Thuốc Carbimazol điều trị rối loạn tuyến giáp và 4 điều cần lưu ý
Tác dụng của Carbimazol trong rối loạn tuyến giáp
Carbimazol là thuốc kháng giáp được sử dụng trong trị liệu cho nhiễm độc giáp. Hiện tại, Carbimazol được sản xuất dưới nhiều tên biệt dược khác nhau như Navacarzol (xuất xứ từ Ý), Neo-Mercazole, Carbimazole (Traphaco Việt Nam),…
Tuy nhiên, khuôn khổ bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu về thuốc Carbimazol có tên biệt dược là Navacarzol. Hiện tại thuốc đang được điều chế dưới dạng viên nén đóng hộp giấy 5 vỉ x 10 viên hoặc lọ 100 viên. Mỗi viên chứa hàm lượng Carbimazol 5mg.
Thuốc Carbimazol được sử dụng cho bệnh nhân bị rối loạn tăng tuyến giáp
Cơ chế tác dụng của thuốc Carbimazol
Như đã biết, khi tuyến giáp hoạt động quá mức, bạn sẽ có thể bị mắc một số bệnh lý như cường giáp, nhiễm độc tuyến giáp. Lúc này, tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T3, T4. Lượng hormone này khi tăng đến mức nhất định sẽ khiến bạn bị sụt cân, thay đổi tâm trạng.
Tuyến giáp sẽ cần có iod để sản xuất hormone này. Do đó, khi dung nạp Carbimazol vào cơ thể, Carbimazol sẽ tạo ra cơ chế ức chế, ngăn chặn cơ thể bạn thực hiện xử lý iod, làm giảm được lượng hormone tuyến giáp sản xuất ra. Các triệu chứng cũng được suy giảm theo.
Từ đó, thuốc Carbimazol được sử dụng cho những trường hợp sau đây:
- Người bệnh đang bị các chứng cường giáp.
- Sử dụng trước phẫu thuật tuyến giáp (nguyên nhân do cường giáp), đề phòng nhiễm độc giáp khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.
- Hỗ trợ phương pháp điều trị bằng liệu pháp iod phóng xạ (kể cả trước và trong điều trị).
- Điều trị nhiễm độc tuyến giáp do dùng muối iod. Hầu hết các trường hợp đều được sử dụng phối hợp với thuốc chẹn beta.
>>>XEM THÊM: Cường giáp nguy hiểm ra sao? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?
Các lưu ý cần cẩn trọng khi sử dụng Carbimazol
Để thuốc Carbimazol phát huy được công dụng tối đa, trước khi sử dụng bạn cần lưu ý đến một số vấn đề đặc biệt. Những vấn đề này có thể bao gồm đối tượng chống chỉ định, tác dụng phụ và tương tác của thuốc.
Ai nên và không nên dùng Carbimazol
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Những đối tượng này có thể không được an toàn khi sử dụng Carbimazol:
Đối tượng chống chỉ định: Người bị dị ứng, mẫn cảm với Carbimazol, các dẫn chất khác của thiomidazol hoặc các thành phần tá dược khác của thuốc. Người bị suy gan nặng, suy tủy, ung thư tuyến giáp TSH, có tiền sử rối loạn huyết học. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Đối tượng cần thận trọng: Người có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến chức năng gan. Người từng bị viêm tủy cấp. Người chuẩn bị thực hiện các cuộc phẫu thuật khác.
Người bị suy gan, suy tủy không nên sử dụng Carbimazol
Nên sử dụng Carbimazol như thế nào để an toàn
Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn từ thông tin của nhà sản xuất, dùng thuốc theo đúng yêu cầu từ bác sĩ. Những thông tin về cách dùng, liều dùng sau đây chỉ nên mang tính chất tham khảo.
Cách dùng: Sử dụng theo đường uống với nước. Cần nuốt nguyên viên, không nhai, không nghiền hay bẻ đôi thuốc trước khi dùng. Bạn có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, nên lưu ý sử dụng Carbimazol trong cùng một thời điểm mỗi ngày.
Liều sử dụng
Thuốc Carbimazol thường sẽ được sử dụng điều trị tăng liều từ 1 – 2 tháng đầu tiên. Các tháng tiếp theo sẽ được giảm liều để duy trì hoặc điều trị kéo dài trong 6 – 18 tháng (tối đa 24 tháng). Trong trường hợp bệnh lý không suy giảm có thể cần phải tiến hành phẫu thuật.
Liều dùng cho người lớn: Bắt đầu từ 20 – 60mg/ngày, chia đều sử dụng 2 – 3 lần/ngày. Sau đó sẽ được điều chỉnh tùy vào mức độ suy giảm các triệu chứng của bệnh lý.
Liều dùng cho trẻ em: Dưới 1 tuổi liều 250 microgam/kg/lần, ngày 3 lần. Trẻ từ 1 – 4 tuổi, liều dùng từ 2.5mg/lần, ngày 3 lần. Trẻ 5 – 12 tuổi liều dùng từ 5mg/lần, ngày 3 lần. Trẻ từ 13 – 18 tuổi liều dùng 10mg/lần, ngày 3 lần.
