Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thuộc nhóm truyền nhiễm gây ra bởi virus và có thể lây từ người sang người. Vậy triệu chứng của bệnh tay chân miệng như thế nào, cách điều trị và chăm sóc cho trẻ là gì? 

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá và rất dễ bùng phát thành các ổ dịch.

Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Ngoài ra, còn các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng bao gồm:

  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
  • Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
  • Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh.
  • Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

Bệnh gặp rải rác quanh năm, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi vui chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt dịch bùng phát.

benh-tay-chan-mieng.webp

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan trong cộng đồng

Bệnh tay chân miệng biểu hiện ở trẻ nhỏ ra sao?

Những dấu hiệu nhận biết tay chân miệng theo từng giai đoạn của bệnh đó là:

1/ Giai đoạn ủ bệnh: Người mắc vẫn sinh hoạt bình thường và không có nhiều triệu chứng. Giai đoạn ủ bệnh này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

2/ Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày với biểu hiện: Trẻ sốt nhẹ, đau họng, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,...

3/ Giai đoạn toàn phát: Trẻ có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh tay chân miệng bao gồm: 

  • Phát ban dưới dạng phỏng nước trên da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở vùng miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối…
  • Xuất hiện tình trạng viêm loét miệng khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt.
  • Sốt: Thông thường từ 37,5 đến 38 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 - 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên và không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. 

Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi nốt phỏng nước trên da

Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi nốt phỏng nước trên da

Mối nguy hiểm tiền ẩn của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao và nôn nhiều dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng não bộ: Dẫn đến một trong những bệnh viêm màng não, viêm não, viêm não tủy. Đồng thời kèm theo những biểu hiện như trẻ hay giật mình, đi đứng loạng choạng, mắt nhìn ngược, nhãn cầu bị rung hoặc giật,...
  • Biến chứng hô hấp: Khiến người bệnh xuất hiện tình trạng khó thở, thở dốc,..
  • Biến chứng tim mạch: Bệnh viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện, xử lý nhanh chóng.

Chính vì vậy, khi bé bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của con để chữa kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Bệnh tay chân miệng tiềm nhiều biến chứng cho trẻ

Bệnh tay chân miệng tiềm nhiều biến chứng cho trẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Bên cạnh điều trị cho trẻ đúng cách, để giúp con mau khỏi bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

  • Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với những trẻ khác trong gia đình. 
  • Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như tay nắm cửa, mặt bàn, sàn nhà, dụng cụ học tập, đồ chơi bằng các chất tẩy rửa.
  • Cho bé dùng riêng các đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, cốc chén, bát đũa quần áo….
  • Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét.
  • Không cho trẻ gãi vào nốt phỏng, sẽ làm vỡ gây bội nhiễm và hình thành sẹo.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi… 
  • Trẻ bị tay chân miệng cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là vệ sinh răng miệng. 

Cách chữa bệnh tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng đến nay vẫn chưa có thuốc chữa đặc hiệu cũng như vacxin phòng ngừa. Mục tiêu điều trị bệnh là cải thiện triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ cần theo dõi con cẩn trọng nhằm phát hiện sớm và điều trị biến chứng có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo về mặt dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cụ thể: 

  • Nếu có loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Sau đó cho trẻ dùng gel bôi chứa nano bạc, dịch chiết neem, chitosan để sát khuẩn và giảm đau giúp bé ăn uống dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen nếu bé sốt cao từ 38,5 độ C trở lên.
  • Bù nước bằng dung dịch điện giải oresol cho trẻ.
  • Bổ sung vitamin C, kẽm, sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ để nhanh hồi phục.

Mục tiêu điều trị bệnh tay chân miệng là cải thiện triệu chứng cho trẻ

Mục tiêu điều trị bệnh tay chân miệng là cải thiện triệu chứng cho trẻ

Cải thiện bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa biến chứng nhờ bộ đôi sản phẩm thảo dược 

Để phòng ngừa và cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi “trong uống- ngoài bôi” có nguồn gốc từ thảo dược. 

Sản phẩm gel bôi chứa thành phần thảo dược tự nhiên như dịch chiết neem, nano bạc, kẽm salicylate,... có thể giúp cải thiện bệnh tay chân miệng vì khả năng tiêu diệt virus gây bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, kem bôi chứa nano bạc còn kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo.

Từ xa xưa, bạc đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống người Việt Nam. Tất cả các vua chúa đều dùng bát đĩa, chén đũa bằng bạc để đựng thức ăn hoặc dùng châm bạc thử trước khi dùng bữa. Khi tiếp xúc với chất độc, bạc sẽ thay đổi màu sắc giúp các quan viên phát hiện, tránh vua ăn phải đồ ăn nhiễm độc. Trong chiến tranh, thậm chí người ta còn sử dụng các sản phẩm từ bạc để điều trị nhiễm trùng thay cho thuốc kháng sinh bởi khả năng sát khuẩn và độ an toàn của nó.

Nhận thấy những lợi ích đáng kinh ngạc của bạc với sức khỏe, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano hiện đại để nâng cao sức mạnh của bạc - chế tạo ra nano bạc có khả năng kháng khuẩn gấp nhiều lần bạc nguyên tố, ứng dụng vào trong việc sản xuất ra gel bôi thảo dược chứa nano bạc, giúp nâng cao tác dụng với các bệnh ngoài da thường gặp như tay chân miệng, thủy đậu. 

Để cải thiện bệnh tay chân miệng cho hiệu quả bền vững, ngoài việc áp dụng điều trị như trên, bạn nên kết hợp uống cốm thảo dược chứa thành phần cao tạo giác thích, cao lá neem, cao lá xoài, L-Lysine, vitamin C giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.

Việc sử dụng lá neem trong hỗ trợ cải thiện các bệnh ngoài da và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bắt nguồn từ câu chuyện của làng Piplantri- ngôi làng hẻo lánh ở phía Tây Bắc Ấn Độ từng trải qua một dịch bệnh lạ khiến trẻ em ốm sốt liên miên. Để chữa bệnh cho dân làng, già làng Nivarini đã yêu cầu tất cả mọi người đều phải uống một thứ nước đắng trong suốt nhiều ngày.

Thật kỳ diệu, những đứa trẻ uống thứ nước này sức khỏe cải thiện dần, không còn ho sốt nữa. Kể từ ấy, trẻ em nơi đây càng ngày càng khỏe mạnh hơn, tiếng cười vang vọng khắp làng. Để bày tỏ lòng biết ơn, người ta đã đặt tên cho loài cây này là Sarva Roga Nivarini (tên gọi khác của lá neem ngày nay).

Kế thừa những lợi ích tuyệt vời của cây neem, các nhà khoa học đã nghiên cứu, kết hợp dịch chiết neem, cùng với L-lysine, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao bạch chỉ, bào chế theo công nghệ lượng tử thành công thức hiện đại mang tên cốm thảo dược tiện dùng.

Trên đây là những lưu ý khi điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bậc cha mẹ điều trị cho con hiệu quả nhất!

Dược sĩ Nhật Hạ

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận