Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng (PUD) là tình trạng lớp niêm mạc (lớp lót bên trong) của đường tiêu hóa (GI) bị làm mòn do axit của dạ dày hoặc pepsin. Viêm loét dạ dày tá tràng sẽ bao gồm 3 dạng loét chính là:

  • Loét dạ dày: Các vết loét xuất hiện bên trong dạ dày.
  • Loét tá tràng: Vết loét xuất hiện, phát triển ở phần ruột non (tá tràng).
  • Loét thực quản: Vết loét xuất hiện dưới thực quản.

Theo các thống kê từ Dịch vụ y tế quốc gia Hoa Kỳ (NHS UK) cho thấy, ước tính có đến 10% người lớn gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời ở phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ có đến khoảng 500.000 người bị loét dạ dày, tá tràng mỗi năm.

Viem-loet-da-day-ta-trang-gay-ra-nhung-con-dau-bung-du-doi-cho-nguoi-benh.webp

Viêm loét dạ dày tá tràng gây ra những cơn đau bụng dữ dội cho người bệnh

Tìm hiểu chi tiết về viêm loét dạ dày tá tràng

Để điều trị được tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, các yếu tố nguyên nhân, dấu hiệu bệnh là điều cần thiết. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, một số phương pháp kiểm tra, chẩn đoán có thể được sử dụng.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Nhiều người thường nhầm lẫn viêm loét dạ dày, tá tràng là do tình trạng căng thẳng hoặc thực phẩm gây ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy rằng không có bằng chứng về vấn đề này.

Thay vào đó, họ đã nghiên cứu và tiết lộ rằng có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid NSAID và vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Cụ thể về nguyên nhân bệnh lý này như sau:

Vi khuẩn H.pylori

Đây là nguyên nhân gây ra 90% viêm loét tá tràng. H.pylori là loại vi khuẩn gram âm và được tìm thấy ở các tế bào biểu mô của dạ dày.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám vào chất nhầy trong đường tiêu hóa, gây viêm và làm cho lớp màng này bị phá vỡ. Lúc này, axit sẽ xâm nhập và ăn mòn dạ dày.

Ảnh hưởng của thuốc giảm đau

Một nguyên nhân khác gây ra viêm loét dạ dày tá tràng chính là việc sử dụng nhóm NSAID giảm đau. NSAID có thể gây ra tác dụng phụ là làm mòn lớp nhầy bên trong đường tiêu hóa. Một số loại thuốc NSAID thường sử dụng có thể gây ra tình trạng viêm loét như: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen, các loại thuốc kê toa (Cambia, Celebrex,…).

Nguyên nhân hiếm gặp hơn

Ngoài vi khuẩn và ảnh hưởng của thuốc NSAID, viêm loét dạ dày tá tràng còn có thể do một số nguyên nhân như sau:

  • Các loại thuốc men khác: Bisphosphonates, kali clorua, corticosteroid, fluorouracil,…
  • Một số tình trạng y tế: Hội chứng Zollinger Ellison, tăng bạch cầu toàn thân, cường cận giáp, bệnh xơ nang, ung thư dạ dày, ung thư phổi, u lympho, suy mạch, bệnh Crohn,..
  • Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu, xạ trị, đang chuẩn bị thực hiện phẫu thuật.

Vi-khuan-H.pylori-va-thuoc-NSAID-la-2-nguyen-nhan-chinh-gay-viem-loet-da-day-ta-trang.webp

Vi khuẩn H.pylori và thuốc NSAID là 2 nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm như:

  • Khói thuốc: Tăng nguy cơ ở những người đã bị nhiễm vi khuẩn H.pylori.
  • Rượu, bia: Gây kích ứng, ăn mòn niêm mạc dạ dày, tăng lượng axit dạ dày.
  • Bị căng thẳng quá mức nhưng không được điều trị.
  • Chế độ ăn uống có nhiều đồ ăn cay, nóng.
  • Người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid.
  • Gia đình có người từng bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Người đang bị các bệnh lý liên quan đến phổi, gan, thận.
  • Nữ giới, người trên 70 tuổi: Tăng nguy cơ bị viêm loét khi sử dụng NSAID.

Dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng

Một số trường hợp khi bị loét dạ dày tá tràng thường không có triệu chứng điển hình. Tuy vậy, triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này chính là các cơn đau, rát dạ dày. Đặc biệt khi đói bụng, axit sẽ khiến những cơn đau này ngày càng trở nên nặng. Cụ thể, triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp như sau:

  • Đau nhói, nóng rát ở khu vực bụng giữa, bụng trên ở thời điểm giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.
  • Đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí là nôn mửa.

Sẽ có một số dấu hiệu khác ít gặp hơn có thể xảy ra. Chúng bao gồm:

  • Nôn ra máu, chất nôn có thể có màu đen hoặc đỏ.
  • Máu trong phân, bạn có thể quan sát thấu phân có màu đen hoặc hắc ín.
  • Cảm thấy khó thở, mắt mờ, thiếu máu do thiếu sắt.
  • Chán ăn, khó nuốt, giảm cân bất thường không rõ nguyên do.

Mot-so-dau-hieu-viem-loet-da-day-ta-trang-co-the-xuat-hien.webp

Một số dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng có thể xuất hiện

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Để phát hiện được vết viêm loét, một số phương pháp kiểm tra chẩn đoán sẽ được sử dụng. Ví dụ như các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm kiểm tra sự xuất hiện của H.pylori: Những xét nghiệm này được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Có thể bao gồm xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, kiểm tra hơi thở.
  • Nội soi dạ dày, tá tràng: Một ống nhỏ sẽ được đưa vào cơ thể để kiểm tra hệ thống đường tiêu hóa của bạn. Nếu phát hiện ra các khối u, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để xác định nguyên nhân chính xác hơn.
  • Kiểm tra xét nghiệm GI trên: Nếu không gặp khó khăn về nuốt, bác sĩ có thể cho bạn uống Bari và tiến hành chụp X-quang khu vực dạ dày, tá tràng và thực quản để kiểm tra vết loét.

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng không gây ra nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Ngược lại, nếu tình trạng viêm loét bị bỏ qua và tiến triển lâu dài, có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như: Thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,... cụ thể:

  • Thủng dạ dày: Chúng có thể xuất hiện trên thành dạ dày, ruột non, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tại khoang bụng (viêm phúc mạc). Khi bị thủng dạ dày, bạn sẽ có biểu hiện đau bụng đột ngột và dữ dội.
  •  Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa có thể dẫn đến thiếu máu/mất máu nghiêm trọng cần phải được nhập viện và truyền máu khẩn cấp. Dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa thường khiến người bệnh đi ngoài ra phân đen, choáng váng, chóng mặt.
  • Ảnh hướng đến tiêu hóa: Các mô sẹo có thể phát triển sau tổn thương do viêm loét gây ra. Điều này gây cản trở và làm tắc nghẽn sự di chuyển của thức ăn gây đau bụng kéo dài.
  • Ung thư dạ dày: Đặc biệt ở những người bị viêm loét do vi khuẩn H. pylori sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn. Một số dấu hiệu thường gặp khi bị ung thư dạ dày như: Sụt cân, đi ngoài, nôn ra máu, đau bụng, chán ăn.

Chay-mau-trong-la-mot-bien-chung-nguy-hiem-cua-viem-loet-da-day-ta-trang.webp

Chảy máu trong là một biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Thông thường sẽ được điều trị bằng thuốc kết hợp theo dõi thêm sau điều trị ban đầu. Cụ thể:

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng như sau:

Thuốc kháng sinh diệt H.pylori: Bao gồm amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, tetracycline, levofloxacin. Bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc này với nhau tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Ngoài ra có thể phối hợp thêm thuốc ức chế bơm proton hoặc bismuth subsalicylate.

Thuốc ngăn sản xuất axit, thúc đẩy quá trình lành bệnh: Gồm thuốc ức chế bơm proton (PPI) để làm giảm axit trong dạ dày, ức chế hoạt động của các tế bào tạo axit. Bao gồm như omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, pantoprazole.

Thuốc giảm sản xuất axit: Gồm nhóm thuốc chẹn histamin (H2) ví dụ như famotidine, nizatidine, famotidine,… Nhóm này giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày tiết ra, giảm đau loét, chữa lành vết thương.

Thuốc kháng axit: Được sử dụng để trung hòa cho axit trong dạ dày, giảm đau nhanh chóng hơn. Ví dụ như cimetidin, ranitidin, famotidin,…

Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày: Bao gồm như sucralfate, misoprostol. Nhóm thuốc này giúp bảo vệ các tế bào, từ đó giúp vết loét nhanh lành.

Ngoài điều trị bằng thuốc, người bị viêm loét dạ dày tá tràng ít khi phải thực hiện các phẫu thuật. Phương pháp này chỉ cần thiết để điều trị các biến chứng của tình trạng viêm loét gây ra.

