Thuốc Azithromycin và tất cả những điều cần biết trước khi dùng
Giới thiệu về thuốc kháng sinh Azithromycin
Vấn đề đầu tiên bạn cần biết về thuốc Azithromycin chính là những dạng bào chế hiện tại của thuốc, tác dụng của thuốc như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng với mục đích điều trị.
Azithromycin là thuốc gì? Có những dạng nào?
Azithromycin là thuốc kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục. Hiện tại Azithromycin được sản xuất với khá nhiều hàm lượng khác nhau dưới dạng viên nén hoặc hỗn hợp pha uống. Ví dụ như:
- Viên nén: Có các hàm lượng như Azithromycin 500mg đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên, Azithromycin 250mg đóng gói hộp 10 vỉ x 6 viên.
- Dạng bột pha uống đơn liều: Azithromycin 100mg, Azithromycin 200mg đều được đóng gói hộp 24 gói x gói 1,5g.
- Dạng bột pha uống đa liều: Azithromycin 200mg/5ml.
Hiện tại, thuốc Azithromycin được sản xuất từ nhiều đơn vị khác nhau nha Traphaco, DHG Pharma, Sandoz.
Azithromycin được dùng trong nhiều trường hợp nhiễm trùng như viêm đường hô hấp
Cơ chế và công dụng của thuốc Azithromycin
Azithromycin là hoạt chất kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm kháng sinh macrolid với tên gọi là azalid. Nhờ cơ chế kìm khuẩn, ức chế protein của các vi khuẩn nhạy cảm, Azithromycin được sử dụng để ngăn chặn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, viêm, nhiễm khuẩn trong cơ thể.
Nhờ cơ chế đó, thuốc có tác dụng, ức chế, ngăn ngừa các loại vi khuẩn sau:
- Vi khuẩn ưa khí: Bao gồm cà Gram dương và Gram âm.
- Nhóm vi khuẩn Mycoplasma: Vi sinh vật có tính kháng axit cồn, tạo ra các lipids, acid béo.
- Nhóm vi khuẩn kỵ khí như Clostridium, Prevotella, Clostridium perfringens.
- Nhóm vi khuẩn khác: Chlamydia, Mycoplasma, Xoắn khuẩn, các vi sinh vật khác.
Nhờ vào các tác dụng đó, thuốc Azithromycin thường được chỉ định trong một số bệnh lý như:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp (trên và dưới) mức độ vừa, nhẹ: Viêm Amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm lợi gây sưng lợi, viêm phổi cộng đồng, viêm xoang cấp, phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các bệnh nhiễm virus Chlamydia Trachomatis: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, viêm cơ quan tiểu khu, viêm phổi trẻ em, bệnh mắt hột do loại vi khuẩn này gây ra.
Các bệnh lây qua đường tình dục: Lậu, viêm niệu quản (nguyên nhân do lậu cầu), hạ cam.
Bệnh lý khác: Ho gà, nhiễm E.coli, Shigella, nhiễm legionella pneumophila, bệnh sốt rét, bệnh Lyme, loét tá tràng, bệnh tả, người nhiễm HIV bị nhiễm khuẩn.
Sử dụng trong dự phòng với các bệnh: Viêm nhiễm do phức hợp MAC, viêm nội tâm mạc do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết.
>>>XEM THÊM: Thuốc kháng sinh Dorogyne và 5 cảnh báo trước khi sử dụng
Cách dùng, liều dùng Azithromycin đúng cách
Để an toàn và hiệu quả của thuốc Azithromycin được phát huy tác dụng, bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Cách dùng, liều dùng trong bài viết được tổng hợp từ các nguồn y khoa uy tín, mang tính chất tham khảo.
Cách sử dụng Azithromycin
Cách sử dụng Azithromycin theo khuyến cáo như sau:
Cách dùng Azithromycin
Với mỗi dạng bào chế, bạn cần lưu ý về cách dùng thuốc khác nhau. Cụ thể:
Viên uống: Sử dụng bằng đường uống, có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn. Tuy nhiên nếu được sử dụng để điều trị vi khuẩn MAC nên dùng một lần duy nhất mỗi tuần. Không nhai, nghiền thuốc khi uống.
Với hỗn hợp dung dịch: Lắc đều dung dịch trước khi dùng. Sử dụng các dụng cụ định lượng chính xác, không sử dụng các loại thìa, dụng cụ đo đếm trong nhà bếp. Bạn có thể sử dụng ống xilanh để lấy được chính xác liều cần dùng.
Dạng bột pha hỗn dịch: Pha với nước theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ. Tỷ lệ thường thấy là 1g Azithromycin pha cùng 60ml nước. Sử dụng ngay lập tức sau khi đã pha thuốc.
Nên dùng Azithromycin dạng bột ngay sau khi pha hỗn dịch
Liều dùng Azithromycin
Liều dùng của thuốc kháng sinh Azithromycin sẽ tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe, độ tuổi, các triệu chứng, phản ứng với liều đầu tiên để điều chỉnh liều dùng phù hợp. Vì vậy, khuyến cáo bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để có thể biết được liều lượng, thời gian sử dụng phù hợp.
