Lipitor thuộc nhóm thuốc tim mạch dùng để điều trị rối loạn lipid máu ở người bị tim mạch, giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề liên quan đến thận, mắt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần cẩn thận để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc. Để sử dụng thuốc Lipitor đúng cách người bệnh nên lưu ý về cách dùng, liều dùng cũng như các thông tin về tác dụng phụ, tương tác thuốc. Hãy cùng tìm hiểu về Lipitor trong bài viết chi tiết dưới đây.

Thuốc Lipitor là gì? Tác dụng như thế nào?

Lipitor là nhóm thuốc Statin kê đơn, giúp kiểm soát tình trạng rối loạn mỡ máu và dự phòng các biến chứng tim mạch. Thuốc có thể sử dụng ở các trường hợp rối loạn lipid máu, mỡ máu ở người bệnh thận mạn.

Thuốc Lipitor chứa hoạt chất chính là Atorvastatin dưới dạng Atorvastatin Calcium. Để điều trị rối loạn lipid máu, giảm mỡ máu, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tương tự Lipitor có chứa cùng hoạt chất atorvastatin là: Lipistad, Atovast, Atorvastatin, Atroact, Atorlog, Caditor, Dorotor,...

Với biệt dược Lipitor, thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim với các hàm lượng khác nhau như: 10mg, 20mg, 40mg, 80mg. Mỗi hộp thuốc gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. Lipitor đang được bán tại các hiệu thuốc tây trên toàn quốc với mức giá tham khảo như sau:

  • Thuốc Lipitor 10mg có giá khoảng 430.000 - 450.000 VNĐ/hộp.
  • Thuốc Lipitor 10mg, 20mg có giá khoảng 450.000 - 500.000 VNĐ/hộp.
  • Thuốc Lipitor 40mg có giá khoảng 700.000 VNĐ/hộp.

thuoc-lipitor-giup-lam-giam-mo-mau.webp

Thuốc Lipitor giúp làm giảm mỡ máu

Thuốc Lipitor làm giảm được cholesterol trong máu, giảm chỉ số LDL và làm tăng HDL trong huyết tương thông qua việc ức chế enzym HMG – Coenzyme A. Đây là enzym có vai trò trong quá trình tạo nên acid mevalonic – chất này tham gia vào quá trình tổng hợp cholesterol ở gan.

Atorvastatin làm giảm cholesterol từ đó làm tăng quá trình thu hồi và chuyển hóa LDL, giúp làm giảm LDL-Cholesterol. Nhờ những tác dụng trên mà Lipitor được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Phòng ngừa các biến cố tim mạch ở người không có bệnh tim mạch hoặc bị tiểu đường loại 2: Ví dụ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm nguy cơ đối với các trường hợp tái thông mạch, đau thắt ngực. 
  • Phòng ngừa, giảm nguy cơ cho người bệnh bị bệnh mạch vành với biểu hiện lâm sàng: Giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim không gây tử vong, giảm rủi ro trong các thủ tục tái lưu thông, giảm nhập viện do suy tim sung huyết CHF, giảm nguy cơ đau thắt ngực.
  • Giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề về mắt, thận hoặc các vấn đề làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ khác.
  • Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để hỗ trợ chế độ ăn kiêng ở một số trường hợp cần thiết khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Lipitor an toàn

Người bệnh cần nắm thêm những thông tin sau về cách dùng thuốc Lipitor để sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất. Những thông tin sau đây về cách sử dụng thuốc là thông tin mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Thuốc được sản xuất dưới dạng viên uống, bạn nên uống nguyên viên với nhiều nước ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Lưu ý nên cố gắng sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này giúp thuốc phát huy tác dụng được tốt hơn.

Liều dùng của Lipitor chi tiết sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể bởi sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số liều dùng với những mục đích điều trị chính như sau:

Điều trị rối loạn lipid máu hoặc tăng lipid máu: 

  • Liều khởi đầu từ 10 - 20mg/lần/ngày. 
  • Người bệnh có nhu cầu giảm nhiều LDL-C trên 45% có thể bắt đầu với 40mg/lần/ngày.
  • Liều tối đa 80mg/lần/ngày. Điều chỉnh liều theo yêu cầu của bác sĩ sau 2 - 4 tuần dùng.

Điều trị tăng cholesterol máu dị hợp tử ở trẻ 10 - 17 tuổi: Liều khởi đầu từ 10mg/ngày. Tối đa 20mg/ngày. Điều chỉnh liều theo tình trạng sau 2 - 4 tuần.

