Nuôi con khôn lớn là cả một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian và tâm sức của ba mẹ. Trong đó có những thời điểm trẻ bị táo bón khiến cả mẹ và bé đều rất vất vả. Nguyên nhân và giải pháp của tình trạng này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Nhận biết trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, tùy vào độ tuổi của bé mà tần suất đi ngoài để xác định táo bón là khác nhau. 

Táo bón là vấn đề trẻ rất thường xuyên gặp phải trong những năm đầu đời

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường đi tiêu 2-3 lần/ngày. Nhưng nếu trẻ chỉ đi tiêu 1 lần một ngày nhưng phân mềm và khối lượng như bình thường thì vẫn chưa được xem là táo bón. Nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu đi đại tiện dưới 1 lần/ngày, phân cứng khô, vón cục thì có thể cơ bản xác định bé đang bị táo bón. 

Với các bé lớn hơn, tần suất đi ngoài bình thường giảm xuống nhưng ít nhất là 1 lần/ngày. Nếu mẹ thấy bé đi tiêu ít hơn 3-4 lần mỗi tuần thì bé có thể đang bị táo bón. Bé đi ngoài dưới 2 lần/tuần là tình trạng táo bón nặng.

Ngoài ra, để xác định chính xác tình trạng táo bón, mẹ nên dựa vào những dấu hiệu khác như trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi tiêu. Tình trạng táo bón khiến trẻ phải rặn nhiều, mặt đỏ, vã mồ hôi, thậm chí quấy khóc do đau rát. Việc phải rặn nhiều có thể gây chảy máu vùng hậu môn và nguy cơ cao thành bệnh trĩ.

Táo bón còn gây khó tiêu thức ăn, khiến thức ăn tích tụ lại gây chướng bụng, đầy hơi, sờ vào thấy bụng cứng, kèm theo hiện tượng xì hơi nặng mùi. Cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu này để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, táo bón lâu ngày còn có thể gây ùn ứ các chất độc trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ thường quấy khóc vô cớ, nhất là vào ban đêm.

Nhận biết trẻ bị táo bón qua dấu hiệu bụng căng trướng

Trẻ bị táo bón nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ em như:

  • Một số bệnh lý bẩm sinh: Phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, bệnh thần kinh-cơ, bệnh xơ nang,... hoặc trẻ đang sử dụng một số thuốc. Nguyên nhân này thường hiếm gặp, chỉ chiếm dưới 5% tổng số trường hợp trẻ bị táo bón. 
  • Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ: tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ uống sữa công thức từ nhỏ do trong sữa mẹ có chứa hoocmon motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của bé. 
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Trẻ có chế độ ăn ít chất xơ, nhiều protein dễ bị táo bón do chất xơ giúp giữ nước trong ruột già, giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn và là thức ăn cho hệ lợi khuẩn đường ruột. Đồng thời các bé vừa chuyển từ ăn sữa sang ăn dặm thường bị táo bón do hệ vi sinh đường ruột chưa phát triển, không đủ để phân giải thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn để ruột non hấp thu.
  • Trẻ bị thiếu nước hoặc mất nước: Khi đó cơ thể hấp thu nước từ phân khiến bé đi ngoài phân cứng, dễ khiến trẻ bị táo bón 
  • Trẻ ít vận động hoặc bị căng thẳng tâm lý: Nếu trong lúc ăn, ba mẹ thường xuyên có hành động quát mắng, bắt ép có thể khiến bé gặp áp lực tâm lý, gây giảm nhu động ruột từ đó dẫn tới táo bón

Giải pháp cải thiện táo bón ở trẻ nhỏ bằng men vi sinh

Một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón là do rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Thông thường, hệ vi sinh đường ruột bao gồm 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Các lợi khuẩn có vai trò phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các phân tử nhỏ để cơ thể dễ hấp thu, đồng thời tăng cường nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa và tống phân diễn ra nhịp nhàng và đều đặn.

2 năm đầu đời là thời gian thiết lập cân bằng vi sinh đường ruột

Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sinh mổ, hệ vi sinh đường ruột của bé trong những năm đầu đời thường không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến bé đầy bụng, táo bón, đi ngoài phân cứng khô,... Vì vậy bổ sung men vi sinh là cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng này.

Thực tế, việc sử dụng lợi khuẩn tiêu hóa để giảm táo bón khó tiêu không phải mới đây mà đã được con người sử dụng từ hàng ngàn năm qua. Các sản phẩm như phô mai, sữa chua hay các loại dưa muối đều là những ứng dụng của lợi khuẩn nhằm cải thiện hệ tiêu hóa. Cha đẻ của nền y học - người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời Hy Lạp – Hippocrates đã nhận định: “Sữa lên men vừa là một thực phẩm, đồng thời là một loại thuốc có khả năng điều trị các rối loạn đường ruột”. 

Trong số các loại lợi khuẩn đã được con người tìm ra, có một vài chủng được đánh giá cao hơn cả, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng và tính an toàn trên trẻ nhỏ. Trong số đó có hai chủng Bacillus Clausii và Bacillus subtilis. Với khả năng tạo bào tử bền vững trong môi trường acid dạ dày, Bacillus Clausii và Bacillus subtilis có thể đi qua dạ dày một cách an toàn, tới ruột nảy mầm thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. 

Tại đây, chúng sẽ cạnh tranh tiêu diệt hại khuẩn, thiết lập cân bằng vi sinh đường ruột và kích thích nhu động ruột co bóp nhịp nhàng. Ngoài ra, Bacillus clausii còn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgA giúp tăng cường miễn dịch đường ruột. Còn Bacillus subtilis được biết đến với công dụng tạo lớp màng bao sinh học biofilm giúp bao bọc niêm mạc tiêu hóa, ngăn cản vi khuẩn và các chất độc hại trong thức ăn tấn công đường tiêu hóa. Lớp màng biofilm này còn giúp làm mềm phân, giúp quá trình tống phân thuận lợi. 

Hiện nay, để bảo vệ lợi khuẩn tiêu hóa, một số sản phẩm men vi sinh đã ứng dụng công nghệ bao vi nang hữu cơ, có khả năng bảo vệ lợi khuẩn trong điều kiện nhiệt độ lên đến 80 độ C và acid dạ dày, đảm bảo đến hơn 90% lượng lợi khuẩn sống sót đến ruột non. 

Nhờ những đặc tính của mình mà lợi khuẩn Bacillus clausii có trong rất nhiều loại men vi sinh

Song song với bổ sung lợi khuẩn, trẻ bị táo bón thường gặp tình trạng chán ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng, do đó mẹ nên bổ sung thêm kẽm hữu cơ để vừa giúp bé ăn ngon hơn, vừa giúp tăng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch. 

Táo bón là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ hãy dự phòng ngay men vi sinh chứa Bacillus clausii, Bacillus subtilis và kẽm hữu cơ nhé.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, mẹ hãy chia sẻ vào phần bình luận bên dưới để được chuyên gia giải đáp nhé.

Dược sĩ Thanh Lan

Box SBTN1.webp

Bình luận