh mạch với sự giám sát của nhân viên y tế.
  • Dùng bộ sản phẩm thảo dược: Để giúp hỗ trợ cải thiện bệnh sởi và hạn chế biến chứng, hiện nay nhiều người đang tin tưởng lựa chọn cho bé sử dụng bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” từ thảo dược. 

Gel bôi có thành phần chính là nano bạc kết hợp với dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan giúp nâng cao hiệu quả kháng khuẩn, ngừa bội nhiễm, giảm đau tại các nốt ban của bệnh sởi. Đồng thời, gel bôi này còn thúc đẩy tái tạo tế bào da mới, giảm thâm sẹo hiệu quả.

Cốm thảo dược có thành phần từ thảo dược thiên nhiên như cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Kết hợp với L-lysine, một acid amin rất quan trọng tham gia quá trình tổng hợp protein điều hòa và nâng cao hệ miễn dịch.

Sự kết hợp của bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” cốm & gel bôi thảo dược giúp cải thiện bệnh sởi nhanh chóng theo cơ chế nâng cao hệ miễn dịch từ bên trong và khắc phục triệu chứng từ bên ngoài. Bộ sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ.

Khi mắc bệnh sởi, nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, người mắc sẽ dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị, bạn nên cho bé sử dụng bộ đôi gel & cốm thảo dược mỗi ngày nhé!

 

Bình luận