Thuoc-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-co-the-bao-gom-thuoc-khang-sinh.webp

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có thể bao gồm thuốc kháng sinh

>>>Xem thêm: Thuốc dạ dày Nexium và hướng dẫn sử dụng chi tiết, an toàn

Cách hỗ trợ điều trị và ngừa tái phát

Đa số các trường hợp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đều thành công và vết loét được chữa lành. Tuy vậy, nếu sau điều trị các triệu chứng vẫn tiếp tục và nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể thực hiện nội soi thêm để kiểm tra về bệnh lý. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Cẩn thận khi sử dụng thuốc giảm đau – cụ thể:

  • Chỉ nên sử dụng khi có sự hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ.
  • Không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc quá nhiều.
  • Sử dụng từ liều thấp nhất, uống thuốc cùng với thức ăn.
  • Không uống rượu trong khi đang điều trị bằng các loại thuốc này.

Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá: Đây là 2 thói quen có thể làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng lên cao hơn. Chúng đều làm mỏng đi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, dẫn đến axit được sản xuất nhiều hơn.

Quản lý căng thẳng: Tuy không phải là nguyên nhân gây ra viêm loét, nhưng căng thẳng có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngăn ngừa lây nhiễm H. pylori – có đến 2/3 dân số bị nhiễm loại vi khuẩn này, để giảm nguy cơ bị viêm loét do H. pylori, bạn cần:

  • Rửa tay thường xuyên với nước ấm, xà phòng.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Trong trường hợp không có xà phòng hoặc nước ở gần, bạn có thể sử dụng các loại chất khử trùng dành cho tay có cồn.
  • Chỉ uống nước sạch, nấu chín thịt, các loại thực phẩm khác trước khi ăn.

Rua-tay-thuong-xuyen-voi-xa-phong-de-giup-ngan-ngua-viem-loet-da-day-ta-trang.webp

Rửa tay thường xuyên với xà phòng để giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Chế độ ăn uống hàng ngày – đây là một trong những yếu tố góp phần hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng xảy ra, cụ thể:

  • Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ hòa tan, vitamin A, ví dụ như yến mạch, hạt lanh, cà rốt, cam, gan, bông cải xoăn, khoai lang,…
  • Tránh các loại thực phẩm, hương liệu làm tăng sản xuất ở dạ dày, ví dụ như tỏi, bột ớt, tiêu đen, caffeine,…
  • Bổ sung men vi sinh, giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột.

Sử dụng thảo dược, thành phần hỗ trợ

Bên cạnh những biện pháp trên, bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược như hạt bưởi, chè dây, dạ cẩm tím, nghệ,… Bạn cũng cần bổ sung thêm glycein, kẽm,… để giúp hỗ trợ tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, giảm tiết axit dạ dày, bảo vệ thành niêm mạc, hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó:

Thành phần glycein

Tác dụng với loét dạ dày của thành phần này đã được nghiên cứu bởi tác giả M. Tariq cùng cộng sự, được đăng tải tại thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI). Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính của glycine ngăn cản dạ dày tiết axit, bảo vệ niêm mạc và làm lành vết loét.

Chiết xuất từ hạt bưởi

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả từ Cao đẳng Y tế Đại học Jagiellonian (Ba Lan) về tác dụng của các thành phần được chiết xuất từ hạt bưởi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hạt bưởi có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa giúp làm dịu đường tiêu hóa. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, hạt bưởi giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét, cải thiện bệnh hiệu quả.

Hat-buoi-giup-lam-giam-cac-vet-viem-loet-da-day-ta-trang.webp

Hạt bưởi giúp làm giảm các vết viêm loét dạ dày tá tràng

Tóm lại, khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng sẽ xảy ra. Tuy vậy, triển vọng điều trị của bệnh lý này khá tích cực nên bạn có thể không cần quá lo lắng khi chẳng may bị viêm loét, đau dạ dày.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Trên đây là những thông tin về viêm loét dạ dày tá tràng mang tính chất tham khảo thêm. Nếu bạn vẫn còn các vấn đề khác cần giải đáp, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn.

Tham khảo

https://www.webmd.com/digestive-disorders/peptic-ulcer-overview

https://emedicine.medscape.com/article/181753-overview#showall

https://www.healthline.com/health/peptic-ulcer

Dược sĩ Thanh Lan

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Da-Day-A-Au.webp

Bình luận