Bệnh thủy đậu ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, lây lan nhanh qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh. Khi mắc thủy đậu, trẻ cần được chăm sóc chu đáo và điều trị đúng cách để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. 

Các giai đoạn bệnh thủy đậu ở trẻ em

Virus Varicella Zoster (VZV) là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus trong không khí, được phát tán ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện.

Ngoài ra, virus Varicella Zoster có thể sống trong không khí hoặc bám trên một số bề mặt cứng, đồ dùng cá nhân,… Nếu chẳng may tiếp xúc với những đồ vật này, trẻ có thể mắc bệnh thủy đậu.

Dựa vào mức độ và các dấu hiệu mà bệnh thủy đậu được chia thành 4 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn ủ bệnh

 trung bình khoảng 14-16 ngày và phát triển trong vòng khoảng 10-21 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn này chưa có dấu hiệu cụ thể của bệnh nên bố mẹ rất khó phát hiện con đang mắc thủy đậu.

Giai đoạn khởi phát

Trẻ có thể gặp một số triệu chứng thủy đậu như sốt, mệt mỏi, uể oải, chán ăn… Ở một số ít trường hợp, trẻ còn có triệu chứng viêm họng, nổi hạch sau tai. Các biểu hiện bệnh thủy đậu ở giai đoạn này có thể tương tự với biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường khiến nhiều phụ huynh chủ quan, dễ nhầm lẫn dẫn đến việc bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Giai đoạn phát bệnh

Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ đã trở nên rõ ràng với sự xuất hiện của những hồng ban, sau đó phát triển thành các mụn nước ngứa, chứa dịch và sau cùng sẽ đóng vảy. Ban đầu các nốt mụn nước có thể xuất hiện trên mặt, lưng, ngực, sau đó lan nhanh ra toàn bộ cơ thể, có thể xuất hiện ở cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. 

Giai đoạn hồi phục

Trẻ có thể hồi phục nhanh trong vòng 7-10 ngày, các nốt mụn nước sẽ khô, đóng vảy dần dần, sau đó bong tróc ra khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ

Bệnh thủy đậu ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ

Những hệ lụy có thể gặp phải của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cha mẹ đừng chủ quan với bệnh thủy đậu ở trẻ em vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình nhất là các biến chứng sau đây: 

Bội nhiễm thủy đậu 

Các nốt mụn nước bị xuất huyết bên trong khi mụn nước bị vỡ, trầy nước, bong tróc sẽ dẫn tới nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát, tạo mủ, lở loét. Tình trạng này sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng này có thể gây tử vong cho trẻ. 

Viêm cầu thận cấp 

Bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu diễn biến nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận như bệnh viêm thận, viêm cầu thận…

Viêm võng mạc 

Virus gây bệnh thủy đậu có thể xâm nhập cả vào giác mạc ảnh hưởng tới mắt, gây nên bệnh viêm võng mạc. 

Viêm thanh quản 

Tình trạng này là do mụn thủy đậu mọc ở khoang miệng hay niêm mạc miệng dẫn tới nhiễm trùng, sưng tấy. 

Viêm tai ngoài, tai giữa

Trường hợp mụn nước mọc ở trong tai có thể gây biến chứng viêm tai ngoài, viêm tai giữa ở trẻ em. 

Bệnh zona thần kinh 

Virus thủy đậu vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh của trẻ sau khi khỏi bệnh. Virus sẽ tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh vào thời điểm hệ thần kinh của trẻ suy yếu. 

Bệnh thủy đậu có thể tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm cho trẻ

Bệnh thủy đậu có thể tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm cho trẻ

Cần kiêng những gì khi bị thủy đậu?

Trong điều trị thủy đậu, việc kiêng khem và chăm sóc tốt sẽ giúp tránh mụn thủy đậu để lại sẹo lồi, sẹo lõm làm mất thẩm mỹ, gây mặc cảm cho người bệnh. Dưới đây là danh sách những việc cần kiêng khem khi mắc thủy đậuđể bệnh mau khỏi, không để lại biến chứng:

Hạn chế tới nơi đông người

Bệnh thủy đậu do virus có khả năng lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở giai đoạn toàn phát khi người bệnh nổi mụn nước phát ban. Vì thế người bệnh cần tránh tới nơi tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để tránh gây lây lan virus.

Tránh làm vỡ mụn thủy đậu

Mụn nước và ban đỏ thủy đậu gây cảm giác ngứa cho người bệnh. Tuy nhiên bạn cần tránh dùng móng tay gãi, chạm vào nốt mụn, bởi khi mụn nước vỡ khiến virus dễ lây lan sang các vùng da lành khác. Tay cũng là nguồn lây nhiễm có thể gây nhiễm trùng, làm tổn thương trên da nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo.

Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Virus thủy đậu có thể lây nhiễm nếu người bình thường dùng chung quần áo, khăn mặt, đồ dùng cá nhân,… với người bệnh. Vì thế, cả người bệnh lẫn các thành viên khác trong gia đình cần lưu ý điều này. 

Người bệnh thủy đậu cần tránh làm vỡ mụn nước

Người bệnh thủy đậu cần tránh làm vỡ mụn nước

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Phương pháp chữa bệnh thủy đậu hiện nay nhằm hướng đến mục đích làm giảm các triệu chứng sốt cao, ngứa ngáy… giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, đồng thời hạn chế biến chứng, nhất là tình trạng bội nhiễm. Các phương pháp điều trị cụ thể bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Thuốc hạ sốt, thuốc kháng virus, thuốc giảm đau và một số sản phẩm tăng sức đề kháng là những loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn để điều trị thủy đậu ở trẻ. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bội nhiễm, thuốc kháng sinh phù hợp sẽ được sử dụng thêm để hỗ trợ quá trình điều trị. 

Hỗ trợ chăm sóc tại nhà

Đối với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, trẻ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Những cách hỗ trợ chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà gồm:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm dễ thấm hút tốt để hạn chế sự cọ xát lên các nốt mụn nước thủy đậu.
  • Cắt móng tay, đeo bao tay cho trẻ sơ sinh đề phòng trường hợp trẻ gãi ngứa khi ngủ.
  • Vệ sinh cơ thể và thường xuyên thay quần áo cho trẻ, giúp da sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Bù lại lượng nước bị mất do thủy đậu và làm dịu các cơn đau bằng cách cho trẻ uống nhiều nước.
  • Cho trẻ uống thuốc kháng histamin theo chỉ định giúp giảm các tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

Cach_chua_thuy_dau_o_nguoi_lon_nhanh_nhat_la_gi_3_c2752a3814.webp

Người bệnh thủy đậu cần được chăm sóc đúng cách tại nhà

Giải pháp giúp cải thiện bệnh thủy đậu ở trẻ em, ngăn ngừa biến chứng nhờ bộ đôi sản phẩm thảo dược

Bệnh thủy đậu không chừa một ai, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Hiện nay, để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, bạn nên kết hợp sử dụng bộ đôi “trong uống- ngoài bôi” có nguồn gốc từ thảo dược. 

Sản phẩm gel bôi chứa thành phần thảo dược tự nhiên như dịch chiết neem, nano bạc, kẽm salicylate,... có thể giúp cải thiện bệnh thủy đậu vì khả năng tiêu diệt virus gây bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, kem bôi chứa nano bạc còn kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo.

Từ xa xưa, bạc đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống người Việt Nam. Tất cả các vua chúa đều dùng bát đĩa, chén đũa bằng bạc để đựng thức ăn hoặc dùng châm bạc thử trước khi dùng bữa. Khi tiếp xúc với chất độc, bạc sẽ thay đổi màu sắc giúp các quan viên phát hiện, tránh vua ăn phải đồ ăn nhiễm độc. Trong chiến tranh, thậm chí người ta còn sử dụng các sản phẩm từ bạc để điều trị nhiễm trùng thay cho thuốc kháng sinh bởi khả năng sát khuẩn và độ an toàn của nó.

Nhận thấy những lợi ích đáng kinh ngạc của bạc với sức khỏe, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano hiện đại để nâng cao sức mạnh của bạc - chế tạo ra nano bạc có khả năng kháng khuẩn gấp nhiều lần bạc nguyên tố, ứng dụng vào trong việc sản xuất ra gel bôi thảo dược chứa nano bạc, giúp nâng cao tác dụng với các bệnh ngoài da thường gặp như thủy đậu, tay chân miệng. 

Để cải thiện bệnh thủy đậu cho hiệu quả bền vững, ngoài việc áp dụng điều trị như trên, bạn nên kết hợp uống cốm thảo dược chứa thành phần cao tạo giác thích, cao lá neem, cao lá xoài, L-Lysine, vitamin C giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu.

Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo và biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ mà cha mẹ không nên xem thường. Để mau chóng cải thiện bệnh thủy đậu, bạn đừng quên cho bé kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược mỗi ngày!

Bình luận