Trên toàn cầu, ước tính có tới khoảng 2 tỷ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy. Trong đó có khoảng 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy hàng năm. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 5 cách trị tiêu chảy hiệu quả, nhanh chóng. 

Đảm bảo bù đủ nước là cách trị tiêu chảy đơn giản nhất

Trong tất cả các trường hợp tiêu chảy, việc bù nước là điều cần thực hiện. Đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi - những đối tượng dễ bị mất nước. Việc bù nước có thể được thực hiện đơn giản bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc uống nước ép hoa quả, cháo loãng,... Sau mỗi lần đi ngoài, cần tiến hành bù lại lượng chất lỏng đã mất bằng ít nhất 1 cốc nước. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

can-dam-bao-bu-du-nuoc-khi-bi-tieu-chay.webp

Cần đảm bảo bù đủ nước khi bị tiêu chảy

>>> XEM THÊM: Bé 5 tuổi bị tiêu chảy uống nước cam được không?

Bổ sung Oresol - dung dịch điện giải khi bị tiêu chảy

Khi người bệnh mất nước do tiêu chảy, một lượng lớn điện giải cũng theo đó mà mất đi. Việc bổ sung kịp thời nước và Oresol giúp tránh được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra. Về mặt sinh lý học, lượng nước trong cơ thể chiếm khoảng 65%. Vì vậy, khi cơ thể bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy cấp có thể dẫn đến tử vong do sốc. 

Nên bắt đầu sử dụng Oresol ngay khi có các dấu hiệu của sự mất nước như: Khát nước, da khô, miệng khô, nước tiểu sẫm màu, đau đầu. Nếu xuất hiện các dấu hiệu mất nước nặng như chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp hạ, chuột rút,... thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Sử dụng Oresol như thế nào cho đúng và hiệu quả?

Oresol là thuốc đã quá quen thuộc và phổ biến với mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu Oresol không được sử dụng đúng hướng dẫn thì không những không đem lại hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng ngược. Do vậy, bạn cần chú ý đến những nguyên tắc sau khi sử dụng Oresol:

- Pha gói bột với đúng lượng nước theo hướng dẫn trên nhãn là quy tắc quan trọng nhất để thu được dung dịch Oresol có nồng độ điện giải như tính toán. Điều này nhằm đảm bảo áp lực thẩm thấu và sự hấp thu nước cho cơ thể. 

- Mỗi gói thuốc chỉ nên pha một lần với lượng nước ghi trên nhãn, không nên chia nhỏ gói thuốc cho nhiều lần pha sẽ không đảm bảo được tính chính xác về hàm lượng.

- Chỉ sử dụng nước trắng để pha Oresol, tốt nhất là nước tinh khiết, không nên dùng nước khoáng. Tuyệt đối không được pha Oresol bằng sữa, nước ngọt, nước trái cây,...

- Không pha Oresol bằng nước nóng. Nếu pha bằng nước đun sôi để nguội thì phải chờ nước nguội hẳn mới tiến hành pha.

- Dung dịch Oresol nên được sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi pha. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể dùng trong vòng 24 giờ và cần lắc đều trước khi uống.

oresol-can-duoc-pha-dung-ty-le-theo-huong-dan.webp

Oresol cần được pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn

Liều lượng điện giải phù hợp là bao nhiêu?

Nên chia dung dịch Oresol thành nhiều lần uống trong ngày. Tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 - 3 gói/ngày. 

Đối với trẻ em, liều lượng điện giải cần được sử dụng như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi uống khoảng 50ml sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi uống khoảng 100ml sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ từ 6 - 10 tuổi, uống khoảng 150ml sau mỗi lần đi ngoài.
  • Với trẻ trên 10 tuổi, cần uống cho đến lúc hết cảm giác khát nước.

Sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy

  • Thuốc chữa bệnh tiêu chảy Berberin

Berberin là loại thuốc chữa bệnh tiêu chảy rất phổ biến. Thuốc có khả năng kháng khuẩn, chống viêm giúp điều trị một số tổn thương do viêm nhiễm. Berberin được bán ở hầu hết các hiệu thuốc, rất dễ dàng để mua. Tuy nhiên thuốc có vị đắng nên thường không dùng cho trẻ nhỏ vì rất khó uống.

thuoc-tri-tieu-chay-berberin.webp

Thuốc trị tiêu chảy Berberin

  • Thuốc cầm tiêu chảy Diphenoxylate

Diphenoxylate có tác dụng làm giảm nhu động ruột và sự co bóp ruột hiệu quả nên thường được chỉ định trong điều trị chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần. Mặt khác, do làm giảm nhu động ruột nên nước và điện giải di chuyển trong lòng ruột chậm hơn, từ đó hạn chế tình trạng mất nước, giúp phân thành khuôn.

Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, khô miệng, mẩn ngứa, táo bón…

  • Thuốc chữa tiêu chảy Loperamid

Loperamid là loại thuốc trị tiêu chảy có tác dụng làm giảm số lần đi ngoài mà không gây ảnh hưởng tới thần kinh trung ương. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và tiêu chảy mạn tính. 

Thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như dị ứng, mẩn ngứa và táo bón.

  • Thuốc trị tiêu chảy Hidrasec

Hidrasec là thuốc trị tiêu chảy có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp từ trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi thể trạng của người bệnh do làm giảm sự bài tiết nước và điện giải trong ruột non. Lưu ý rằng không sử dụng thuốc này cho người già và trẻ em dưới 12 tuổi. Hidrasec là thuốc an toàn, tuy nhiên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp là: khó nuốt, khó thở, phát ban,…

  • Thuốc điều trị tiêu chảy Pepto Bismol

Pepto Bismol là một thuốc phổ biến chuyên điều trị các vấn đề về tiêu hóa và dạ dày. Thuốc chứa thành phần chính là bismuth subsalicylate, có tác dụng làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tăng cường quá trình co bóp của dạ dày để tiêu hóa thức ăn, nhờ đó, giúp giảm số lần đi ngoài.

  • Thuốc trị tiêu chảy Racecadotril

Loại thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế enzym enkephalinase (một enzym peptidase màng tế bào nằm ở nhiều mô và đặc biệt là biểu mô ruột non) trong cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn đến giảm tiết dịch, ngăn chặn tình trạng mất chất điện giải và làm giảm số lần đi ngoài.

Thuốc có các dạng bào chế như viên nén, viên nang và hỗn hợp dịch uống với công dụng chính là điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp.

  • Thuốc tiêu chảy Smecta

Thuốc có tác dụng bao phủ niêm mạc đại tràng, giúp làm giảm tình trạng kích ứng và giảm số lần đi ngoài. Hơn nữa, Smecta còn được dùng trong điều trị các bệnh lý liên quan như trào ngược dạ dày – thực quản.

thuoc-tri-tieu-chay-smecta.webp

Thuốc trị tiêu chảy Smecta

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy được Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

  • Tiêu chảy do vi khuẩn E.coli: Ưu tiên kháng sinh nhóm Quinolon, uống hoặc truyền trong 5 ngày.
  • Tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium difficile: Ưu tiên sử dụng Metronidazol hoặc Vancomycin.
  • Tiêu chảy do Shigella hoặc Salmonella: Ưu tiên sử dụng kháng sinh Quinolon.
  • Tiêu chảy do vi khuẩn tả: Sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon, Ciprofloxacin hoặc Azithromycin.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kháng sinh.

Bổ sung men vi sinh

Đã có nhiều bằng chứng về vai trò của men vi sinh đối với bệnh tiêu chảy. Trong đó, điển hình là việc bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis. Đây là lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột; khả năng cạnh tranh và ức chế tốt với các vi khuẩn gây hại khác.

Một nghiên cứu đánh giá tác dụng của vi khuẩn Bacillus subtilis trong việc kích thích miễn dịch và tăng cường khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm trên người ở độ tuổi trung niên đã được tiến hành trên 100 đối tượng độ tuổi từ 60 - 74. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung Bacillus subtilis giúp kích thích phản ứng miễn dịch ở người cao tuổi. Nghiên cứu khác của Massimo Marzorati năm 2020 cho biết: lợi khuẩn Bacillus subtilis làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy do kháng sinh.

men-vi-sinh-chua-bacillus-subtilis-co-tac-dung-tot-trong-dieu-tri-tieu-chay.webp

Men vi sinh có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy

Như vậy, khi bị tiêu chảy, bạn không nên quá lo lắng. Trong hầu hết trường hợp, các cách trị tiêu chảy nêu trên có thể kiểm soát tốt tình trạng ngay tại nhà. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh đường tiêu hóa, hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-stomach-flu

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324424#when-to-see-a-doctor

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/syc-20352241 

Bình luận