Những thông tin về liều dùng của Azithromycin dưới đây được tổng hợp từ nguồn y khoa uy tín, sử dụng cho các bệnh phổ biến và chỉ mang tính chất tham khảo. Cụ thể:
Điều trị bệnh viêm phế quản
Người lớn trên 18 tuổi: Liều dùng điển hình 500mg/ngày, sử dụng 1 lần duy nhất trong 3 ngày. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê liều 500mg/lần/ngày cho ngày đầu tiên, các ngày tiếp theo từ ngày 2 đến ngày 5 giảm còn 250mg/lần/ngày.
Điều trị viêm xoang
Người lớn trên 18 tuổi: Điển hình 500mg/lần/ngày. Dùng trong 3 ngày liên tiếp.
Trẻ em 6 tháng – 17 tuổi: Điển hình 10mg/kg/lần/ngày. Dùng 3 ngày liên tiếp. Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Điều trị viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung: Liều dùng cho người lớn trên 18 tuổi từ 1 – 2g/lần/ngày tùy vào nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Điều trị loét sinh dục: 1g/lần/ngày với người lớn trên 18 tuổi.
Điều trị viêm tai giữa cấp tính: Chỉ sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng đến 17 tuổi, liều dùng 30mg/kg/lần duy nhất. Hoặc sử dụng 10mg/kg/lần/ngày trong 3 ngày. Hoặc 10mg/kg/lần trong ngày đầu tiên, các ngày tiếp theo 5mg/kg/lần/ngày, điều trị trong 5 ngày.
Điều trị nhiễm trùng da, cấu trúc da: Sử dụng cho người lớn. Liều dùng 500mg/lần/ngày đầu tiên, từ ngày thứ 2 – thứ 5 dùng 250mg/lần/ngày.
Điều trị viêm phổi mắc phải từ cộng đồng
Người lớn: Liều dùng 500mg/lần/ngày đầu tiên, từ ngày thứ 2 – thứ 5 dùng 250mg/lần/ngày. Nếu dùng dung dịch tiêm thì liều dùng là 500mg/lần duy nhất trong 2 ngày.
Trẻ em từ 6 tháng – 17 tuổi: 10mg/kg/lần trong ngày đầu tiên, các ngày tiếp theo 5mg/kg/lần/ngày, điều trị trong 5 ngày. Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Điều trị viêm họng, viêm amidan
Người lớn từ 18 tuổi: Liều dùng 500mg/lần/ngày đầu tiên, từ ngày thứ 2 – thứ 5 dùng 250mg/lần/ngày.
Trẻ em từ 2 – 17 tuổi: 12mg/kg/lần/ngày, điều trị trong 5 ngày, không quá 500mg/ngày. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Tuyệt đối tuân thủ liều dùng Azithromycin được chỉ định bởi bác sĩ
Xử lý khi quên/quá liều
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể quên hoặc dùng quá liều Azithromycin. Trong trường hợp đó, bạn có thể xử lý như sau:
Quên hoặc bỏ lỡ lịch dùng thuốc: Quên liều hoặc bỏ lỡ lịch dùng thuốc có thể khiến cho Azithromycin không phát huy được tác dụng tốt hoặc ngừng tác dụng điều trị. Vì vậy, hãy sử dụng ngay khi vừa nhớ ra, tuy nhiên nếu sắp đến liều tiếp theo, hãy liên hệ cho bác sĩ để được hướng dẫn.
Quá liều thuốc: Hiện tại, tư liệu về quá liều thuốc Azithromycin chưa quá rõ ràng. Tuy vậy người bệnh vẫn có thể gặp các triệu chứng bất thường khi quá liều thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nghe kém. Quá liều thuốc kháng sinh này cũng có thể gây ảnh hưởng đến gan, nhịp tim không đều. Nếu bạn cho rằng mình đã dùng quá liều, hãy liên hệ ngay trung tâm cấp cứu hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Đối tượng chống chỉ định của thuốc Azithromycin
Một số trường hợp không được hoặc nên cẩn trọng khi sử dụng Azithromycin. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ:
Chống chỉ định: Người bị mẫn cảm, dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với Azithromycin, thành phần trong thuốc hoặc với bất kỳ loại kháng sinh nào.
Đối tượng cần thận trọng về liều lượng sử dụng:
- Người bị nhược cơ: Azithromycin có thể làm các triệu chứng của nhược cơ trầm trọng hơn.
- Người có vấn đề liên quan đến tim mạch: Thuốc có thể làm nhịp tim bất thường, tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, suy tim.
- Phụ nữ đang mang thai, có ý định mang thai và cho con bú.
- Từng có tiền sử bị vàng da hoặc các vấn đề khác liên quan đến gan khi sử dụng thuốc trước đó. Người có chứng năng thận đang bị tổn thương.
- Nhà sản xuất cảnh báo không sử dụng thuốc cho người bệnh viêm phổi vừa, nặng đang điều trị ngoại trú.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu, có khả năng nhiễm khuẩn đang được điều trị tại bệnh viện.
- Người có hàm lượng kali trong máu.
