Tại sao bệnh gút “dở chứng” khi trời lạnh?
Chào chuyên gia! Tôi năm nay 64 tuổi, đã bị gút 5 năm. Mấy năm trước thì tình trạng bệnh gút của tôi khá nhẹ, chỉ thỉnh thoảng bị đau ngón chân cái khi ăn uống không kiểm soát. Tuy nhiên, năm nay từ khi vào mùa đông, mặc dù tôi ăn kiêng khá kỹ càng nhưng cơn gút cấp vẫn tái phát. Chuyên gia cho tôi hỏi, tại sao thời tiết lạnh cũng làm gút tái phát?
Chuyên gia giải đáp:
Chào bạn!
Để giải đáp cho câu hỏi này, chuyên gia xin giải thích như sau: Nhiệt độ dưới 15 độ C là điều kiện thuận lợi để bùng phát các bệnh lý về xương khớp như viêm đa khớp, thoái hóa khớp, bệnh gút… Các cơn đau gút có thể tái phát bất cứ lúc nào gây đau nhức, khó chịu và đi lại khó khăn.
Theo y học cổ truyền, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, khiến khí huyết kém lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ và lưu đọng lại ở khớp xương gây đau nhức. Còn theo y học hiện đại, bệnh gút liên quan đến rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ axit uric tăng cao trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thể urat lắng đọng ở khớp. Các tinh thể urat kết tinh khi đạt đến một lượng nhất định sẽ gây ra cơn đau gút cấp tính.
Thời tiết trở lạnh có thể là yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn gút cấp
Khi thời tiết trở lạnh thường kéo theo sự kết tủa muối urat ở khớp, dẫn tới mật độ và tính chất đau do gút nặng thêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, vào khoảng 2-3 giờ sáng, nhiệt độ của ngón chân cái thấp nhất, các muối urat dễ kết tủa, từ đó làm khởi phát cơn gút cấp. Vì vậy, người bị gút cần có biện pháp dự phòng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết lạnh.
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, điều chỉnh chế độ ăn uống và giữ ấm cho cơ thể, người bệnh gút có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược để giúp hạ axit uric máu, ngăn ngừa gút cấp tái phát.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia xương khớp
Bình luận