Sỏi niệu quản là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp khi chiếm tới 28% tỷ lệ bệnh lý sỏi tiết niệu. Sỏi niệu quản có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào với nhiều tình trạng khác nhau. Vì vậy bạn cần nắm rõ về bệnh lý này để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng khó lường.

Bệnh sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản (Ureteral Stones) là thực chất là tình trạng sỏi thận di chuyển sang đường tiết niệu và bị mắc kẹt ở một hoặc cả hai niệu quản. Những viên sỏi kích thước nhỏ có thể đi qua niệu quản và đào thải ra ngoài qua nước tiểu mà không gặp vấn đề gì. Còn nếu viên sỏi có kích thước lớn có thể gây tắc nghẽn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Điều này có thể gây những cơn đau dữ dội ở phần bụng, eo, thắt lưng ở người bệnh.

Có nhiều cách phân loại sỏi niệu quản. Trong đó phương pháp phân loại thường được sử dụng là:

  • Phân loại theo vị trí: sỏi niệu quản ⅓ trên, sỏi niệu quản ⅓ giữa và sỏi niệu quản ⅓ dưới.  
  • Phân loại theo biểu hiện lâm sàng: sỏi đoạn cao (nằm ngang mào chậu) và sỏi đoạn thấp (phía dưới mào chậu).

soi-nieu-quan-la-tinh-trang-soi-than-da-di-chuyen-sang-khu-vuc-nieu-quan.webp

Sỏi niệu quản là tình trạng sỏi thận đã di chuyển sang khu vực niệu quản 

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

Nguyên nhân chính gây bệnh sỏi niệu quản là do các tinh thể trong nước tiểu kết tụ với nhau tạo thành những viên sỏi. Các tinh thể này có thể bao gồm:

  • Canxi: Loại sỏi này phát triển khi cơ thể mất nước hoặc bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi oxalat.
  • Axit uric: Loại sỏi này chủ yếu phát triển ở nam giới và những người bị gút.
  • Struvite: Loại sỏi này phát triển nhiều ở phụ nữ, người bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận mãn tính. 
  • Cystine: Là loại sỏi ít phổ biến nhất và chỉ xảy ra ở những người bị rối loạn di truyền Cystin niệu.

Ngoài ra, những người có các yếu tố sau có thể gia tăng nguy cơ bị sỏi niệu quản như:

  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người bị sỏi thận, sỏi niệu quản, bạn cũng có nguy cơ bị bệnh.
  • Mất nước, thiếu nước: Nếu bạn không cung cấp đủ nước, các tinh thể trong nước tiểu sẽ không được hòa tan và dễ cô đặc thành sỏi.
  • Ăn kiêng: Chế độ ăn kiêng nhiều muối, protein động vật, thực phẩm giàu canxi oxalat có thể tăng nguy cơ tạo sỏi.
  • Người sử dụng các thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu, steroid, thuốc chống co giật có nguy cơ tạo sỏi cao.
  • Người mắc các bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm ruột, gút, cường giáp, béo phì, nhiễm trùng tiểu có tỷ lệ nhiễm sỏi tiết niệu cao hơn.

Biến chứng của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như:

  • Giãn đài bể thận: Sỏi niệu quản khiến nước tiểu ùn ứ, tắc nghẽn tại thận mà không thể thoát ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến giãn đài bể thận và ảnh hưởng tới các chức năng bình thường lọc máu, lọc chất thải của thận.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Quá trình sỏi di chuyển trong đường tiết niệu có thể làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm. Tình trạng này không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cấu trúc và chức năng của đường tiết niệu.
  • Suy thận: Sỏi niệu quản lâu ngày có thể gây tắc hoàn toàn đường niệu quản hoặc gây tổn thương không thể phục hồi tới cấu trúc và tế bào thận. Người bệnh có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị suy thận kịp thời.

soi-nieu-quan-khong-duoc-chua-tri-kip-thoi-co-the-gay-bien-chung-suy-than.webp

Sỏi niệu quản không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng suy thận

Phát hiện sỏi niệu quản bằng cách nào?

Sỏi niệu quản thường phát triển khá âm thầm và khó nhận biết. Phát hiện sớm sỏi niệu quản sẽ giúp bạn có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay, sỏi niệu quản được phát hiện bằng hai phương pháp sau.

Phát hiện qua triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất khi bạn mắc sỏi niệu quản là những cơn đau ở khu vực bụng dưới hoặc bên sườn, thắt lưng ngay dưới sườn và các vùng lân cận. Cơn đau có thể thoáng qua hoặc đau kéo dài, đau âm ỉ hoặc đau đớn dữ dội. 

Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng như:

  • Đau, nóng rát khi đi tiểu.
  • Có lẫn máu trong nước thiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt.

>>>XEM THÊM: Những biểu hiện đặc trưng của suy thận mạn

Phát hiện qua chẩn đoán

Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm sau để xác định liệu bạn có mắc sỏi niệu quản hay không. Cụ thể là:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Để xem có các tinh thể sỏi hay không.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra xem liệu bạn có gặp các bệnh có thể dẫn đến sỏi hay không.
  • Chụp CT Scan: Để xem xét hình ảnh mặt cắt trong bụng và xương chậu, giúp xác định có tồn tại sỏi trong niệu quản không, vị trí, độ cứng, kích thước sỏi.
  • Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh giúp xác định điểm tắc nghẽn sỏi niệu quản.

cac-xet-nghiem-hinh-anh-nhu-chup-ct-hay-sieu-am-thuong-duoc-dung-de-chan-doan-soi-nieu-quan.webp

Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hay siêu âm thường được dùng để chẩn đoán sỏi niệu quản

Điều trị sỏi niệu quản

Tùy thuộc vào loại sỏi cũng như vị trí của sỏi niệu quản mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Mục tiêu chung của các phương pháp này là làm tiêu biến, loại bỏ sỏi cũng như hỗ trợ phục hồi chức năng cho niệu quản.

Điều trị theo phương pháp Tây y

Dựa vào tình trạng bệnh (kích thước, vị trí, loại sỏi) mà bạn sẽ được điều trị theo những cách sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng với những viên sỏi có kích thước nhỏ. Người bệnh chưa gặp phải quá nhiều triệu chứng nghiêm trọng như sốt hay nhiễm trùng. 

Theo dõi: Trong nhiều trường hợp, người mắc sỏi niệu quản có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu viên sỏi của bạn nhỏ, các bác sĩ có thể cung cấp một số phương pháp như uống nhiều nước, sử dụng các thực phẩm hỗ trợ để thu hẹp kích thước sỏi. Như vậy sỏi có thể đi qua niệu quản và được bài tiết thông qua nước tiểu.

Sử dụng thuốc: Các loại thuốc Chẹn alpha có thể được sử dụng để giúp sỏi nhỏ hơn và có thể bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên nó có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng với cơ thể nên người bệnh cần thương lượng với bác sĩ trước khi áp dụng. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau, thuốc giúp kiểm soát axit, thuốc kháng sinh kê đơn có thể đề nghị để điều trị tình trạng nhiễm trùng ở người mắc sỏi niệu quản.

Điều trị ngoại khoa

Nếu viên sỏi lớn, mắc kẹt trong niệu quản và không thể tự khỏi, bạn có thể phải thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa sau:

Đặt stent niệu quản: Bác sĩ sẽ đặt một ống nhựa nhỏ, mềm vào khu vực niệu quản để thông nước tiểu. Đây là phương pháp được sử dụng để tạm thời giảm áp lực nước tiểu tại niệu quản. Sau đó người bệnh sẽ tiếp tục được theo dõi và điều trị bằng phương pháp loại bỏ sỏi phù hợp.

