Thông tin về Acid Folic và cách sử dụng với đối tượng đặc biệt
Acid Folic là một thành phần trong nhóm vitamin B phức hợp. Trong cơ thể người, Acid Folic tham gia vào nhiều nhiệm vụ quan trọng như phân chia tế bào, đặc biệt cần cho phát triển của hồng cầu máu. Thiếu hụt Acid Folic có thể gây ra nhiều các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai và những người bị bệnh lý liên quan đến thận. Vậy, Acid Folic là gì? Nên sử dụng Acid Folic như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả như mong muốn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết về Acid Folic ngay sau đây.
Thông tin cần biết về Acid Folic trước khi dùng
Acid Folic dù có thể không lạ với nhiều người nhưng trên mỗi đối tượng khác nhau thì đều có những vai trò nhất định. Acid Folic được sử dụng nhiều trên phụ nữ có thai và người bệnh thận, vậy trước khi sử dụng hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến Acid Folic.
Tìm hiểu về Acid Folic là gì?
Acid Folic hay còn có tên khác là Vitamin B9, Folacin hay Folat là một loại vitamin B tự nhiên. Nó được dự trữ trong cơ thể nằm trong khoảng từ 10-30mg và phần lớn được lưu trữ tại gan, còn lại được phân chia ở các mô và trong máu. Nó là một chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể, cần được bổ sung hàng ngày qua đường ăn uống.
Ở mỗi đối tượng khác nhau nhu cầu về lượng Acid Folic cần cho cơ thể là không giống nhau. Ví dụ như: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần bổ sung khoảng 600-800mcg mỗi ngày. Nhưng đối với người bình thường lượng Acid Folic cần chỉ khoảng 400 mcg mỗi ngày.
Do đó việc thiếu hụt Acid Folic có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt bà bầu không cung cấp đủ lượng Acid Folic có thể gây ra các dị tật về thần kinh ở trẻ. Những trường hợp đang bị mắc các bệnh lý về thận có thể gây tăng urê huyết và bệnh thận trầm trọng hơn.
Các loại thuốc Acid Folic hiện tại phổ biến trên thị trường dạng viên uống bao gồm:
- Viên nén hàm lượng 0,4 mg, 0,8 mg và 1mg
- Viên nén không có chất bảo quản hàm lượng 0,4 mg và 0,8 mg
- Viên nang hàm lượng 5mg và 20 mg
Ngoài ra có thêm dạng dung dịch tiêm có hàm lượng duy nhất là 5 mg/ml
Vì vậy, khi có những triệu chứng thiếu Acid Folic sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để bổ sung ngay chất cần thiết này. Cụ thể các dấu hiệu thiếu Acid Folic như sau:
- Trong người cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối.
- Khó tập trung.
- Thường thấy đau đầu, tim đập nhanh.
- Xuất hiện vết loét trên lưỡi hay bên trong khoang miệng.
- Có sự thay đổi màu da, tóc hay trên móng chân, móng tay.
Acid Folic được sử dụng nhiều ở phụ nữ có thai và người bệnh thận
Vai trò của Acid Folic trong cơ thể
Acid Folic có vai trò khá quan trọng. Đặc biệt là với bà bầu và người đang bị bệnh thận mạn tính. Cụ thể như sau.
Vai trò của Acid Folic với người bình thường
Acid Folic cùng với các loại vitamin B khác có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Nếu thiếu hụt Acid Folic có thể khiến tình trạng thiếu máu xảy ra, khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể bị suy giảm.
Ngoài ra, chất này cũng có vai trò quan trọng với các chức năng thần kinh. Nó là thành phần cần thiết trong việc hình thành các DNA trong cơ thể, chúng cho phép việc sao chép tế bào được bình thường hơn. Bạn có thể thấy ngay những tế bào luôn được sản sinh mới hàng ngày như móng tay, móng chân, da, tóc...
Vai trò của Acid Folic cho bà bầu
Acid Folic có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa dị tật ở trẻ trong thời kỳ mang thai. Nó là thành phần quan trọng phát triển não và tủy sống của thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy thiếu Acid Folic trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các dị tật ống thần kinh rất nguy hiểm như: tật nứt đốt sống, chứng thiếu não (không có não khi sinh ra).
Vai trò đối với những người bị bệnh thận
Chức năng thận suy giảm khiến phosphat máu tăng lên ở người thận bị mạn tính, từ đó tăng các nguy cơ bị bệnh tim mạch, nếu đã kèm bệnh tim mạch sẽ dễ bị biến cố sức khỏe và dẫn đến tử vong. Acid Folic có vai trò giúp giảm mức homocysteine, từ đó giảm nguy cơ bị tim mạch và các sự cố sức khỏe ở nhóm đối tượng này.
Trong một số nghiên cứu, Acid Folic được chỉ ra rằng nó có thể làm giảm nguy cơ tiến triển của các bệnh lý liên quan đến thận, đặc biệt là các bệnh thận mạn. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm tỷ lệ bị suy thận. Tỷ lệ nguy cơ giảm theo số liệu lâm sàng của các nghiên cứu này khoảng 56% và khảng 44% người bệnh thận mạn tính tiến triển thành suy thận.
Tuy vậy, đây mới chỉ là những thử nghiệm lâm sàng và chưa có các công bố hay chứng minh cụ thể nào. Vì vậy, người bệnh thận cần tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn về các loại thuốc được sử dụng khi điều trị bệnh.
Acid Folic giúp giảm tiến triển bệnh ở người mắc bệnh thận mạn tính
Hướng dẫn sử dụng Acid Folic hiệu quả
Liều dùng cho mỗi bệnh lý điều trị Acid Folic là khác nhau do đó mọi người không nên uống tùy ý mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Dưới đây mà một số khuyến cáo cho mọi người có thể tham khảo.
Liều dùng, cách dùng Acid Folic
Acid Folic có công dụng trên mỗi bệnh là khác nhau nên liều dùng cho từng bệnh sẽ có khác biệt, cụ thể:
Bệnh thiếu máu Megaloblastic
- Liều dùng cho người lớn: 1mg một lần mỗi ngày-đường uống hoặc tiêm.
- Ưu tiên đường uống, dùng đường tiêm khi bệnh nhân không hấp thụ được qua đường tiêu hóa.
- Dùng cho đến khi triệu chứng lâm sàng của thiếu hụt Acid Folic trở lại bình thường.
Tình trạng thiếu hụt Acid Folic
- Liều dùng cho người lớn: 400 microgam đường tiêm hoặc đường uống một lần mỗi ngày.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay đang cho con bú thì liều dùng là 800 microgam mỗi lần một ngày.
- Liều dùng cho trẻ sơ sinh: 0,1 mg đường uống, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần mỗi ngày.
- Liều dùng cho trẻ em:
- Liều khởi đầu: 1mg đường uống hoặc tiêm mỗi lần một ngày
- Liều duy trì: Trẻ từ 1 đến 10 tuổi uống hoặc tiêm liều 0,1-0,4 mg. Liều cho trẻ trên 10 tuổi là 0,5 mg đường uống hoặc tiêm.
Sử dụng cho người bệnh thận
Với người bị bệnh thận mạn và ở giai đoạn cuối, nồng độ của homocysteine sẽ cao hơn. Vì vậy, trường hợp này thường được kiến nghị với liều khoảng 800 microgam - 40mg mỗi ngày. Trên mọi đối tượng sử dụng Acid Folic điều trị thì chỉ cần dùng một liều duy nhất dù đường tiêm hay đường uống và dùng vào thời điểm giữa hai bữa ăn.
>>>XEM THÊM: Bệnh suy thận mạn có mấy giai đoạn?
Xử trí khi bỏ quên liều hoặc quá liều
Xử trí khi bỏ quên liều: Uống càng sớm càng tốt sau khi nhớ ra, nhưng nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua và uống liều tiếp theo. Không gấp đôi liều để uống bù liều quên.
Xử trí khi quá liều: Theo dõi khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì tìm kiếm ngay sự giúp đỡ từ các cơ sở y tế.
Không được nhân đôi liều khi bỏ quên liều trước đó
Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng Acid Folic
Tuyệt đối không sử dụng khi bạn bị dị ứng với Acid Folic. Thận trọng khi sử dụng Acid Folic nếu bạn bị bệnh lý về thận, nhiễm trùng, nghiện rượu, bệnh lý liên quan đến rối loạn máu. Cung cấp thông tin về tiền sử cho bác sĩ điều trị. Đặc biệt với một số vấn đề sức khỏe sau:
- Động kinh hoặc các rối loạn có co giật khác.
- Xơ gan, các bệnh về gan có liên quan.
- Bệnh thận.
- Các bệnh về máu như: thiếu máu tan máu, thiếu máu ác tính.
- Nhiễm trùng.
- Nghiện rượu.
Tác dụng phụ của Acid Folic có thể gặp
Acid Folic rất hiếm khi xuất hiện tác dụng phụ, một số trường hợp có thể bị đau bụng hoặc dị ứng thuốc. Hầu hết, những phản ứng nguy hiểm khi dùng Acid Folic đều xuất phát từ việc sử dụng quá liều lượng thuốc cho phép hoặc sử dụng cho đối tượng cần thận trọng. Cụ thể như sau:
- Dùng với liều lượng hơn 1 mg mỗi ngày khiến người bệnh có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu, lú lẫn, các phản ứng trên da, co giật. Vì vậy lưu ý không tự ý tăng liều quá 1g khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Acid Folic không chuyển hóa và tăng nguy cơ tự kỷ và phát triển nhận thức thần kinh.
