Tổng hợp những vấn đề bạn cần biết về tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm đặc trưng bởi nhu cầu cần thức giấc để đi tiểu vào ban đêm. Tiểu đêm có thể là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn. Nếu chứng tiểu đêm nhiều lần đang làm phiền đến bạn, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được giải pháp khắc phục phù hợp.
Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Tiểu đêm (nocturia) hay đa niệu về đêm, là thuật ngữ chỉ tình trạng đi tiểu nhiều hơn 1 lần vào ban đêm. Theo thống kê từ Tổ chức Chăm sóc Tiết niệu của Hoa Kỳ, có đến 1/3 số người lớn từ 30 tuổi tại đây mắc chứng tiểu đêm.
Chứng tiểu nhiều lần ban đêm đa số ít gây nguy hiểm cho người mắc nếu nó không xuất phát từ các bệnh lý khác. Tuy nhiên, việc tỉnh giấc quá nhiều vào ban đêm và kéo dài sẽ có thể làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể. Tiểu đêm có thể chia thành 3 loại chính dựa vào nguyên nhân như sau:
- Đa niệu: Khi đi tiểu quá 3000ml/24 giờ.
- Đa niệu về đêm: Lượng nước tiểu cần đào thải quá cao vào ban đêm trong khi ban ngày bình thường, thậm chí bị giảm.
- Tiểu đêm nhiều lần: Đi tiểu với số lượng ít và thường xuyên. Tổng số lượng nước tiểu không cao.
Chứng tiểu nhiều lần ban đêm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể
Nguyên nhân tiểu đêm do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đêm, cụ thể gồm những nhóm sau:
Nguyên nhân đa niệu
Thường xảy ra khi thận lọc quá nhiều nước. Ngoài ra cũng có thể do tạp chất hoặc yếu tố khác trong nước tiểu, ví dụ như glucose cao khiến lượng nước tiểu bị dư thừa quá nhiều. Những nguyên nhân thường gặp gây đa niệu như:
- Tiểu đường type 1, type 2 chưa được điều trị.
- Sử dụng quá nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ.
- Bệnh đái tháo nhạt.
- Đái tháo đường thai kỳ.
Nguyên nhân đa niệu về đêm
Đa niệu về đêm xảy ra khi chất lỏng ban ngày tích tụ quá nhiều ở bàn chân, cẳng chân. Vào ban đêm, khi bạn nằm ngủ, trọng lực sẽ không còn để giữ lượng chất lỏng tại những vị trí này. Lúc đó, chất lỏng đi vào tĩnh mạch và thận sẽ lọc tạo ra nước tiểu. Nguyên nhân thứ phát gây ra tình trạng này ví dụ như:
- Suy tim sung huyết.
- Dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu như demeclocycline, glycoside, methoxyflurane, propoxyphen, lithium,… hoặc sử dụng quá liều vitamin D.
- Rối loạn giấc ngủ, ví dụ chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Các vấn đề liên quan đến thận gây phù chân như suy thận, bệnh thận, sỏi thận.
- Uống quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ, đặc biệt là đồ uống chứa caffein hay rượu, bia. Chế độ ăn quá nhiều natri.
Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần
Thường do bàng quang không đảm bảo được chức năng làm rỗng hoàn toàn, hoặc không có khả năng lấp đầy trước khi bắt đầu đi tiểu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm:
- Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính gây tiểu đêm nhiều lần ở nam giới.
- Tắc nghẽn bàng quang, bàng quang hoạt động quá mức gây co thắt bàng quang.
- Nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Viêm bàng quang (sưng tấy).
- Viêm bàng quang kẽ.
- Tình trạng khó thở khi ngủ.
- Bệnh ác tính ở bàng quang.
Một số nguyên nhân khác: Ung thư tuyến tụy, tăng canxi huyết, thời kỳ mãn kinh, béo phì, uống quá ít nước khiến bàng quang bị co lại cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến việc đi tiểu đêm nhiều lần.
Những vấn đề liên quan về bàng quang, tiết niệu có thể gây ra tiểu đêm
Triệu chứng tiểu đêm như thế nào?
Theo cơ chế bình thường, trong thời gian ngủ ban đêm, cơ thể sẽ sản xuất ít nước tiểu và cô đặc hơn để bạn có được giấc ngủ không bị gián đoạn từ 6 – 8 tiếng. Tuy vậy, do một số tác nhân nào đó mà bạn sẽ phải tỉnh giấc từ 2 lần để đi tiểu. Nếu điều này xảy ra, bạn đã mắc phải chứng tiểu đêm.
Chứng tiểu đêm nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể khắc phục bằng lối sống, chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những biện pháp đó mà vẫn không thuyên giảm, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt lưu ý khi kèm theo các dấu hiệu khác như:
- Tiểu đêm kéo dài quá 7 ngày.
- Nước tiểu chuyển sang màu vàng sẫm, thậm chí có thể chuyển sang màu đỏ (máu trong nước tiểu).