Đặt ống thông thận: Sau khi chụp CT Scan, bác sĩ có thể đặt một ống thông thận để giảm đau tạm thời cho người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng trong trường hợp người bệnh sốt hoặc nhiễm trùng do sỏi niệu quản.

Tán sỏi bằng sóng xung kích: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thành những viên có kích thước nhỏ hơn. Người bệnh đào thải những viên sỏi nhỏ này trong quá trình đi vệ sinh.

Nội soi niệu quản: Bác sĩ sẽ luồn một ống soi vào niệu đạo, đi qua bàng quang và đi lên niệu quản của người bệnh để tìm các viên sỏi. Chúng có thể được lấy ra trực tiếp hoặc tán nhỏ bằng tia laser để người bệnh tự đào thải. 

Tán sỏi qua da: Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ những viên sỏi lớn, có hình dạng bất thường Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở lưng của bạn, đưa một ống soi vào để tìm và loại bỏ sỏi.

Phẫu thuật hở lấy sỏi: Được chỉ định nếu sỏi phát triển quá to hoặc người bệnh gặp nhiễm trùng nặng.

Phẫu thuật cắt thận: Được chỉ định khi sỏi niệu quản gây biến chứng khiến thận mất khả năng thực hiện các chức năng thông thường và gây đau, nhiễm khuẩn cơ thể. 

>>>XEM THÊM: Người mắc bệnh suy thận có chữa được không?

Điều trị theo phương pháp Đông y

Sỏi niệu quản có thể được kiểm soát tốt bằng các phương pháp Đông y. Trong đó, thảo dược dành dành được ghi nhận trong nghiên cứu năm 2017 của tác giả Xiaobo Li và cộng sự với tác dụng bảo vệ thận, giảm quá trình xơ hóa thận tiến triển.

Khi kết hợp dành dành với các thảo dược lợi tiểu, bổ thận khác như mã đề, bạch phục linh, râu mèo giúp bào mòn sỏi niệu quản theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Khi kích thước sỏi giảm có thể được đào thải trực tiếp qua đường tiểu.

Bên cạnh đó sản phẩm thảo dược chứa các thành phần trên giúp tăng cường chức năng thận, giảm tình trạng ứ nước ở thận do sỏi niệu quản và ngăn chặn quá trình xơ hóa, tổn thương tại thận. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% người dùng sản phẩm thảo dược có thành phần chính dành dành có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.

cay-danh-danh-co-tac-dung-hieu-qua-trong-ho-tro-dieu-tri-soi-nieu-quan-cung-nhu-cac-benh-khac-ve-than.webp

Cây dành dành có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản cũng như các bệnh khác về thận

Phòng ngừa sỏi niệu quản 

Sỏi niệu quản rất dễ tái phát nên việc phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết. Bạn cần lưu ý một số điều sau để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh:

Thay đổi chế độ ăn uống

Người mắc sỏi niệu quản nên bổ sung và hạn chế các đồ ăn, đồ uống dưới đây:

  • Nên ăn: Rau xanh, trái cây như kê, táo, chanh, quýt..và các thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa, trứng,.. Bổ sung đầy đủ 2.5 lít nước một ngày và chia thành 8-10 cốc uống trong ngày.
  • Nên kiêng: Muối, đạm động vật, các thực phẩm giàu oxalat (khoai lang, khoai tây, rau bina,..), đường, đồ uống có ga, đồ ăn nhanh, chất kích thích.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc hỗ trợ đào thải sỏi nhỏ, cặn thận như rowatinex, u-stone,… có thể được chỉ định cho người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn sử dụng các thuốc kiềm hóa nước tiểu để giảm tình trạng axit niệu, giảm tỉ lệ hình thành sỏi gây khuẩn niệu quản. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh sỏi niệu quản mà bạn cần nắm rõ để tránh những biến chứng khó lường. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Liên hệ tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bệnh sỏi niệu quản. 

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.healthline.com/health/ureter-stone#diagnosis
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16514-ureteral-stones
  4. https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/u/ureter-stones.html

Bình luận