Câu hỏi:

Bố tôi bị thoái hóa khớp háng đi lại đau mà ngồi nghỉ ngơi cũng đau, nhất là vào ban đêm cảm giác đau nhức lại dữ dội hơn. Bố tôi cũng đã đi khám bác sĩ và được kê một số loại thuốc để điều trị. Nhiều người bảo nên tập thể dục để giảm đau nhanh hơn, nhưng tình trạng của bố tôi như vậy có nên tập thể dục không? Mong được chuyên gia giải đáp.

(Phùng Văn Tú - Hà Giang)

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi!

Thoái hóa khớp háng sẽ có các triệu chứng phổ biến như đau mặt trước, mặt trong của đùi, bẹn, đôi khi lan cả xuống khớp gối làm hạn chế khả năng vận động trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên nếu không vận động thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng đau nhức ở khớp háng nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng teo cơ. Người bệnh nên tập các bài tập chuyên biệt giúp tăng cường các nhóm cơ, hạn chế áp lực lên khớp háng, từ đó cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Dưới đây là 3 bài tập hỗ trợ giảm đau, cứng khớp cho người bị thoái hóa khớp háng mà bạn có thể tham khảo:

  1. Bài tập căng giãn khớp háng

  • Người bệnh ngồi xếp bằng, 2 gót chân áp sát vào nhau 

  • Từ từ kéo hai bàn chân mở rộng ra để khớp háng được căng giãn tốt nhất 

Tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp căng giãn khớp háng và cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng 

Tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp căng giãn khớp háng và cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng 

  1. Bài tập kéo đầu gối

  • Người bệnh nằm ngửa trên thảm tập, co hai đầu gối lại

  • Dùng tay kéo đầu gối áp sát vào ngực. Nếu thấy đau hãy dừng lại

Người bệnh nên thực hiện bài tập với cường độ nhẹ trước sau đó tăng dần để tránh gây áp lực mạnh lên khớp háng 

Người bệnh nên thực hiện bài tập với cường độ nhẹ trước sau đó tăng dần để tránh gây áp lực mạnh lên khớp háng 

  1. Tư thế cây cầu 

  • Nằm ngửa trên sàn, bàn tay úp

  • Siết chặt cơ mông và từ từ nâng cao mông lên khỏi mặt sàn cho tới khi cằm gần chạm ngực

  • Giữ tư thế trong 8-10 giây sau đó hạ xuống 

Tư thế cây cầu tập trung tăng cường các cơ, giảm áp lực lên khớp háng

Tư thế cây cầu tập trung tăng cường các cơ, giảm áp lực lên khớp háng

Bạn cần lưu ý thực hiện các bài tập với cường độ nhẹ sau đó tăng dần. Nếu trong quá trình tập luyện cảm thấy đau khớp háng thì nên ngừng ngay. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện các bài tập để đảm bảo không làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Bên cạnh việc tập thể dục, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho người thoái hóa khớp, viêm khớp có thành phần chính là Hy thiêm để giúp cải thiện tình trạng đau khớp, sưng, nóng, viêm khớp và làm chậm tiến triển của thoái hóa khớp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng đau đầu gối, đau khớp hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia xương khớp

Bình luận