Thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh thuộc dạng truyền nhiễm cấp tính. Tất cả đối tượng ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh thuỷ đậu là gì và cách chăm sóc người bệnh thuỷ đậu tại nhà ra sao?

Yếu tố nào gây ra bệnh thủy đậu?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do virus Varicella- zoster (VZV) gây ra. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp như ho, hắt xì và lây gián tiếp khi người lành tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước của người bệnh. Virus gây bệnh bằng cách xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên (miệng, hầu họng) và cũng có thể là đường tiêu hoá, kết mạc mắt nhưng hiếm gặp.

Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng, ví dụ như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.

Virus Varicella-zoster có thể lây cho những người xung quanh chỉ trong 1 – 2 ngày trước khi người bệnh xuất hiện mụn nước. Virus gây bệnh thủy đậu chỉ ngừng lây khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính

Cách nhận biết bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển. Tùy từng giai đoạn mà biểu hiện của bệnh có thể thay đổi, cụ thể như sau:

Thời kỳ ủ bệnh 

Giai đoạn này, hầu hết bệnh nhân đều không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên việc nhận biết thường khó khăn. Thời gian này sẽ được xác định từ khi virus xâm nhập vào cơ thể đến khi phát bệnh, có thể kéo dài khoảng 10 - 14 ngày. 

Thời kỳ khởi phát 

Lúc này cơ thể bé bắt đầu có biểu hiện toàn thân đau nhức, mệt mỏi, nhức đầu. Một số trẻ có hiện tượng sốt nhẹ, nổi hạch ở các vị trí như sau tai, dưới cằm,… Trên da xuất hiện các nốt hồng ban, sau đó khoảng 24h sẽ tiến triển thành mụn nước. 

Thời kỳ toàn phát 

Đây là thời điểm bệnh thủy đậu ở trẻ xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng nhất: 

  • Toàn thân nổi nhiều nốt mụn nước hình tròn, ngứa ngáy.
  • Nếu các nốt mụn nước bị vỡ có thể nhiễm trùng, lở loét, tạo mủ. 
  • Cơ thể đau nhức nhiều và đau đầu, chán ăn. 

Thời kỳ hồi phục 

Sau 7 - 10 ngày khi các nốt mụn nước vỡ ra sẽ có hiện tượng khô lại, đóng vảy và hồi phục dần. Phần da non hình thành có thể gây ngứa nhiều, do đó ba mẹ cần phải chú ý không để bé cào gãi. 

Bệnh thủy đậu biểu hiện đặc trưng bằng các nốt mụn nước trên da

Cẩn trọng với những biến chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm trên hệ thần kinh, tim mạch, vận động và da liễu nếu không được điều trị đúng cách. Những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh thủy đậu bao gồm:

- Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh chóng, khi virus từ các nốt phỏng rộp thủy đậu lan sang máu, dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng. 

- Bội nhiễm thủy đậu: Đây là tình trạng các vùng da bị tổn thương nặng, lở loét nghiêm trọng, nguy cơ cao nhiễm trùng.

- Hội chứng Reye: Là một biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của não và gan, có thể gây sưng tấy ở gan và não cùng triệu chứng co giật, mất ý thức, nguy cơ cao tử vong.

- Biến chứng thần kinh trung ương: Gây ra tình trạng ức chế điều hòa tiểu não ở mức độ nhẹ, thậm chí diễn tiến viêm não, viêm màng não vô cùng nguy hiểm. 

- Zona thần kinh: Là biến chứng của bệnh thủy đậu do VZV tái phát sau nhiều năm tạm thời khu trú trong cơ thể. Người mắc bệnh zona sẽ gặp các cơn đau dữ dội và có thể gây viêm dây thần kinh vận động, suy yếu cơ xung quanh vùng da phát ban. 

Giải pháp giúp cải thiện bệnh thuỷ đậu, ngăn ngừa biến chứng nhờ bộ đôi sản phẩm thảo dược 

Thuỷ đậu là bệnh ngoài da hay gặp. Hiện nay, để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, bạn nên kết hợp sử dụng bộ đôi “trong uống- ngoài bôi” có nguồn gốc từ thảo dược. 

Sản phẩm gel bôi chứa thành phần thảo dược tự nhiên như dịch chiết neem, nano bạc, kẽm salicylate,... có thể giúp cải thiện bệnh thuỷ đậu vì khả năng tiêu diệt virus gây bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, kem bôi chứa nano bạc còn kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo.

Từ xa xưa, bạc đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống người Việt Nam. Tất cả các vua chúa đều dùng bát đĩa, chén đũa bằng bạc để đựng thức ăn hoặc dùng châm bạc thử trước khi dùng bữa. Khi tiếp xúc với chất độc, bạc sẽ thay đổi màu sắc giúp các quan viên phát hiện, tránh vua ăn phải đồ ăn nhiễm độc. Trong chiến tranh, thậm chí người ta còn sử dụng các sản phẩm từ bạc để điều trị nhiễm trùng thay cho thuốc kháng sinh bởi khả năng sát khuẩn và độ an toàn của nó.

Nhận thấy những lợi ích đáng kinh ngạc của bạc với sức khỏe, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano hiện đại để nâng cao sức mạnh của bạc - chế tạo ra nano bạc có khả năng kháng khuẩn gấp nhiều lần bạc nguyên tố, ứng dụng vào trong việc sản xuất ra gel bôi thảo dược chứa nano bạc, giúp nâng cao tác dụng với các bệnh ngoài da thường gặp như tay chân miệng, thủy đậu. 

Để cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, ngoài việc áp dụng điều trị như trên, bạn nên cho bé uống cốm thảo dược chứa thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao tạo giác thích, L-Lysine, vitamin C và nhiều khoáng chất giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh thuỷ đậu.

Chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc và sản phẩm thảo dược, bệnh nhân thủy đậu cần được chăm sóc tốt tại nhà để bệnh mau khỏi. Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh tại nhà bao gồm:

  • Không gãi ngứa các vết thủy đậu: Sự xuất hiện của các nốt thủy đậu khiến người bệnh ngứa ngáy và có xu hướng muốn được cào, gãi. Tuy nhiên, việc gãi ngứa các nốt mụn nước sẽ tạo các vết loét tiềm ẩn bị bội nhiễm, khiến bệnh thủy đậu lâu lành và có thể để lại sẹo thâm rỗ sau khi khỏi. 
  • Bổ sung đủ nước trong ngày: Uống nhiều nước là một cách giúp cơ thể tự đào thải virus gây bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân bị mất nước do sốt thủy đậu thì việc bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm. 
  • Chế biến thức ăn: Nốt thủy đậu có thể xuất hiện trong khoang miệng của bệnh nhân, gây viêm loét, đau nhức khó chịu. Vì vậy, người bệnh nên ăn những món ăn loãng, mềm, nhạt, nhưng cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể. 

Người bệnh thủy đậu không nên cào gãi vào các vết mụn nước

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh thủy đậu cũng như những lưu ý khi chăm sóc, điều trị để bệnh nhanh khỏi. Để mau chóng cải thiện bệnh thủy đậu, bạn đừng quên kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược mỗi ngày nhé!

Dược sĩ Nhật Hạ

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận