Tìm hiểu bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Gan được xem là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể, nó đóng vai trò giúp xử lý dinh dưỡng từ thức ăn, đồ uống, lọc chất độc hại ra khỏi máu. Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo dư thừa trong tế bào gan hơn 5%. 
Hiện tại, tình trạng gan nhiễm mỡ được chia thành 3 loại chính dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD): Thường do uống nhiều rượu và gây tổn thương đến gan.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Trong NAFLD sẽ có 2 phân loại gan nhiễm mỡ nhỏ hơn là gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).
  • Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ (AFLP): Xuất hiện trong thời kỳ mang thai và chủ yếu vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Theo thống kê từ trang Healthline.com, hiện đối với trường hợp AFLD, có đến 8 – 10% người Mỹ sử dụng rượu mỗi năm. Trong số đó, 10 – 15% phát triển thành gan nhiễm mỡ. Khoảng 25 – 30% dân số ở Mỹ và châu Âu bị tình trạng NAFLD.
Có thể thấy rằng, gan nhiễm mỡ là bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt với đời sống hiện đại và thói quen ăn uống không khoa học. Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có dấu hiệu đặc trưng, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc.

gan-nhiem-mơ-14.webp

Gan nhiễm mỡ xảy ra khi bạn có tỷ lệ mỡ trong gan vượt quá 5%

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ tùy thuộc vào loại bệnh mà bạn mắc phải. Cụ thể như sau:

Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

Nguyên nhân gây ra trường hợp này vẫn chưa được biết chính xác. Một số nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng, gen, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng gây ra tình trạng bệnh lý này.
Tuy nhiên, sẽ có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị NAFLD là:

  • Thừa cân béo phì: Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh lý này.
  • Điều kiện sức khỏe: Bệnh tiểu đường type 2, hội chứng chuyển hóa, chứng ngưng thở khi ngủ, tuyến giáp/tuyến yên hoạt động kém, hội chứng buồng trứng đa nang,…
  • Một số yếu tố rủi ro khác: Chế độ ăn nhiều đường fructose, cholesterol cao, đang bị các vấn đề liên quan đến hệ vi sinh vật đường ruột,…
  • Đang gặp tình trạng kháng Insulin.
  • Đối với trường hợp NASH, người cao tuổi cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD)

Giống với tên gọi của trường hợp này, nguyên nhân chính gây ra AFLD chính là việc uống quá nhiều rượu và các thức uống chứa cồn. 
Rượu, bia, đồ uống có cồn (etanol) sẽ được chuyển hóa chủ yếu trong các tế bào gan. Tuy nhiên, khi người bệnh thường xuyên sử dụng rượu bia trong nhiều năm, gan sẽ bị tổn thương. Lúc này, tình trạng viêm gan, sưng tấy ở gan, gan nhiễm mỡ sẽ xuất hiện. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị AFLD có thể kể đến như:

  • Chế độ dinh dưỡng kém, không khoa học.
  • Bạn uống nhiều rượu, đặc biệt là bị chứng nghiện rượu. Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, nếu nam giới uống từ 15 ly/tuần, nữ giới từ 8 ly/mỗi tuần làm tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.
  • Tiền sử gia đình của bạn có người thân đã bị AFLD trước đó.
  • Có tiền sử mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan C.

Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ (AFLP)

Trường hợp này xảy ra do chất béo dư thừa tích tụ trong gan ở thời kỳ mang thai. AFLP là một bệnh lý trong thai kỳ rất hiếm gặp nhưng nó để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này chưa được xác định chính xác.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Ngoài những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ theo từng trường hợp ở trên, gan nhiễm mỡ nói chung có thể xuất phát từ nhiều tác nhân khác. Ví dụ như:

  • Dùng một số loại thuốc: Methotrexate, tamoxifen, amiodarone,…
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường hoặc hóa chất độc hại.
  • Đang thực hiện các biện pháp giảm cân nhanh chóng bất thường.
  • Bị một số bệnh di truyền hiếm gặp như Wilson, bệnh tiểu đường.

gan-nhiem-mơ-15.webp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ

Xác định gan nhiễm mỡ như thế nào?

Để xác định gan nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và thực hiện các phương pháp xét nghiệm cho bạn. Cụ thể như sau:

Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Thông thường, gan nhiễm mỡ không có dấu hiệu nào đặc trưng. Những dấu hiệu chỉ bắt đầu xuất hiện khi bệnh đã tiến triển ở một mức độ nhất định. Gan nhiễm mỡ sẽ trải qua 3 mức độ chính, cụ thể như sau:
Gan nhiễm mỡ độ 1 – Chất béo bắt đầu tích tụ trong gan: Tỷ lệ mỡ chiếm từ 5 – 10% trọng lượng của gan. Giai đoạn này dấu hiệu bệnh thường nhẹ và chưa rõ rệt, gan vẫn hoạt động được bình thường.
Gan nhiễm mỡ độ 2 – Gan xuất hiện tình trạng viêm, sẹo: Tỷ lệ mỡ chiếm đến 10 – 25% trọng lượng của gan. Lúc này mỡ tích tụ đã lan rộng sang các mô gan, cơ hoành nhưng chưa gây ra nguy hiểm gì nghiêm trọng.
Gan nhiễm mỡ độ 3 – Mô sẹo thay thế tế bào gan, suy gan: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, các mô sẹo đã xuất hiện, gan nhiễm mỡ có nguy cơ cao tiến triển thành biến chứng: Xơ hóa gan, xơ gan, suy gan hoặc nặng hơn là ung thư gan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Trên thực tế, triệu chứng của các loại gan nhiễm mỡ sẽ giống nhau. Hầu hết người bệnh sẽ bị đau, khó chịu ở phần phía trên bên phải của bụng, mệt mỏi kéo dài. Khi gan nhiễm mỡ chuyển qua xơ hóa gan, xơ gan hoặc suy gan, các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn. Bao gồm:

  • Đau bụng, buồn nôn, ăn mất ngon.
  • Giảm cân bất thường, suy nhược, mệt mỏi.
  • Ngứa da, vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm, phân nhạt màu hơn bình thường.
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu hơn.
  • Chướng bụng do chất lỏng tích tụ trong khoang bụng.
  • Sưng, phù nề ở chân.
  • Các mạch máu xuất hiện theo cụm và có thể nhìn thấy dưới da.
  • Ở nam giới có thể bị nở ngực.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý ví dụ như cảm thấy hoang mang, lo lắng, kích động, một số trường hợp có thể bị ngất xỉu.

gan-nhiem-mơ-13.webp

Gan nhiễm mỡ độ 3 sẽ khiến người bệnh bị mệt mỏi kéo dài nghiêm trọng

Chẩn đoán cận lâm sàng

Ngoài việc dựa vào những triệu chứng gan nhiễm mỡ, tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán khác. Ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu: Các phương pháp như xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh, xem nghiệm men gan, đo lượng đường trong máu,…
  • Thực hiện chẩn đoán qua hình ảnh: Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), đo độ đàn hồi thoáng qua hoặc đo độ đàn hồi cộng hưởng từ.
  • Sinh thiết gan: Không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện sinh thiết gan. Thường phương pháp này sẽ được khuyến khích sử dụng nếu bạn có nguy cơ bị NASH hoặc các xét nghiệm khác cho thấy có thể gặp biến chứng của NASH.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ ít gây nguy hiểm cho người bệnh ở giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều biến chứng. Cụ thể như sau:

Biến chứng ảnh hưởng đến gan

  • Gan nhiễm mỡ có thể gây ra các biến chứng như xơ gan, xuất huyết tiêu hóa, suy gan, gan cổ chướng.
  • Suy giảm chức năng gan do các tế bào gan thường xuyên bị chèn ép.
  • Bệnh não gan khiến người bệnh bị lú lẫn, buồn ngủ, nói lắp.
  • Ung thư gan: Đây là biến chứng rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Các biến chứng ảnh hưởng khác

  • Sưng tĩnh mạch trong thực quản, tĩnh mạch có thể bị vỡ và gây chảy máu tại khu vực này.
  • Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người bệnh.
  • Suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, làm người bệnh bị suy giảm trí nhớ, gây xơ vữa động mạch,…

gan-nhiem-mơ-12.webp

Gan nhiễm mỡ có thể gây ra ung thư gan nếu không được kiểm soát sớm

Điều trị gan nhiễm mỡ an toàn

Hiện chưa một loại thuốc nào được xác nhận có thể giúp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Do đó, để kiểm soát tình trạng này, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn thay đổi lối sống. Ngoài ra, trong trường hợp ăn kiêng, tập thể dụng không thể kiểm soát được, bạn có thể được sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ. Cụ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì trong quá trình thực hiện kiểm soát các chỉ số? Nếu bạn đang thắc mắc tình trạng này, một số nguyên tắc dinh dưỡng sau đây có thể hữu ích. Bao gồm:
Cân bằng chế độ ăn uống: Bạn cần cố gắng cung cấp đầy đủ các nhóm chất trong dinh dưỡng hàng ngày. Bao gồm các loại protein nạc, sữa ít béo, chất béo, dầu lành mạnh, rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

Cắt giảm lượng calo: Điều này rất cần thiết nếu bạn đang trong quá trình giảm cân.
Bổ sung các chất xơ trong bữa ăn hàng ngày: Chất xơ có thể giúp cải thiện chức năng gan. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.

>>> XEM THÊM: Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn rau gì tốt nhất?

