Thông tin đầy đủ chi tiết về Oxybutynin chống co thắt tiết niệu
Oxybutynin được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả, bạn cần nắm được công dụng, hướng dẫn sử dụng cụ thể. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết chi tiết và đầy đủ về các thông tin liên quan đến Oxybutynin mà bạn cần biết sau đây.
Thuốc Oxybutynin có công dụng như thế nào?
Oxybutynin (Ditropan) là thuốc chống co thắt đường tiết niệu. Thành phần Oxybutynin là amin bậc 3 tổng hợp. Thuốc có cơ chế làm giãn các cơ xung quanh khu vực bàng quang. Do đó, bàng quang có thể chứa được nhiều chất lỏng hơn.
Vì vậy, thuốc thường được sử dụng cho những người bệnh đang gặp các vấn đề, triệu chứng do bàng quang hoạt động quá mức. Ví dụ như những trường hợp sau:
- Nhu cầu đi tiểu bất thường, tiểu gấp.
- Gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
- Són tiểu.
- Chứng đái dầm ở trẻ em (đái dầm ban đêm).
Lưu ý, thuốc có chứa thành phần Oxybutynin chỉ được kê sẵn theo toa. Ngoài biệt dược Ditropan, bạn có thể tìm thấy thành phần Oxybutynin trong một số biệt dược khác như Oxpod, Driptane.
Oxybutynin được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế, hàm lượng khác nhau để tiện cho người bệnh sử dụng. Ví dụ như:
- Viên nén giải phóng tức thì: Các hàm lượng như 2,5mg, 5mg, 10mg.
- Viên nén giải phóng kéo dài: Các hàm lượng Oxybutynin 5mg, 10mg, 15mg.
- Dạng dung dịch: Siro 5mg/5ml, dung dịch cồn ngọt 2.5mg/5ml.
- Dạng thuốc dán qua da 3.9mg.
Oxybutynin được sử dụng cho tình trạng bàng quang hoạt động quá mức
>>> Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về hội chứng bàng quang tăng hoạt
Cảnh báo trước khi sử dụng thuốc Oxybutynin
Bạn cần lưu ý đến những cảnh báo về thuốc để sử dụng an toàn hơn. Những cảnh báo này bao gồm đối tượng chống chỉ định, tương tác của Oxybutynin với thuốc và thực phẩm khác.
Đối tượng chống chỉ định thuốc
Thuốc Oxybutynin được dùng cho người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc một trong các trường hợp không được sử dụng thuốc sau đây:
- Đang, đã từng bị dị ứng với Oxybutynin hoặc bất kỳ thành phần nào có trong Ditropan.
- Đang hoặc có tiền sử bị bệnh nhược cơ gây yếu cơ.
- Bệnh tăng nhãn áp góc hẹp chưa được điều trị hoặc không kiểm soát được.
- Phì đại tuyến tiền liệt, không thể đi tiểu.
- Bị viêm loét dạ dày, bệnh Crohn.
- Đang/đã từng gặp các vấn đề liên quan đến tim. Bao gồm tình trạng nhịp tim nhanh, huyết áp cao.
- Bệnh Parkinson, chứng mất trí nhớ hoặc các rối loạn thần kinh.
- Đang có các vấn đề liên quan đến thận, gan hoặc tuyến giáp.
- Phụ nữ đang mang thai, cố gắng mang thai hoặc đang cho con bú.
Tương tác thuốc, thực phẩm
Sử dụng chung với khoảng 253 loại thuốc khác nhau có thể khiến Oxybutynin bị thay đổi tác dụng hoặc tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược mà bạn đang sử dụng. Đặc biệt là những loại thuốc sau đây:
- Các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson, bệnh nhiễm trùng như Amantadine, Levodopa.
- Thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần như Benperidol, Clozapine, Haloperidol, Phenothiazines.
- Thuốc điều trị sa sút trí tuệ như Donepezil, Tacrine, Galantamine, Rivastigmine.
- Thuốc điều trị trầm cảm như Amitriptyline, Imipramine, Dosulepin.
- Thuốc ngủ, thuốc an thần.
- Thuốc điều trị các vấn đề dạ dày, ruột như Metoclopramide, Domperidone,…
- Những loại thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch như Digoxin, Disopyramide, Quinidine.
- Thuốc sử dụng cho các vấn đề liên quan đến máu Dipyridamole.
- Thuốc điều trị dị ứng, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng kháng virus.
- Thuốc điều trị hen suyễn, thuốc cảm, thuốc dị ứng.
- Thuốc điều trị say tàu xe, hội chứng ruột kích thích.
- Các loại thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức khác.
Dùng Oxybutynin cùng với một số loại thuốc khác có thể làm thay đổi tác dụng
Hướng dẫn sử dụng thuốc Oxybutynin an toàn
Bạn cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ. Những thông tin liên quan đến cách dùng, liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo thêm.
Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào từng dạng bào chế, cách dùng của thuốc sẽ khác nhau. Nên cố gắng sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Cụ thể như sau:
Với viên nén: Bạn nên sử dụng thuốc với nước, nuốt nguyên viên. Không nên nhai, bẻ hoặc nghiền thuốc khi uống, đặc biệt là viên giải phóng kéo dài. Bạn nên uống thuốc khi bụng đói. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng thuốc cùng với đồ ăn hoặc sữa để giảm nguy cơ đau dạ dày.
Với dạng dung dịch: Bạn phải sử dụng dụng cụ, thiết bị để lấy đúng liều lượng thuốc cần sử dụng. Không sử dụng các dụng cụ nhà bếp như thìa, muôi.
Sử dụng miếng dán: Dán lên vùng da sạch, khô ở bụng, mông hoặc hông 2 lần/tuần. Có thể chọn 2 ngày giống nhau trong mỗi tuần để dùng thuốc. Không dán vào cùng 1 vị trí trong quá 1 tuần.
Về liều dùng của Oxybutynin, bạn có thể tham khảo như sau:
- Đối với dạng viên giải phóng kéo dài: Người lớn từ 5 -10mg/ngày/lần, tối đa 30mg/ngày. Trẻ em từ 6 tuổi liều dùng 5mg/ngày/lần, liều tối đa 20mg/ngày.
- Đối với dạng bào chế dung dịch hoặc viên nén tức thì: Liều dùng 5mg/ngày, chia làm 2 – 3 lần. Đối với trẻ từ 5 – 12 tuổi, bác sĩ sẽ tăng liều khi cần thiết. Không quá 15 mg/ngày.
Liều dùng phù hợp của Oxybutynin thường từ 5 - 10mg/ngày
Xử lý khi quên/quá liều thuốc
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên hoặc uống quá liều Oxybutynin. Bạn có thể xử lý như sau nếu gặp các trường hợp này:
Quên liều: Không nên sử dụng 2 liều Oxybutynin trong 1 lần để bù liều đã quên. Nên uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên để tiếp tục liệu trình.
Quá liều: Quá liều Oxybutynin có thể khiến bạn bị ảo giác, khô miệng, đau đầu, cảm thấy bồn chồn, kích động. Ngoài ra có thể bị giãn đồng tử, không thể đi tiểu. Nếu trong trường hợp quá liều có/không có dấu hiệu nào, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.
Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Oxybutynin
Tương tự những loại thuốc tây khác, Oxybutynin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Tuy không xảy ra ở tất cả các trường hợp, nhưng bạn cần lưu ý quan sát nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra để xử lý kịp thời.
Những tác dụng phụ của Oxybutynin được chia thành những nhóm như sau. Cụ thể:
Tác dụng phụ thường gặp
Đây là những tác dụng phụ có thể gặp ở tần suất 1/100 trường hợp. Những tác dụng phụ này có thể biến mất theo thời gian. Nhưng nếu nó kéo dài và khiến bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ. Các phản ứng của nhóm này bao gồm:
- Khô miệng, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa.
- Chóng mặt, cảm giác quay cuồng, buồn ngủ.
- Xì hơi hoặc bị ợ hơi.
- Đau bụng, khô mắt, mờ mắt.
- Gặp các vấn đề liên quan đến tiểu tiện hoặc đau khi đi tiểu.
Chóng mặt là một tác dụng phụ của thuốc Oxybutynin
Tác dụng phụ nghiêm trọng
Là những tác dụng phụ hiếm gặp, nhưng nó gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào đây, hãy dừng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ. Bao gồm:
- Đau dạ dày, buồn nôn, ốm, liên tục muốn đi vệ sinh, chảy nước mũi.
- Khó bắt đầu đi tiểu, bí tiểu.
- Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu: Sốt cao, ớn lạnh, nóng rát khi tiểu, đau bên hông, đau lưng, đái ra máu hoặc nước tiểu đục màu.
- Mắt cá chân, chân bị sưng hoặc phù nề.
Phản ứng dị ứng – sốc phản vệ
Đây là một trong những tác dụng phụ khá nghiêm trọng. Vì vậy, khi gặp bất kỳ phản ứng nào, hãy ngay lập tức ngưng thuốc, liên hệ ngay cho trung tâm cấp cứu gần nhất. Bao gồm:
- Phát ban, ngứa, đỏ, sưng hoặc bị bong tróc, phồng rộp da.
- Khó thở, thở khò khè.
- Tức ngực, tức cổ họng, khó thở, khó nói.
- Sưng miệng, mặt, môi, lưỡi hoặc sưng cổ họng.
Ngoài sử dụng Oxybutynin, bạn cũng có thể dùng thêm một số loại thảo dược khác để giúp hỗ trợ giảm rối loạn chức năng của bàng quang. Ví dụ như Bạch tật lê, thảo dược này có công dụng khá tốt trong việc hỗ trợ tiểu nhiều lần, giảm són tiểu, cải thiện hội chứng bàng quang kích thích.
Bạch tật lê giúp hỗ trợ chứng són tiểu ở người bệnh bị rối loạn bàng quang
Sử dụng Oxybutynin có thể giúp giảm các triệu chứng do bàng quang hoạt động quá mức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý quá trình sử dụng thuốc đúng liều lượng để không gặp tác dụng phụ. Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến thuốc Oxybutynin. Vui lòng ghi lại bình luận hoặc số điện thoại phía bên dưới nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về thuốc, các vấn đề khác liên quan đến bàng quang.
Tài liệu tham khảo
https://www.nhs.uk/medicines/oxybutynin/
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-1757-152/oxybutynin-chloride-oral/oxybutynin-oral/details
Bình luận