- Dùng thực phẩm nhiều Acid Folic có thể che dấu đi thiếu hụt vitamin B12
- Acid Folic trong cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuy nhiên khi dùng 0,8-1 mg mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư hoặc nguy cơ đau tim. Do đó để an toàn các bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc ung thư hoặc có vấn đề về tim cần lưu ý tránh dùng Acid Folic liều cao.
- Người trưởng thành sa sút thần kinh.
- Giảm chức năng miễn dịch: Bổ sung axit folic liều cao có thể ngăn chặn chức năng miễn dịch bằng cách làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch bảo vệ, bao gồm cả tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và sự hiện diện của axit folic chưa chuyển hóa có thể liên quan đến việc giảm hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên
- Acid Folic, vitamin B6, vitamin B12 có thể làm trầm trọng thêm các động mạch bị hẹp. Vì vậy lưu ý với người bệnh có tình trạng động mạch hẹp.
Acid Folic có thể khiến người trưởng thành bị sa sút trí tuệ
Tương tác khi sử dụng Acid Folic
Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ/dược sĩ biết khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc/vitamin nào khác nếu chuẩn bị dùng Acid Folic. Loại vitamin này có thể gây ra một số tương tác như thay đổi tác dụng, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ khi sử dụng chung với các thuốc khác. Đặc biệt là các thuốc điều trị sau :
Lời khuyên của dược sĩ khi sử dụng Acid Folic
Ngoài những thông tin cần lưu ý ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý về tương tác của thuốc với các loại thực phẩm khác. Sau đây là một số lời khuyên từ dược sĩ trước khi dùng Acid Folic:
- Acid Folic và rượu được đánh giá mức độ tương tác trung bình. Uống quá nhiều rượu trong khi đang điều trị bằng Acid Folic sẽ làm giảm hấp thu và tăng đào thải Acid Folic. Vì vậy cần lưu ý theo dõi tình trạng bệnh lý nếu thường xuyên uống rượu còn tốt nhất là không uống rượu.
- Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê vì làm giảm hấp thu Acid Folic.
- Acid Folic hoàn toàn có thể bổ sung theo đường ăn uống vì vậy mọi người nên thực hiện các chế độ ăn giàu Acid Folic để hạn chế thiếu hụt. Một số thực phẩm giàu Acid Folic thường gặp như: Rau bina, cải xoăn, trái cây (bơ, chuối, dưa lưới…), gan bò, trứng...
- Bệnh nhân thiếu Acid Folic do các bệnh lý về thận, bệnh Megaloblastic...cần đồng thời điều trị cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời với bệnh thận người bệnh cần tăng cường sức khỏe cho thận. Lựa chọn sản phẩm có các thành phần bổ thận như: Dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ... Trong đó, thảo dược dành dành đã được chứng minh trong nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, thành phần dịch chiết từ quả và thân cây có tác dụng giảm đáng kể xơ hóa thận tiến triển và bảo vệ thận hiệu quả.
>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?
- Khi điều trị với Acid Folic cần tuân thủ điều trị để được kết quả tốt nhất
- Lưu ý bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
Dành dành, đan sâm là những thảo dược giúp bổ thận hiệu quả
Theo khảo sát được Tạp chí kinh tế Việt Nam tiến hành năm 2021, có tới 92,9% người từng sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, mã đề,... có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.
Bài viết trên cung cấp thông tin về Acid Folic và những lưu ý khi dùng cho những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người suy thận. Đặc biệt trên người mắc bệnh thận Acid Folic rất hữu ích khi điều trị đồng thời, giúp làm giảm tiến triển bệnh. Dù sao bệnh thận thường không dễ chữa nên cần có kết hợp nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh, triệu chứng, cải thiện chức năng thận. Hiện nay để tăng sức khỏe cho thận các sản phẩm thảo dược đang được sử dụng rất nhiều và cho hiệu quả tốt.
Cuối cùng hy vọng rằng đây đều là những thông tin hữu ích đến bạn và người thân. Nếu bạn chưa hiểu rõ vấn đề nào hãy để lại số điện thoại để được nhận thêm tư vấn tốt nhất.
Tài liệu tham khảo
- https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1017/folic-acid
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/219853
- https://www.drugs.com/folic_acid.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6413093/
- https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/2544880
Bình luận