Bệnh viêm họng rất phổ biến ở trẻ. Mẹ cần nhận biết sớm triệu chứng viêm họng ở trẻ để có phương pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin về dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ.

Những triệu chứng viêm họng ở trẻ em

Khi bị viêm họng trẻ thường có những biểu hiện như:

  • Đau họng, khó nuốt: Đây là dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất của bệnh viêm họng. Trẻ bị đau nhiều hơn khi nuốt, bỏ ăn hoặc khóc khi ăn. Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi trẻ bị viêm họng mủ.
  • Cổ họng sưng đỏ: Dấu hiệu này mẹ có thể quan sát thấy khi soi đèn vào cổ họng bé. Niêm mạc họng của bé có thể bị sưng tấy, đỏ, thậm chí xuất hiện mủ,...
  • Sốt: Cũng là một dấu hiệu phổ biến của viêm mũi họng. Nếu viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ thường bị sốt cao. Sốt thấp hơn có thể là nhiễm trùng do virus. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ mẹ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Ho: Viêm họng làm cổ họng bị kích ứng gây ho liên tục. Trẻ  có thể ho kèm đờm hoặc ho khan.
  • Những dấu hiệu khác: Bệnh viêm họng ở trẻ có thể kèm theo một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy,...

ho-dau-hong-la-dau-hieu-thuong-gap-khi-tre-bi-viem-hong

Ho, đau họng là dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm họng

Những biện pháp chăm sóc trẻ khi bị viêm họng

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định  của bác sĩ, chăm sóc trẻ đúng cách khi bị viêm họng sẽ giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh hơn. 

  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đóng vai trò rất quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, khi trẻ bị ốm, việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng giúp trẻ nhanh phục hồi. Tốt nhất trẻ được ngủ đủ giấc, đúng giờ, trung bình thời gian ngủ của trẻ từ 7-9 giờ mỗi tối.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng duy trì PH sinh lý giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus. Đồng thời, loại bỏ những tác nhân gây bệnh khỏi khoang miệng, giảm bệnh viêm. Lưu ý, mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng g nước muối 0.9% hàng ngày.
  • Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày: Khi bị viêm họng, cổ họng bé thường xuyên trong tình trạng khô, rát. Bổ sung nước ấm giúp làm ẩm và ấm cổ họng, từ đó giảm đau, giảm ho. Mẹ nên dùng nước ấm, nước ép trái cây, nước trà để làm dịu cổ họng. Tránh cho con uống những đồ uống có gas, đường hóa học, nước lạnh,... sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm họng tốt hơn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng: Hầu hết các bé khi bị viêm họng đều trở nên “kén ăn” hơn. Một phần là do niêm mạc hầu họng bị tổn thương khiến trẻ khó nuốt, đau khi nuốt nên ăn uống trở nên khó khăn. Mẹ hãy chế biến những món ăn lỏng, mềm tránh cho trẻ ăn những đồ ăn khô cứng. Một số gợi ý cho  mẹ như các món cháo, súp, rau củ luộc.

cac-mon-chao-sup-giup-tre-de-an-hon-khi-viem-hong

Các món cháo, súp giúp trẻ dễ ăn hơn khi viêm họng

>>> Xem thêm: Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng tại nhà

Cách phòng bệnh viêm họng ở trẻ

Viêm họng là bệnh rất thường gặp và dễ bị lây nhiễm và tái phát. Vì vậy cách phụ huynh nên “bỏ túi” những cách phòng bệnh viêm họng sau để con luôn khỏe mạnh:

