Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường hô hấp ở trẻ
Thời tiết giao mùa là giai đoạn trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Điển hình như: viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lợi khuẩn đường hô hấp - giải pháp hỗ trợ giảm viêm mũi họng ở trẻ”, PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sẽ được giải đáp đầy đủ các thông tin cần thiết để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ.
Tại sao trẻ dễ bị viêm đường hô hấp?
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ dễ bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa là do hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Có ba lớp hàng rào miễn dịch tự nhiên đầu tiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh chính là:
- Hàng rào vật lý, sự toàn vẹn của da.
- Hàng rào hóa học là độ pH và các chất sinh học do cơ thể tiết ra.
- Hàng rào sinh học chính là lợi khuẩn. Hàng rào lợi khuẩn có vai trò rất quan trọng bởi trong cơ thể có hàng tỷ hơn 1000 vi sinh vật tồn tại trong cơ thể, trong đó 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn. Khi hại khuẩn tăng lên, lợi khuẩn ít đi sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh.
Trong chương trình trên báo Sức khỏe & Đời sống với chủ đề: “Lợi khuẩn đường hô hấp - giải pháp hỗ trợ giảm viêm mũi họng ở trẻ”, PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết:
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, khiến con dễ mắc các bệnh về đường hô hấp là: sức đề kháng (hệ miễn dịch), các bệnh lý nền và môi trường sống. Nếu sức đề kháng của trẻ kém, mắc các bệnh lý nền như: hen, bị dị tật ở đường hô hấp hoặc suy dinh dưỡng thì sẽ dễ bị nhiễm tác nhân gây bệnh, các loại vi khuẩn, virus. Hoặc em bé sống trong căn phòng ô nhiễm, có bố hoặc ông hút thuốc lá cũng sẽ khiến trẻ dễ mắc phải các vấn đề về hô hấp.
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, giảm sức đề kháng là 1 trong 3 nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp
Triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ em
PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, khi bị viêm đường hô hấp, trẻ sẽ dễ bị ho, ngứa mũi, chảy mũi, hắt hơi, sốt, đau họng, đôi khi đau tai. Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện các triệu chứng ngoài đường hô hấp như: tiêu chảy, nôn, đỏ mắt, mắt tèm nhèm,... Nói chung, các triệu chứng của viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ rất đa dạng và phong phú. Cha mẹ cần theo dõi, để ý đến con để phát hiện bệnh sớm và có hướng cải thiện kịp thời.
Biện pháp giảm nhẹ triệu chứng đường hô hấp cho trẻ
Viêm đường hô hấp được chia làm 2 loại là viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Viêm đường hô hấp trên thường nhẹ hơn và chủ yếu là do virus hoặc vi khuẩn. Bác sĩ Dũng cho biết, khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà. Còn nếu trẻ bị viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản) nên đưa trẻ đi khám để xử lý kịp thời.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý rất phổ biến. Theo nghiên cứu, một em bé 10 lần ho sốt, thì 1 lần bị biến chứng xuống đường hô hấp dưới. Còn lại là viêm đường hô hấp trên, chúng ta có thể xử lý tại nhà là bệnh sẽ khỏi.
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên hoàn toàn có thể được chăm sóc tại nhà
Cách củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa viêm đường hô hấp ở trẻ
Cũng theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, các mẹ cần lưu ý 4 điều cơ bản sau:
- Thứ nhất, chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Chế độ ăn cần phải khoa học từng đối tượng trẻ em.
- Thứ hai, cần cho trẻ vận động nhiều hơn. Vận động sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch, giúp sức khỏe của trẻ tốt hơn. Tránh để trẻ có thói quen xem điện thoại vì sẽ làm trẻ lười vận động, khiến sức khỏe suy giảm.
- Thứ ba, cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên. Hãy để con ra khỏi nhà, tiếp xúc với cây cỏ, cây hoa lá, không khí ở bên ngoài. Việc tiếp xúc nhiều với thiên nhiên cũng giúp tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
- Thứ tư, mẹ cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch hẹn. Tiêm chủng cũng giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể trước vi khuẩn, virus gây bệnh.
Chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp bằng lợi khuẩn hô hấp
Một trong những giải pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ là sử dụng lợi khuẩn. Hai lợi khuẩn có khả năng sống cao, tác dụng trên đường hô hấp là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực đang bị tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp, tạo màng nhầy biofilm bao phủ vết thương, kích thích các tế bào niêm mạc mũi, giúp ức chế mầm bệnh, từ đó hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ho, viêm họng, sổ mũi, ngạt mũi do virus, vi khuẩn.
Lợi khuẩn có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Khi được hỏi về vai trò của lợi khuẩn với sức đề kháng của trẻ, PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh:
Trong khoảng 20 năm gần đây, vai trò của lợi khuẩn với hệ miễn dịch được đánh giá rất cao. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ sản sinh ra rất nhiều tế bào miễn dịch. Do đó, việc sử dụng lợi khuẩn sẽ giúp tạo hệ miễn dịch chung, đặc biệt là miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh), từ đó giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Để tăng thêm tỷ lệ sống của lợi khuẩn, ngày nay, người ta sản xuất lợi khuẩn bằng công nghệ vi nang. Lợi khuẩn sẽ được bọc bằng nang giúp ngăn nhiệt độ, ánh sáng, tia tử ngoại. Công nghệ này giúp giữ chất lượng của lợi khuẩn tốt hơn.
Qua những tư vấn của PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức để chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ khi thời tiết giao mùa. Đặc biệt là phương pháp chủ động phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ nhờ lợi khuẩn đường hô hấp.
Bình luận