Điều trị tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử: Liều dùng từ 10 - 80mg/ngày. 

Liều cho người bệnh suy thận: Được sử dụng như liều thông thường bởi người bị bệnh thận không ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc trong huyết tương.

Người bệnh không nên tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi liều dùng vì có thể làm bệnh trở nên nặng hơn hoặc gặp các tác dụng không mong muốn. Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

su-dung-thuoc-dung-huong-dan-cua-bac-si.webp

Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ

 Làm thế nào nếu quên liều, quá liều

Nhiều trường hợp gặp tình trạng quên hoặc sử dụng quá liều Lipitor thì cách xử lý như sau:

- Khi quên liều: Hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng nên lưu ý nếu liều tiếp theo gần ngay thời điểm đó thì nên bỏ qua, chờ sử dụng liều tiếp theo. Không nên sử dụng 2 liều cùng nhau để bù cho liều quên.

- Quá liều: Nếu uống quá liều Atorvastatin hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị các triệu chứng hoặc dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ để không nguy hiểm đến tính mạng.

Tác dụng không mong muốn của Lipitor

Thuốc Lipitor có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn với bất kỳ ai. Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đều có thể gặp những phản ứng này. Để sử dụng thuốc được an toàn hơn, người bệnh nên theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ hoặc các phản ứng bất kỳ nào trong quá trình dùng thuốc. Cụ thể như sau:

Phản ứng phụ nguy hiểm

Cần ngừng thuốc ngay khi gặp những phản ứng sau đây. Sau đó ngay lập tức liên hệ cho bác sĩ/trung tâm cấp cứu/trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp. Cụ thể:

  • Phản ứng dị ứng: Phát ban, khó thở, môi - mặt - lưỡi hoặc cổ họng bị sưng.
  • Phản ứng phân hủy xương, cơ dẫn đến bị suy thận: Đau nhức cơ, đau hoặc yếu, mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Sốt, nước tiểu sẫm màu.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Tuy không nguy hiểm bằng nhóm tác dụng phụ trên, nhưng nếu gặp những phản ứng sau đây, bạn cũng cần phải thông báo ngay cho bác sĩ. Cụ thể gồm:

  • Yếu cơ, đặc biệt khu vực hông, cổ, lưng, vai.
  • Cảm thấy khó nhấc tay, khó đứng hoặc leo cầu thang.
  • Dấu hiệu ảnh hưởng về gan: Suy nhược, vàng da, vàng mắt, đau bụng trên, chán ăn, nước tiểu sẫm màu.
  • Dấu hiệu vấn đề ở thận: Không hoặc ít đi tiểu bất thường, bàn chân, mắt cá chân bị sưng to. Cảm thấy bị khó thở hoặc mệt mỏi.

Tác dụng phụ phổ biến

Đây là những tác dụng phụ thường gặp. Chúng ít gây nguy hiểm hơn và có thể biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu những phản ứng này làm bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ. Bao gồm như:

  • Đau, sưng các khớp.
  • Đau họng, tiêu chảy, nghẹt mũi.
  • Đau nhức ở tay hoặc chân.

 

thuoc-lipitor-co-the-gay-ra-phan-huy-xuong-co-dan-den-suy-than.webp

Thuốc Lipitor có thể gây ra phân hủy xương cơ dẫn đến suy thận

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Lipitor

Quá trình sử dụng thuốc Lipitor có thể gây ra một số nguy hiểm khác nếu không cẩn thận. Do đó, cần phải lưu ý đến những vấn đề khác như chống chỉ định, tương tác thuốc,...
Đối tượng thận trọng trước khi dùng thuốc

Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu bạn thuộc một trong những đối tượng đặc biệt như:

  • Người suy giảm chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều Lipitor trên những đối tượng này do bệnh thận không ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc
  • Người suy giảm chức năng gan: Nên làm các xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị thuốc và xét nghiệm định kỳ sau khi sử dụng. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân uống nhiều rượu và/hoặc có tiền sử bị bệnh gan do nồng độ Lipitor có thể tăng khi sử dụng cho đối tượng này.
  • Người cao tuổi: Những bệnh nhân trên 70 tuổi có độ an toàn và hiệu quả tương tự các bệnh nhân khác khi dùng trong mức liều khuyến cáo.
  • Người đang sử dụng hơn 2 đồ uống có cồn mỗi ngày.

Những bệnh nhân không được sử dụng thuốc Lipitor:

  • Mẫn cảm với Atorvastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Lipitor.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ có thể sinh con nhưng không sử dụng các biện pháp tránh thai.
  • Bệnh gan tiến triển hoặc sự tăng transaminase huyết thanh nhưng không rõ nguyên nhân vượt quá 3 lần giới hạn trên ở mức bình thường.
  • Đang sử dụng thuốc kháng virus Viêm gan C: glecaprevir, Pibrentasvir.

khong-dung-lipitor-cho-phu-nu-mang-thai.webp

Không dùng Lipitor cho phụ nữ mang thai


Tương tác của Lipitor với các thuốc khác

Atorvastatin có tương tác với các thuốc dùng cùng. Cần thông báo với bác sĩ khi bạn dùng bất kỳ loại thuốc điều trị, vitamin hoặc thảo dược nào. Đặc biệt là các thuốc sau:

  • Các thuốc ức chế enzyme CYP450 3A4 như: Thuốc chống nấm Ketoconazole, Itraconazole, thuốc Ciclosporin, Clarithromycin…có thể làm tăng nồng độ của Atorvastatin và gây tác dụng phụ tiêu cơ vân. Các thuốc này chống chỉ định khi dùng cùng Atorvastatin.
  • Các thuốc cảm ứng enzym CYP450 3A4 như Rifampicin có thể làm giảm nồng độ Atorvastatin làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Lipitor.
  • Các thuốc ức chế vận chuyển: Letermovir, Ciclosporin,… có thể làm tăng nồng độ Atorvastatin.
  • Các chất ức chế men protease: Những thuốc này làm tăng nồng độ của Atorvastatin khi dùng đồng thời.
  • Thuốc kháng acid: Khi dùng cùng các thuốc kháng acid chứa Nhôm hydroxit và Magie hydroxit sẽ làm giảm nồng độ của thuốc Lipitor.
  • Thuốc tránh thai đường uống: Lipitor làm tăng nồng độ của thuốc tránh thai đường uống có chứa: norethindrone, ethinyl estradiol.
  • Acid Fusidic: Tác dụng phụ tiêu cơ vân có thể gặp phải khi dùng đồng thời với thuốc Lipitor.

Lời khuyên từ dược sĩ khi dùng Lipitor

Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng Lipitor cùng nước bưởi. Do trong thành phần nước bưởi có chứa các chất ức chế enzym CYP3A4 nên làm tăng nồng độ Atorvastatin trong máu và gây độc tính cho người sử dụng. Ngoài ra khi sử dụng Lipitor thì bệnh nhân nên tránh uống rượu để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Ngoài ra bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý: Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tránh ăn các đồ chiên rán, đồ ăn nhanh và tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt tránh các bệnh lý về tim mạch. 

Việc tăng cholesterol máu có thể gây nên những tổn thương cho thận của bạn. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thảo dược từ thiên nhiên nhằm bảo vệ chức năng của thận và tránh sự tiến triển nặng của bệnh thận như: Đan sâm, dành dành, râu mèo, hoàng kỳ, bạch phục linh, trầm hương…

Thảo dược dành dành đã được chứng minh trong nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc của nhóm tác giả Xiaobo Li và cộng sự, thành phần dịch chiết từ quả và thân cây có tác dụng giảm đáng kể xơ hóa thận tiến triển và điều hòa huyết áp.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có tới 92,9% người sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính dành dành kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo đều có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.

can-tang-cuong-suc-khoe-cho-than-bang-thao-duoc-de-khi-dung-lipitor.webp
Cần tăng cường sức khỏe cho thận bằng thảo dược để khi dùng Lipitor

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Cần bảo quản viên thuốc trong bao bì gốc, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời, tránh ẩm và tránh những nơi trẻ em đùa nghịch. Nếu viên thuốc bị nấm mốc, chảy nước hoặc hết hạn sử dụng thì người bệnh không nên sử dụng và vứt đúng nơi quy định.

Lipitor là thuốc kê đơn và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích về thuốc Lipitor giúp bạn hiểu rõ hơn và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng để lại thông tin hoặc số điện thoại để được giải đáp và tư vấn tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. https://drugbank.vn/thuoc/Lipitor&VN-17767-14
  2. https://www.medicines.org.uk/emc/product/1059/smpc 
  3. https://www.webmd.com/drugs/2/drug-3330/lipitor-oral/details
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận