Những sự thật bạn nên biết về nổi mẩn ngứa và cách điều trị
Tìm hiểu về tình trạng nổi mẩn ngứa
Nổi mẩn ngứa là tình trạng da bị thay đổi về cảm giác, màu sắc và kết cấu với biểu hiện bằng các mảng da hoặc nốt bị đổi màu, thường sẽ xuất hiện với màu đỏ là chủ yếu. Nổi mẩn ngứa còn được gọi với nhiều tên khác như phát ban da, ban đỏ,… Nó không phải là một chẩn đoán da cụ thể mà thường được sử dụng như một thuật ngữ chung để chỉ về sự thay đổi bất thường của da.
Một số tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tuy vậy, cũng có những trường hợp sẽ xuất hiện sau vài ngày. Hầu hết các tình trạng nổi mẩn ngứa đều có thể điều trị được tại nhà và khỏi nhanh chóng.
Một số hình ảnh về tình trạng mẩn ngứa khó chịu
Những sự thật nên biết về nổi mẩn ngứa
Tuy là một tình trạng da liễu phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết về những vấn đề xung quanh việc nổi mẩn ngứa. Những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu của mẩn ngứa sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nguyên nhân gây mẩn ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa trên da. Một số nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
Nhóm nguyên nhân do các tình trạng da liễu khác:
- Các tình trạng viêm da: Viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da ứ nước, viêm nang lông.
- Các bệnh da liễu khác: Bệnh vảy nến, bệnh chàm nổi mụn nước, nổi mề đay, nấm da.
- Mẩn ngứa do phát ban nhiệt: Do sự sản xuất quá mức của tuyến mồ hôi vào mùa nóng, ẩm. Thường sẽ xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, đơn lẻ hoặc theo cụm gây ra mẩn ngứa.
- Da bị khô: Căng thẳng, yếu tố môi trường, tuổi tác, hóa chất,… có thể khiến da bị khô hơn và gây mẩn ngứa.
Nguyên nhân do các bệnh lý khác bên trong cơ thể, ví dụ như:
- Các vấn đề ở gan: Khi gan bị suy giảm chức năng thải độc tố, có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng bao gồm mề đay, nổi mẩn ngứa ngoài da.
- Suy thận: Bệnh lý này khiến chất thải bị tích tụ trong máu và có thể gây ra những ảnh hưởng đến da, bao gồm cả tình trạng nổi mẩn ngứa.
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, giảm cung cấp máu đến nuôi da, các dây thần kinh cũng sẽ chịu tổn thương và giảm cảm giác, gây ra ngứa ngáy, khô da.
- Suy giáp: Bệnh lý này có thể gây ra tình trạng khô da, phù nề, người mắc chịu lạnh kém hơn và gây ra mẩn ngứa, khó chịu.
- Do nhiễm giun, sán: Những ký sinh trùng này sẽ tăng thải chất độc vào máu, cơ thể sinh ra kháng thể chống sự xâm nhập và gây mẩn ngứa.
Mẩn ngứa có thể do các bệnh lý bên trong cơ thể gây ra
Nguyên nhân do các vấn đề thần kinh, tâm lý, cụ thể như:
- Zona thần kinh: Mẩn ngứa thường sẽ xuất hiện sau khi bị sốt, nhức đầu, mệt mỏi,… Những nốt phát ban gây mẩn ngứa sẽ chuyển thành mụn nước và bị vỡ ra, đóng vảy.
- Vấn đề liên quan đến tâm lý: Ví dụ như stress, lo âu quá mức, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, phiền muộn, trầm cảm,… Những tình trạng này khiến cho lớp tế bào da bị yếu đi, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra các vấn đề về da, trong đó có mẩn ngứa.
Một số nguyên nhân khác:
- Côn trùng đốt: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mẩn ngứa.
- Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa ở phụ nữ đang mang thai.
- Dị ứng với thuốc: Mẩn ngứa xảy ra cũng có thể do bạn đang sử dụng một số loại thuốc, kem bôi làm hệ miễn dịch tạo ra các phản ứng thái quá với chúng.
- Virus Covid – 19: Tuy không phải tất cả, nhưng một số trường hợp bị nhiễm virus Corona sẽ có biểu hiện trên da gây ra phát ban dạng sởi,… Chúng sẽ gây ra tình trạng mẩn ngứa cho người bệnh.
Dấu hiệu của mẩn ngứa như thế nào?
Tuy tình trạng nổi mẩn ngứa có thể dễ dàng xác định, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều giống nhau. Ngoài những dấu hiệu chung sau đây, bạn sẽ cần quan sát thêm về hình thức, thời gian, vị trí nổi mẩn ngứa để điều trị được hiệu quả hơn. Bao gồm:
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da.
- Vùng da mẩn ngứa bị đỏ.
- Da khô, có vảy hoặc trở nên dày, sần sùi, trầy xước.
- Có thể hình thành các mụn nước nhỏ và chứa dịch lỏng.
- Sự nhiễm trùng có thể xảy ra ở những vùng da bị rạn kết hợp mẩn ngứa.
Các nốt mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa như thế nào?
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, tình trạng mẩn ngứa như thế nào. Cụ thể sẽ có những phương pháp điều trị như sau:
Chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà
Khi tình trạng dị ứng, mẩn ngứa xuất phát từ các nguyên nhân gây kích ứng, côn trùng thì bạn có thể thực hiện một số mẹo chữa đơn giản tại nhà.
Chườm lạnh hoặc tắm nước mát
Tắm nước mát, chườm lạnh sẽ giúp làm dịu vùng da đang bị mẩn ngứa, tổn thương. Phương pháp này cũng giúp cho tình trạng mẩn ngứa không bị lan rộng. Trong đó:
- Tắm nước mát: Giúp loại bỏ được các bụi bẩn, dị nguyên, dầu thừa ở trên da. Giúp giảm tình trạng ngứa, nóng rát và sự lan rộng của tổn thương.
- Chườm lạnh: Thích hợp nếu bạn muốn giảm mẩn ngứa ở những vùng da nhỏ. Bạn cần làm sạch vùng da chườm lạnh bằng nước muối sinh lý và nước sạch. Sau đó dùng khăn hoặc túi chườm lạnh trực tiếp lên da.
Bổ sung nhiều nước
Nước là thành phần quan trọng giúp cơ thể tăng cường thanh lọc, đào thải chất độc, cân bằng điện giải, cung cấp độ ẩm tốt cho da. Khi những vấn đề này được cải thiện, triệu chứng mẩn ngứa cũng có thể thuyên giảm theo. Hãy uống đủ lượng nước mà cơ thể cần (trung bình từ 1.5 – 3 lít/ngày).
Sử dụng nha đam
Trong nha đam chứa nhiều axit amin, vitamin, hàm lượng nước cao có thể làm dịu vùng da bị ngứa ngáy, giảm tình trạng nóng rát. Nha đam cũng có nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol - làm lành các tổn thương trên da.
Cách thực hiện như sau: Trước tiên, bạn cần vệ sinh sạch vùng da bị mẩn ngứa. Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, rửa sạch và cạo vỏ, bỏ phần gốc có màu vàng. Dùng muỗng đã được sát trùng bằng nước muối sinh lý, lấy một phần gel và thoa trực tiếp lên vùng da đang bị mẩn ngứa. Để nguyên trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Sử dụng gel nha đam là một cách giúp giảm tình trạng mẩn ngứa
Sử dụng mật ong
Mật ong chứa nhiều thành phần như vitamin B, E, các chất chống oxy hóa,… có thể xoa dịu, làm mềm làn da đang bị mẩn ngứa, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Mật ong cũng có chứa thành phần polyphenol tương tự với nha đam.
Cách thực hiện như sau: Vệ sinh vùng da bị mẩn ngứa, sử dụng khăn sạch để lau khô. Dùng mật ong nguyên chất (bạn cũng có thể kết hợp cùng chanh, nha đam, sữa chua,…) và thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Để yên trong 15 phút và rửa sạch lại với nước.
Tắm với lá trà xanh
Trà xanh là một trong những cách thường được áp dụng khi có các vấn đề về da như bị mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay,… Trong trà xanh có nhiều vitamin C, flavonoid giúp làm lành các tế bào da bị tổn thương, chống viêm, giảm nổi mẩn ngứa.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để làm sạch. Sau đó đun lá trà xanh với khoảng 2 lít nước lọc đến khi sôi, đun thêm 5 phút và tắt bếp. Để nguyên trong 10 phút. Sau đó đổ ra pha với nước để tắm và vệ sinh vùng da bị nổi mẩn ngứa.
Khi nào nên liên hệ bác sĩ?
Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu như tình trạng mẩn ngứa sau khi áp dụng những phương pháp trên không hiệu quả. Lưu ý nếu có thêm các triệu chứng khác như:
- Tình trạng mẩn ngứa kéo dài hơn 1 tuần.
- Khó thở, cổ họng bị nghẹt, mặt sưng lên.
- Xuất hiện các nốt phát ban khác có màu tím hoặc những vết bầm tím.
- Sốt, ớn lạnh, đau họng, đau khớp kèm theo.
- Các vệt đỏ xuất hiện và sưng tấy hoặc gây đau nghiêm trọng.
Lúc này, bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra như sau để xác định tình trạng mẩn ngứa của bạn. Bao gồm:
- Kiểm tra về tiền sử bệnh lý, tiền sử phát ban trước đó.
- Xét nghiệm máu: Xác định xem có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng, mẩn ngứa hay không.
- Kiểm tra da: Một chất hóa học sẽ được thoa lên da và bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng xem có phải là dị ứng hay không.
- Sử dụng đèn Wood: Phương pháp này dùng ánh sáng đen để đánh giá các nốt phát ban, mẩn ngứa của cơ thể.
- Sinh thiết da: Lấy một mẫu mô trên da để kiểm tra chính xác tình trạng mẩn ngứa trong phòng thí nghiệm.
- Kiểm tra bằng KOH (Kali hydroxit): Được thực hiện khi nghi ngờ vùng da bị mẩn ngứa do nhiễm nấm.
Nếu mẩn ngứa kèm với sốt, ớn lạnh, đau họng,... bạn cần gặp bác sĩ ngay
Phương pháp điều trị mẩn ngứa
Bạn có thể được hướng dẫn sử dụng thuốc, kem bôi để điều trị mẩn ngứa. Cụ thể sẽ gồm các cách như sau:
Kem bôi, thuốc mỡ không kê đơn chứa steroid hydrocortisone: Ví dụ như cortizone – 10, dermatology eczema,… giúp kiểm soát ngứa, đỏ, sưng nếu nguyên nhân do bệnh chàm. Các loại kem cortisone kê theo toa, thuốc uống, thuốc tiêm được sử dụng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn.
Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ: Ví dụ như Elidel, Protopic,… giúp thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó giảm ngứa, dị ứng bùng phát.
Dupilumab: Thuốc kháng thể đơn dạng dạng tiêm, được sử dụng để giúp giảm ngứa do viêm da dị ứng mức độ trung bình – nặng.
Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin: Được sử dụng để giúp điều trị ngứa, da bị nhiễm trùng. Phổ biến như Loratadin, Cetirizin,...
Bên cạnh đó, phương pháp quang trị liệu cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng mẩn ngứa, dị ứng khó chịu. Các chuyên gia sẽ sử dụng sóng ánh sáng tia cực tím (UVA, UVB) để chiếu thẳng vào vùng da bị mẩn ngứa và giúp làm dịu tình trạng này. Tuy nhiên, phương pháp quang trị liệu có thể gây khô da, cháy nắng nhẹ, lão hóa da sớm hơn.
Phương pháp quang trị liệu có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị mẩn ngứa
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng thuốc dị ứng Phenergan trị ngứa da an toàn
Có thể phòng ngừa mẩn ngứa không?
Theo thông tin từ WebMD, khó có thể phòng ngừa được tình trạng mẩn ngứa. Cách tốt nhất chính là tránh xa những nguồn, nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng mẩn ngứa. Chúng có thể bao gồm:
- Giảm các yếu tố gây stress, kiểm soát căng thẳng hàng ngày.
- Tránh để vùng da bị mẩn ngứa tiếp xúc với các bề mặt dễ làm trầm trọng hơn tình trạng, ví dụ như len, hóa chất tẩy rửa, dung môi mạnh.
- Dưỡng ẩm thường xuyên cho da.
- Nếu bạn có làn da nhạy cảm, nên tránh những thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm môi trường đột ngột.
- Tránh các hoạt động, trường hợp khiến cho cơ thể đổ mồ hôi.
Để có thể giảm được tình trạng mẩn ngứa khó chịu tốt hơn, cách phòng ngừa sâu xa chính là phải giữ cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, phải tăng cường được khả năng giải độc của gan, thận, nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Những yếu tố này sẽ góp phần hỗ trợ giảm mẩn ngứa, phòng ngừa tái phát. Để thực hiện được mục tiêu đó, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm từ thiên nhiên có chứa thành phần L-carnitine fumarate, cao gan hoặc nhàu.
Về tác dụng, các thành phần này đã được nghiên cứu và cho ra những kết quả như sau:
Cao gan: Giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, loại bỏ các độc tố có thể tích tụ ở trong cơ thể và gây ngứa cho da. Tác dụng này đã được chứng minh qua nghiên cứu bởi tác giả Ru-Ren Li và các cộng sự.
L-carnitine fumarate: Giúp tế bào được cung cấp nhiều năng lượng hơn, trong đó có các tế bào da. Thành phần này cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
Nhàu: Giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, có khả năng chữa lành các tổn thương tốt. Chiết xuất trong trái nhàu có khả năng chống dị ứng. Kết quả này đã được nghiên cứu bởi Kazuya Murata và các cộng sự. Nhàu cũng là thảo dược giúp cải thiện được khả năng lọc – thải độc của thận tốt hơn.
Nhàu có khả năng giúp hỗ trợ chống dị ứng, mẩn ngứa khá hiệu quả
Khi sử dụng phối hợp 3 thành phần, thảo dược này, người bị mẩn ngứa có thể giảm được tình trạng khó chịu bên ngoài, ức chế tổn thương từ bên trong. Các tế bào đang bị tổn thương cũng được nuôi dưỡng và phục hồi, từ đó hạn chế được tình trạng mẩn ngứa tái phát trở lại.
Mẩn ngứa không phải là vấn đề da liễu nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người mắc nếu không được cải thiện kịp thời. Tuy vậy, tình trạng mẩn ngứa đa số có thể điều trị nhanh chóng nếu xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp phù hợp.
Trên đây chỉ là một số thông tin tham khảo về tình trạng nổi mẩn ngứa. Để biết thêm các vấn đề khác liên quan, bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp dưới phần bình luận của bài viết này, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết.
Tài liệu tham khảo
https://www.verywellhealth.com/rash-pictures-4020312
https://medlineplus.gov/rashes.html
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/common-rashes
Bình luận