  • Tăng cường miễn dịch cho trẻ: Mẹ có thể tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng nhiều cách như cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vận động thường xuyên. Với chế độ dinh dưỡng, ngoài những bữa ăn chính, mẹ nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng những thực phẩm lành mạnh như các chế phẩm từ sữa, nước ép,... Mẹ nên bổ sung cho trẻ nhiều vitamin khoáng chất từ rau, hoa quả,...
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ: Khuyến khích trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm mốc. Bên cạnh đó, mẹ nên thường xuyên vệ sinh tai mũi họng đúng cách cho trẻ.
  • Giữ ấm cơ thể trẻ: Các chuyên gia khuyên mẹ nên giữ ấm cơ thể trẻ theo những cách như: đeo khẩu trang khi ra ngoài, mặc ấm, sử dụng mũ, gang tay, khăn quàng cổ cho bé, cho trẻ tắm nước ấm, ăn uống đồ ấm.
  • Giữ khoảng cách với người bị nhiễm khuẩn: Không cho trẻ tiếp xúc, dùng chung đồ với người đang bị nhiễm trùng như viêm tai, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,... Đây là biện pháp giúp phòng bệnh viêm họng ở trẻ
  • Vệ sinh những đồ vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc: Những đồ vật trẻ tiếp xúc hằng ngày đều tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh. Do đó, mẹ nên vệ sinh định kỳ không gian nhà ở, giặt sạch chăn, chiếu, màn,... ít nhất 1 tháng/ lần.
  • Luôn giữ độ ẩm không khí hợp lý: Độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trẻ và là môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây nên các bệnh lý đường hô hấp cũng như viêm họng ở trẻ nhỏ. Ngược lại độ ẩm quá khô sẽ gây kích ứng niêm mạc họng trẻ. Theo các chuyên gia, độ ẩm không khí lý tưởng nên được duy trì khoảng 40-70%, riêng trẻ sơ sinh nên duy trì  40-60%.

cho-tre-van-dong-hop-ly-la-giup-tang-de-khang-tang-mien-dich-o-tre

Cho trẻ vận động hợp lý là giúp tăng đề kháng, tăng miễn dịch ở trẻ

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp giúp giảm viêm họng ở trẻ

Nguyên nhân chính gây nên viêm họng là do vi khuẩn, virus tấn công. Một phần khác, hệ miễn dịch của trẻ hoạt động kém nên không thể chống lại những yếu tố ngoại lai xâm nhập từ bên ngoài gây bệnh cho cơ thể. Ngày nay, các chuyên gia đã tìm ra giải pháp giúp giúp tác động vào nguyên nhân kể trên vừa giúp chữa viêm họng, giảm nhanh các triệu chứng đau họng, sốt, ho,... Mặt khác, giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát và phòng viêm họng được đánh giá rất cao nhờ  bổ sung lợi khuẩn hô hấp.

Vai trò của lợi khuẩn đã được biết tới từ lâu, đó là giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch của  cơ thể. Không những vậy, khi lợi khuẩn được đưa vào những vị trí niêm mạc nhầy tại đường hô hấp như mũi, họng, amidan,... Sẽ kích thích cơ thể sinh kháng thể IgA tại những vị trí này, từ đó tạo hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Những kháng thể này còn giúp ngăn ngừa sự bám dính tại niêm mạc đối với những tác nhân gây bệnh đã xâm nhập được vào cơ thể, tiêu diệt và loại bỏ độc tố gây hại do chúng tiết ra. Nhờ đó giúp những tổn thương, phản ứng viêm nhanh phục hồi, giảm nhanh các triệu chứng viêm họng gây ra và giúp phòng bệnh hiệu quả.

bo-sung-loi-khuan-ho-hap-giup-ngan-ngua-su-xam-nhap-va-bam-dinh-cua-vi-khuan-virus-tai-hau-hong

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và bám dính của vi khuẩn, virus tại hầu họng

>>> Xem thêm: Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường hô hấp ở trẻ

Trên đây là những triệu chứng viêm họng ở trẻ và những cách giúp cho chăm sóc trẻ bị viêm họng, cũng như các thông tin cần thiết giúp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ. Nếu có câu hỏi cần chuyên gia giải đáp, mẹ hãy để lại bình luận.

 

Bình luận