Tôi 55 tuổi. Thời gian gần đây một đêm tôi phải dậy tới 3 – 4 lần để đi tiểu. Sau đó trằn trọc, mất ngủ, rất mệt mỏi, khó chịu. Xin hỏi đi tiểu đêm là bệnh gì? Giờ làm thế nào để khắc phục?

(Nguyễn Văn Thư, Yên Bái).

Chuyên gia trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi! 

Bình thường, một người trưởng thành có thể duy trì giấc ngủ đêm từ 6 – 8 tiếng mà không cần đi tiểu. Nhưng ở những người bị mắc chứng tiểu đêm sẽ phải thức dậy nhiều hơn 1 lần, thậm chí tới 5 – 6 lần mỗi đêm để đi tiểu. Đây là rối loạn tiểu tiện gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên xu hướng gặp ở người cao tuổi sẽ nhiều hơn.

  • Nguyên nhân gây tiểu đêm do bệnh lý: Bàng quang kích thích, phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm thận, suy thận, sỏi tiết niệu, bệnh tiểu đường, rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson hoặc chèn ép tủy sống.
  • Nguyên nhân gây tiểu đêm không do bệnh lý: Lão hóa, tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị cao huyết áp), lối sống (uống nhiều nước vào buổi tối, sử dụng rượu, bia, trà, cà phê,...).

Nếu tình trạng tiểu đêm ngày càng nghiêm trọng, anh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân, tư vấn và dùng thuốc điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi đưa ra một số biện pháp không dùng thuốc có thể giúp giảm bớt tình trạng tiểu đêm anh nên áp dụng như:

  • Giảm uống nước trong khoảng 2 - 4 giờ trước khi đi ngủ. Không uống nhiều trà, cà phê, rượu, bia. Hạn chế ăn dưa hấu, bưởi, cam... vào buổi tối.
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ.
  • Uống các thuốc lợi tiểu hoặc thuốc tây cách xa thời gian trước khi đi ngủ.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế lo lắng, căng thẳng.
  • Tập kegel vật lý trị liệu sàn chậu có thể giúp tăng cường cơ vùng chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
  • Sử dụng sản phẩm có thành phần chính là bạch tật lê. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ở người bị tiểu đêm nhiều lần thường có nồng độ testosterone suy giảm, gây rối loạn trương lực cơ bàng quang, dẫn tới tiểu đêm, rối loạn tiểu tiện. Chính vì vậy, việc tăng nồng độ testosterone cũng giúp tăng trương lực cơ bàng quang, giảm tình trạng tiểu đêm hiệu quả. Nghiên cứu năm 2008 tại Đức cho thấy, người sử dụng chiết xuất bạch tật lê liều 10mg/kg giúp tăng hormone testosterone trong huyết thanh lên tới 45%. Điều này chứng minh rằng, bạch tật lê có hiệu quả giảm tiểu đêm, tăng cường trương lực cơ bàng quang rất tốt, giải quyết được nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện do cơ bàng quang suy yếu, kích thích. Bên cạnh đó, vị thuốc bí ngô, trinh nữ hoàng cung trong sản phẩm còn giúp chống viêm nhiễm, ức chế hình thành khối u ở bàng quang, tuyến tiền liệt, từ đó giải quyết vấn đề tiểu đêm, tiểu són do nguyên nhân này.

Anh nên dùng thêm sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là bạch tật lê càng sớm càng tốt nhé! Nếu còn thắc mắc nào, anh hãy bình luận để được giải đáp nhé!

Chúc anh sức khỏe!

Chuyên gia Tiết niệu

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ich-tieu-vuong-_2_.webp

Bình luận