Xử lý khi quên liều, quá liều
Nếu chẳng may sử dụng quá liều hoặc quên sử dụng thuốc, bạn cần xử lý theo những cách sau:
Quên liều: Uống ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu đã sát giờ sử dụng liều tiếp theo, có thể bỏ qua và tiếp tục liệu trình. Hạn chế uống gấp đôi liều trong một lần dùng.
Quá liều: Khi dùng Carbimazol quá liều trong thời gian dài có thể gây ra các tai biến không mong muốn. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng suy tủy, tăng TSH, giảm chức năng của tuyến giáp, mất bạch cầu hạt, tăng kích thước bướu giáp. Trong trường hợp quá liều, cần liên hệ ngay với trung tâm y tế, bác sĩ để được hỗ trợ.
Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng Carbimazol từ bác sĩ
Một số tác dụng phụ của Carbimazol có thể gặp
Tương tự một số loại thuốc khác, trong quá trình điều trị bằng Carbimazol, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Cụ thể như sau.
Tác dụng phụ phổ biến
Nhóm tác dụng phụ này sẽ biến mất hoặc được cải thiện khi bạn đã thích nghi được với thuốc Carbimazol. Tuy nhiên nếu chúng kéo dài và gây khó chịu cho bạn, hãy thông báo cho bác sĩ. Những tác dụng phụ này bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
- Chóng mặt, đau đầu, đau khớp.
- Xuất hiện phát ban, ngứa da nhẹ, tóc bị mỏng đi.
Tác dụng phụ ít gặp
Đây là nhóm tác dụng phụ tương đối nghiêm trọng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy ngưng thuốc, liên hệ ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ. Nhóm tác dụng phụ này bao gồm:
- Giảm bạch cầu: Sốt cao, đau họng, đau răng, lở miệng, có một số triệu chứng khác giống cúm.
- Viêm tụy cấp: Đột ngột bị đau vùng bụng gần mạn sườn bên phải, tương tự với cơn đau dạ dày bình thường.
- Các vấn đề liên quan đến gan: Da chuyển màu vàng, mắt vàng, nước tiểu, phân sậm màu.
- Nhiễm trùng: Sốt, viêm họng, sưng hạch,…
- Hạ đường huyết trong máu: Chóng mặt, mệt mỏi, đổ mồ hôi liên tục, thậm chí ngất xỉu.
- Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ: Thở khò khè, khó thở, nói khó khăn. Tức ngực hoặc tức cổ họng. Da nổi phát ban ngứa, đỏ, phồng rộp, sưng, bong tróc da. Miệng, môi, mặt, cổ họng hoặc lưỡi bị sưng.
Tương tác thuốc của Carbimazol
Trong quá trình sử dụng biệt dược có chứa hoạt chất Carbimazol, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc, vitamin nào. Đặc biệt một số nhóm thuốc sau đây có thể làm thay đổi tác dụng, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ của Carbimazol. Cụ thể:
- Một số loại thuốc tim mạch như Digoxin.
- Nhóm thuốc kháng sinh như Erythromycin.
- Nhóm thuốc sử dụng cho các vấn đề liên quan đến hô hấp như theo theophyllin.
- Nhóm thuốc bàng quang được kê liều cho người bị tiểu không kiểm soát hoặc các vấn đề bàng quang khác.
- Thuốc chẹn beta trong điều trị huyết áp.
- Thuốc chống đông máu như warfarin.
- Nhóm thuốc Steroid như prednisolone.
- Các nhóm thuốc khác như amiodarone, iod, KI, iodoglycerol, iod phóng xạ.
Carbimazol có thể giảm tác dụng khi sử dụng với một số loại thuốc khác
Lưu ý từ chuyên gia khi dùng thuốc Carbimazol
Trên thực thế, khi sử dụng thuốc Carbimazol bạn sẽ không cần phải kiêng rượu, bia hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn vẫn nên hạn chế các loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,... Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị chóng mặt.
Ngoài ra, chuyên gia cũng đề xuất bạn nên thực hiện chế độ ăn uống nhạt, ít iod. Chế độ này sẽ giúp hạn chế iod trong cơ thể (hoạt chất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp). Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng cường giáp an toàn, hiệu quả, nhiều người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính từ hảo tảo. Đây là thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn, tiêu nhỏ khối bướu, ổn định nồng độ hormone tuyến giáp.
Vào năm 2012, một nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Hải tảo có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ cải thiện triệu chứng của các bệnh tuyến giáp như: Cường giáp, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp,... Khi kết hợp hải tảo cùng các vị thảo dược quý khác như: Bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... thì tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, kết hợp đông y và tây y là hướng điều trị mới được nhiều người lựa chọn.
Trên hết, những thông tin trong bài viết được tổng hợp và mang tính chất tham khảo. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định điều trị, sử dụng Carbimazol của bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quá trình dùng thuốc, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Link tham khảo
https://www.nhs.uk/medicines/carbimazole/
https://patient.info/medicine/carbimazole-tablets
https://www.healthnavigator.org.nz/medicines/c/carbimazole/
https://go.drugbank.com/drugs/DB00389
Bình luận