Câu hỏi: Chào chuyên gia, dạo này mẹ tôi hay bị ho khan về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhiều hôm nghe mẹ ho mà tôi cũng lo lắng không ngủ được. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân tại sao người lớn tuổi hay ho về đêm? Và có cách nào khắc phục hay không ạ? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi

Nguyễn Thảo - Bắc Ninh

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn Thảo! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. 

Ho khan nhiều về đêm thường gặp ở người cao tuổi có thể là do các nguyên nhân sau: 

  • Thay đổi tư thế khi ngủ: Khi nằm ngửa, dịch tiết từ mũi và xoang có thể chảy xuống họng, kích thích ho.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây kích ứng và ho.
  • Bệnh hô hấp: Viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đều có thể gây ho, đặc biệt là về đêm.
  • Dị ứng: Dị nguyên như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa có thể gây ho và các triệu chứng hô hấp khác, nhất là vào ban đêm.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn beta, có thể gây ho khan.
  • Khô họng: Không khí khô hanh hoặc ngủ với miệng há hốc có thể khiến cổ họng bị khô và kích ứng, dẫn đến ho.

Mặc dù, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng ho về đêm trở nên trầm trọng. Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi là do tái cấu trúc đường thở. Điều này được giải thích như sau: Viêm, nhiễm trùng kéo dài làm cho niêm mạc phế quản, phổi tăng sinh, tái cấu trúc, thành phế quản trở nên xơ cứng, khả năng co giãn, đàn hồi dần mất đi. Hậu quả là làm tăng khả năng nhạy cảm của niêm mạc phổi, phế quản với các tác nhân có hại gây viêm, kích thích tế bào tăng tiết chất nhầy, dẫn đến bít tắc đường thở, gây ho đờm dai dẳng. Đặc biệt khi về đêm, nhiệt độ thường giảm thấp khiến niêm mạc đường thở tăng nhạy cảm gây ho kéo dài, dai dẳng.

Tái cấu trúc phổi, phế quản được xem là nguyên nhân cốt lõi gây ho về đêm ở người cao tuổi

Tái cấu trúc phổi, phế quản được xem là nguyên nhân cốt lõi gây ho về đêm ở người cao tuổi

Do đó, để khắc phục tình trạng ho về đêm ở người lớn tuổi, bạn Thảo có thể khuyên mẹ áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nâng cao đầu giường: Đặt thêm gối hoặc sử dụng nệm giường để nâng cao đầu khi ngủ.
  • Tránh ăn quá no trước khi ngủ, hạn chế thức ăn cay nóng, đồ uống có ga và rượu bia.
  • Kiểm soát bệnh hô hấp: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng máy tạo độ ẩm để làm loãng chất nhầy.
  • Giảm dị ứng: Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi nhà, sử dụng thuốc chống dị ứng nếu cần thiết.
  • Uống đủ nước: Giữ cho cơ thể đủ nước để làm loãng chất nhầy và giảm kích ứng.

Ngoài ra để tác động được vào căn nguyên chính của tình trạng ho đêm dai dẳng mãi không dứt thì cần kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược có chứa Fibrolysin. Hoạt chất này sẽ có công dụng chống tái cấu trúc phổi, phế quản (tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ho đêm, chống viêm, kháng khuẩn). Từ đó không chỉ hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng mà còn giúp loại bỏ sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng ho tái phát mỗi khi nằm xuống. Đặc biệt, sản phẩm này còn được bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại và tiên tiến nên đem lại tác dụng tối đa cũng như an toàn, lành tính, không ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Bạn Thảo có thể tham khảo cho mẹ mình sử dụng sớm bạn nhé! 

Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới bạn nhé!

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Chuyên gia Hô hấp

Bình luận