Hạn chế những thực phẩm nhiều chất béo: Ví dụ như các loại đồ ăn có chứa carbohydrate tinh chế (đồ ngọt, gạo trắng, bánh mì, ngũ cốc tinh chế), chứa chất béo bão hòa (thịt đỏ, sữa đầy đủ chất béo, đồ ăn chiên xào), chứa chất béo chuyển hóa (thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến sẵn,…). Hạn chế muối trong chế độ ăn hàng ngày.
Tránh các loại động vật có vỏ sống, đồ ăn nấu chưa chín: Những loại thực phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn và làm bệnh của bạn trở nên nặng hơn.
Uống nhiều nước: Giúp giữ nước và cải thiện sức khỏe cho gan.

gan-nhiem-mơ-11.webp

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát gan nhiễm mỡ

Điều chỉnh lối sống hàng ngày

Tùy thuộc vào từng tình trạng, điều kiện sức khỏe, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra một số lời khuyên, hướng dẫn liên quan đến lối sống. Ví dụ như:

  • Giảm cân: Đây là yếu tố quan trọng nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì. “Chìa khóa” giúp bạn có thể giảm cân và kiểm soát cân nặng chính là cắt giảm lượng calo hàng ngày của cơ thể.
  • Loại bỏ bia, rượu: Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, tăng cường bảo vệ gan tốt hơn.
  • Tập thể dục/hoạt động thể chất nhiều hơn: Bạn nên cố gắng vận động ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Vận động sẽ giúp ích nhiều hơn nếu bạn đang trong quá trình giảm cân.
  • Kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe hiện có: Ví dụ như bệnh tiểu đường, lượng cholesterol trong máu,…
  • Kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống, thực hiện ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ.

Một số phương pháp điều trị khác

Ngoài điều chỉnh lối sống, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng thêm một số hợp chất tự nhiên để hỗ trợ quá trình kiểm soát này. Ví dụ như một số nhóm chất:

  • Vitamin E: Theo lý thuyết, vitamin E có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan bằng cách trung hòa hoặc giảm tổn thương do tình trạng viêm gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin E với người bị gan nhiễm mỡ vẫn đang được nghiên cứu thêm và chưa có đầy đủ thông tin về hiệu quả của loại vitamin này.
  • Omega – 3: Một số nghiên cứu khác cho thấy sử dụng axit béo Omega – 3 có thể giúp cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ. Tuy vậy, tương tự với vitamin E, phương pháp này vẫn đang gây tranh cãi khá nhiều và ít được ưu tiên áp dụng.
  • Statin: Được sử dụng trong một số trường hợp để giúp giảm sản xuất cholesterol trong gan.

Bên cạnh việc thực hiện điều trị gan nhiễm mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các loại thảo dược thiên nhiên. Những thảo dược này có thể giúp hỗ trợ cải thiện được các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng gan nhiễm mỡ an toàn.

gan-nhiem-mơ-1.webp

Một số thảo dược người bị gan nhiễm mỡ nên sử dụng thêm

Một số thảo dược mà bạn có thể tham khảo ví dụ như cao lá sen, hoàng bá, tỏi,… Trong đó, nghiên cứu của chuyên gia Cheng-Hsun Wu cùng các cộng sự được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) về tác dụng của lá sen cho thấy:

  • Các thành phần trong lá sen có tác dụng tốt giúp ức chế enzyme HMG-CoA và giảm tổng hợp chất béo cholesterol trong gan.
  • Lá sen cũng có tác dụng trong việc giảm tích tụ lipid, tổng hợp axit béo trong cơ thể.

Từ những tác dụng đó, lá sen được xem là một loại thảo dược tốt để giảm tình trạng gan nhiễm mỡ. Khi kết hợp cùng các loại thảo dược khác như hoàng bá, tỏi,... có thể giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (xấu), giảm triglyceride và tăng cholesterol HDL (tốt). Điều này góp phần giúp người bệnh kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ tốt hơn.
Trên đây là bài viết tham khảo về gan nhiễm mỡ. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Vì vậy, hãy áp dụng ngay các biện pháp trên để hạn chế biến chứng. Nếu bạn còn cần giải đáp các vấn đề khác liên quan đến gan nhiễm mỡ, hãy để lại thông tin dưới phần bình luận để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Tham khảo
https://www.nhs.uk/conditions/non-alcoholic-fatty-liver-disease/
https://www.msdmanuals.com/professional/hepatic-and-biliary-disorders/approach-to-the-patient-with-liver-disease/nonalcoholic-fatty-liver-disease-nafld#v12304883
https://medlineplus.gov/fattyliverdisease.html
https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/f/fatty-liver-disease/
https://www.nhs.uk/conditions/alcohol-related-liver-disease-arld/#:~:text=Drinking%20a%20large%20amount%20of,drinking%20at%20a%20harmful%20level.
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/alcoholinduced-liver-disease
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15831-fatty-liver-disease
https://www.healthline.com/health/nonalcoholic-fatty-liver-disease#symptoms
https://www.healthline.com/health/alcoholism/liver-disease#types-and-symptoms
https://www.healthline.com/health/fatty-liver#lifestyle-changes
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5643282/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5513682/
https://www.healthdirect.gov.au/fatty-liver
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonalcoholic-fatty-liver-disease/diagnosis-treatment/drc-20354573
https://www.medicalnewstoday.com/articles/fatty-liver#pregnancy

Bình luận