Viêm mũi họng là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị viêm mũi họng nên dùng thuốc và chăm sóc trẻ như thế nào? PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích giúp trẻ nhanh chóng phục hồi trong bài viết sau.

Sức đề kháng suy giảm vì lạm dụng kháng sinh

Rất nhiều mẹ có thói quen cho con sử dụng kháng sinh khi thấy trẻ có triệu chứng sổ mũi, ho. Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng thì đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng. Chính những quan điểm sai lầm này khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, ho tái phát thường xuyên.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, ho là phản xạ của cơ thể giúp tống đờm dãi trong cổ họng ra ngoài, giúp trẻ thoải mái hơn. Bản chất ho là phản xạ để bảo vệ cơ thể giúp đẩy những tác nhân gây bệnh ra ngoài.

Thêm nữa, khi thấy trẻ ho, nhiều phụ huynh đánh giá con bị viêm họng. Tuy nhiên, đây cũng là quan điểm không đúng: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, viêm họng có hai loại, viêm họng do virus và viêm họng do vi khuẩn. Trung bình, 10 lần trẻ bị đau họng, sốt thì chỉ có 2 lần do vi khuẩn. Bởi vậy, nếu cứ thấy trẻ bị viêm họng là cho uống kháng sinh là sai lầm”. - PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, mẹ không nên quá lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm mũi họng

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, mẹ không nên quá lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm mũi họng

Một trong những tác dụng phụ ít biết tới của kháng sinh là giảm sức đề kháng, thông qua cơ chế làm chết các vi khuẩn có lợi trong cơ thể, làm mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn. Lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Khi lợi khuẩn bị tiêu diệt, hại khuẩn sẽ tăng lên, làm giảm sức đề kháng của trẻ.

Do đó, để tăng sức đề kháng cho cơ thể nói chung và đường hô hấp nói riêng, thay vì sử dụng kháng sinh, các mẹ có thể lựa chọn phương pháp an toàn hơn cho trẻ, đó là sử dụng lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn dùng cho đường hô hấp.

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp có giúp giảm triệu chứng viêm mũi họng?

PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng đánh giá cao vai trò của lợi khuẩn với hệ miễn dịch con người. Theo ông, khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ sản sinh ra rất nhiều tế bào miễn dịch. Sử dụng lợi khuẩn sẽ giúp tạo hệ miễn dịch chung, từ đó giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Hiện nay, hai lợi khuẩn có khả năng sống cao, tác dụng tốt trên đường hô hấp là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực đang bị tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp, tạo màng nhầy biofilm bao phủ vết thương, kích thích các tế bào niêm mạc mũi, giúp ức chế mầm bệnh, từ đó hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ho, viêm họng, sổ mũi, ngạt mũi do virus, vi khuẩn.

Lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis có tác dụng tốt với đường hô hấp

Lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis có tác dụng tốt với đường hô hấp

Sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp được đánh giá là giải pháp sớm mới vừa hiệu quả, vừa an toàn giúp làm bất hoạt virus, ức chế vi khuẩn thay vì dùng kháng sinh. Vì 90% các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus mà kháng sinh không có hiệu quả với virus. Thậm chí sử dụng kháng sinh khi nhiễm virus còn khiến trình trạng bệnh của bé lâu khỏi hơn.

Dù có hiệu quả tốt nhưng lợi khuẩn lại rất dễ bị chết ở môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao. Do đó, để có hiệu quả tối đa, các mẹ nên lựa chọn cho bé sản phẩm Nhỏ/ Xịt mũi họng lợi khuẩn được bào chế bằng công nghệ vi nang, giúp lợi khuẩn có khả năng sống cao hơn kể cả trong môi trường khắc nghiệt.

Trẻ chảy nước mũi xanh, vàng có cần sử dụng kháng sinh?

Trước đây, nhiều người cho rằng, khi thấy trẻ bị chảy nước mũi xanh vàng, đặc thì phải cho uống kháng sinh. Còn trẻ bị chảy nước mũi trắng, trong, loãng thì không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi và thăm khám, PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng đánh giá quan điểm này không hoàn toàn đúng.

Theo ông, khi mới bị bệnh, nước mũi của trẻ bao giờ cũng trong. Sau 5 - 6 ngày sau, virus bắt đầu chết, cơ thể giảm tiết dịch, khô dần và đặc lại. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp khỏi. Nếu em bé không sốt, không mệt thì mẹ chưa cần cho con sử dụng kháng sinh. Nhiều nghiên cứu chứng minh, mũi xanh, mũi vàng, mũi đặc không phải dấu hiệu để sử dụng kháng sinh. Do đó, các mẹ cần lưu ý để chăm sóc con đúng cách, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh.

Mẹ cũng có thể chăm sóc bé tại nhà bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hay sử dụng sản phẩm Nhỏ hoặc Xịt mũi họng có thành từ lợi khuẩn.

Mẹ cần cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng kháng sinh cho trẻ bị sổ mũi

Mẹ cần cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng kháng sinh cho trẻ bị sổ mũi

Trẻ hết ho, sốt có cần dùng hết đơn thuốc của bác sĩ?

Rất nhiều phụ huynh cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Khi chưa hết thuốc con đã khỏi ho, sốt nên cho dừng thuốc luôn. Tuy nhiên, PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, việc ngừng thuốc hay không còn phụ thuộc vào từng đơn thuốc.

Trong trường hợp bác sĩ khám, xác định trẻ bị ho, sốt do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bé sử dụng. Nếu trong đơn thuốc có kháng sinh thì các thầy thuốc xác định viêm họng do vi khuẩn liên cầu. Trường hợp này cần phải uống đúng liều để ngăn ngừa bệnh tái phát. Viêm họng do vi khuẩn liên cầu tái đi tái lại có thể gây nhiều biến chứng như: Đau khớp, đau tim, đau thận, viêm thận, để lại di chứng khó chữa. Do đó, nếu đơn thuốc có kháng sinh thì cần cho bé dùng hết thuốc. Còn trong trường hợp đơn thuốc không gồm kháng sinh mà các thuốc chủ yếu giúp giảm triệu chứng thì có thể ngừng thuốc khi các triệu chứng của bé đã cải thiện.

Khi nhận thấy trẻ có triệu chứng viêm mũi họng, mẹ cần cẩn trọng khi cho con dùng thuốc hay kháng sinh. Thay vào đó hãy chăm sóc trẻ tại nhà như lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Đồng thời, hãy chủ động phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ nhờ lợi khuẩn đường hô hấp. Điển hình là Nhỏ và Xịt mũi họng lợi Khuẩn Subavax. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Bình luận