Người bị dị ứng với Azithromycin không được sử dụng thuốc này
Nên thận trọng vấn đề gì khi dùng Azithromycin?
Azithromycin là dòng thuốc kháng sinh có độ sát khuẩn khá cao. Do đó, khi sử dụng Azithromycin người bệnh cần lưu ý về tác dụng phụ, tương tác của thuốc.
Tác dụng phụ có thể gặp phải của Azithromycin
Khi sử dụng Azithromycin không đúng cách, liều dùng, cơ thể bạn sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như sau:
Tác dụng phụ thường gặp
Đây là nhóm tác dụng phụ có thể diễn ra ở 1/100 người dùng. Nếu gặp những tác dụng phụ này, bạn vẫn có thể dùng thuốc tiếp tục, nhưng cần nói chuyện với bác sĩ, dược sĩ nếu như các tác dụng phụ này không biến mất. Tác dụng phụ thường gặp gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, chóng mặt, khẩu vị bị thay đổi không rõ nguyên nhân, đau bụng hoặc co cứng cơ bụng.
Tác dụng phụ ít gặp và nguy hiểm
Là nhóm tác dụng phụ chỉ gặp ở 1/1000 trường hợp người dùng. Nếu gặp các trường hợp này, bạn cần lập tức ngưng thuốc, gọi điện ngay cho bác sĩ/dược sĩ để được hướng dẫn xử lý. Những tác dụng phụ nguy hiểm này bao gồm:
- Trẻ dùng thuốc Azithromycin và trở nên cáu kỉnh, nôn mửa ngay cả khi đang bú, ăn. Sử dụng liều đầu tiên sau 30 phút xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
- Xuất hiện các cơn đau ngực, nhịp tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều.
- Gan hoặc túi mật bị ảnh hưởng: Xuất hiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu hơn.
- Xuất hiện hiện tượng ù tai, thậm chí bị mất thính lực tạm thời, đứng không vững, chóng mặt.
- Gây viêm tụy: Xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội khu vực bụng trên bên trái, sau đó lan sang vùng lưng.
- Xuất hiện tiêu chảy kèm với chuột rút cơ, có máu và chất nhầy. Hoặc tiêu chảy nặng không có máu, chất nhầy nhưng diễn ra quá 4 ngày.
- Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ: Triệu chứng điển hình như nổi phát ban, ngứa, đỏ, sưng, bong tróc da, phồng rộp, khó thở, khó nói, thở khò khè, miệng, mặt, môi, cổ họng bị sưng tấy.
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ buồn nôn, nôn mửa sau khi dùng Azithromycin
Thận trọng về tương tác thuốc của Azithromycin
Azithromycin có thể tạo ra các tương tác làm giảm tác dụng, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ khi sử dụng với một số loại thuốc khác. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng một trong những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng axit, điều trị khó tiêu: Tăng tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thính giác.
- Thuốc chống đông máu Warfarin: Tăng nguy cơ bị chảy máu cao hơn.
- Thuốc trị đau đầu: Ví dụ như Ergotamin, dihydroergotamin.
- Thuốc ngăn ngừa hệ miễn dịch phản ứng quá mức: Ví dụ như cyclosporin, tacrolimus.
- Digoxin: Ảnh hưởng đến sự chuyển hóa digoxin trong ruột.
- Thuốc làm ảnh hưởng đến nhịp tim: Thuốc chống trầm cảm (Citalopram), thuốc chống loạn thần, thuốc chống say.
- Một số loại thuốc khác: Thuốc trị gout (colchicine), thuốc kháng sinh khác, thuốc điều trị HIT (Nelfinavir), thuốc statin giảm cholesterol (simvastatin, atorvastatin).
Dược sĩ cảnh báo về quá trình dùng Azithromycin
Trong quá trình sử dụng Azithromycin, bạn cần lưu ý hạn chế lái xe, vận hành máy móc hoặc những công việc tỉnh táo khác. Bởi, thuốc có thể gây ra hiện tượng chóng mặt và ảnh hưởng đến các hoạt động này. Vì vậy bên cạnh sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, bạn đọc cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các thảo dược như lá trầu không, sáp ong để cải thiện các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nghiên cứu vào năm 2017 đã cho thấy sáp ong có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn khác nhau từ đó hạn chế nguy cơ xuất hiện bệnh lý tại răng miệng.
Thảo dược thiên nhiên ngăn ngừa vấn đề nhiễm khuẩn răng miệng
>>>XEM THÊM: Tổng quan về viêm chân răng và 7 cách chữa hiệu quả tại nhà
Tạm kết
Với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, hy vọng bạn đã hiểu hơn về thuốc kháng sinh Azithromycin. Dù được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhưng Azithromycin vẫn có thể đem lại các tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, hãy lưu ý và tuân thủ về cách dùng, hướng dẫn đến từ bác sĩ/dược sĩ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Azithromycin, hãy liên hệ ngay tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5768961/
https://www.nhs.uk/medicines/azithromycin/
https://www.drugs.com/azithromycin.html
https://www.medicalnewstoday.com/articles/azithromycin-oral-tablet#other-warning
Bình luận