- Nước tiểu có nhiều bọt khí (cả lớn và bé) xuất hiện trên bề mặt nhưng không bị tan ra.
- Có mùi lạ trong nước tiểu, đau rát khi đi tiểu, nước tiểu bị vẩn đục, sốt cao kèm theo.
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra về tiểu sử sức khỏe của bạn, tần suất đi tiểu, các loại thuốc đang sử dụng,… Ngoài ra, những phương pháp kiểm tra khác có thể được thực hiện như phân tích nước tiểu, xét nghiệm công thức máu, kiểm tra lượng đường trong máu, kiểm tra hình ảnh (chụp CT, siêu âm), nội soi bàng quang,…
Khi bạn đi tiểu trên 1 lần/đêm thì có thể bạn đã bị chứng tiểu đêm
Cách điều trị tiểu đêm nhiều lần
Việc điều trị tiểu đêm sẽ tập trung vào khắc phục nguyên nhân gây ra nó. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bạn cũng cần lưu ý thêm về chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để hỗ trợ tốt hơn. Cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc trị tiểu đêm
Dựa vào nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm, cách điều trị sẽ khác nhau ở từng người. Ví dụ như:
- Do các bệnh lý: Thực hiện điều trị các bệnh lý tiềm ẩn gây ra chứng tiểu đêm.
- Do sử dụng thuốc: Cân nhắc giảm liều lượng hoặc đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Sử dụng một số loại thuốc chống bài niệu như desmopressin để giảm lượng nước tiểu cần đào thải.
- Sử dụng thuốc giúp kháng tiết cholinergic, chống co thắt, ví dụ như oxybutynin, darifenacin, trospium, tolterodine, solifenacin,…
- Đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn gây ra tiểu đêm như ung thư, suy tim, tuyến tiền liệt phì đại,... phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị cần thiết.
>>> Xem thêm: Chấm dứt TIỂU ĐÊM nhiều lần bằng bài thuốc dân gian tại nhà
Lưu ý cần biết về chứng tiểu đêm
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần lưu ý thêm những vấn đề sau đây để có thể cải thiện được chứng tiểu đêm hiệu quả hơn. Bao gồm:
- Hạn chế uống nước vào ban đêm: Đặc biệt là caffeine, rượu, nên hạn chế uống quá nhiều chất lỏng trong vòng 2 – 4 giờ trước khi ngủ.
- Tránh một số loại thực phẩm giàu chất lỏng vì có thể làm tăng cảm giác buồn tiểu, ví dụ như dưa gang, dưa chuột, đồ ăn có múi như cam, bưởi, chanh. Thức ăn cay, chất tạo ngọt nhân tạo,… cũng có thể làm tăng cảm giác buồn tiểu.
- Quản lý việc sử dụng thuốc lợi tiểu: Nếu đang phải điều trị bằng nhóm thuốc này, hãy chắc chắn rằng bạn uống nó ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.
- Nâng chân, sử dụng tất nén: Đối với những người bị tích nước ở chân khi kê cao chân lúc ngủ có thể tái phân phối lại chất lỏng vào máu, tất nén có lực đàn hồi sẽ giúp tạo áp lực lên chân, giảm sự tích tụ chất lỏng.
- Ngủ trưa đầy đủ nếu chứng tiểu đêm làm phiền đến giấc ngủ của bạn. Tuy vậy, không nên ngủ trưa quá lâu bởi nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
Bạn cũng nên sử dụng thêm các loại thảo dược, thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên để giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đêm. Tiêu biểu là các thảo dược như bạch tật lê, hạt bí ngô, hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung,…
Bạch tật lê hỗ trợ giúp giảm co thắt bàng quang, giảm chứng tiểu đêm
Đặc biệt, thành phần bạch tật tê có tác dụng giúp hỗ trợ bàng quang co giãn tốt và chứa lượng nước tiểu được nhiều hơn. Do đó có thể giảm cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
Trong bạch tật lê cũng chứa các thành phần giúp chống nhiễm trùng đường tiết niệu, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể, trong đó có hệ tiết niệu. Từ đó, gián tiếp hỗ trợ cải thiện chứng tiểu đêm nếu nguyên nhân gây ra từ những bệnh lý liên quan đến hệ cơ quan này. Tác dụng này đã được thực hiện nhiều nghiên cứu, trong đó nổi bật có đề tài nghiên cứu của Amir Raoofi cùng cộng sự năm 2015 và đề tài của tác giả Firas A. Al-Bayati năm 2008.
Chứng tiểu đêm đa số không làm cho người mắc cảm thấy đau đớn, nhưng nó sẽ gây ảnh hưởng và tạo ra nhiều điều phiền toái cho cuộc sống. Ngoài ra, tiểu nhiều lần ban đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn.
Trên đây là những thông tin tham khảo về chứng tiểu đêm nhiều lần. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc khác liên quan đến tình trạng này, hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận để được giải đáp cụ thể hơn.
Tài liệu tham khảo
https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/n/nocturia
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14510-nocturia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3602727/
Bình luận