Dị ứng và nguyên nhân gây nên

Dị ứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để có thể phòng ngừa tái phát, giảm khó chịu mỗi khi gặp phải, bạn cần hiểu về dị ứng cũng như nguyên nhân gây nên.

Dị ứng là gì?

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với những chất lạ khi tiếp xúc với cơ thể, gây ra một số biểu hiện như ngứa, mẩn đỏ, phát ban,… Những chất lạ này gọi là chất gây dị ứng, hầu hết trong số đó sẽ không gây hại với cơ thể, ví dụ như các loại thực phẩm, lông thú cưng, mỹ phẩm,…

Với cơ chế bình thường, hệ thống miễn dịch sẽ luôn hoạt động để chống lại các mầm bệnh có hại và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Hệ thống miễn dịch sẽ thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách tấn công đến bất kỳ yếu tố nào mà nó cho là gây ra nguy hiểm với cơ thể.

Theo nhiều thống kê, có khoảng 10 – 30% số người lớn hiện đang gặp tình trạng dị ứng và con số này được dự báo sẽ tăng lên. Trong đó, ước tính tại Hoa Kỳ, có khoảng 8 – 10% dân số bị hen suyễn, 20% bị viêm mũi dị ứng, 3 – 6% trẻ em và 1 – 2% số người lớn bị dị ứng thực phẩm.

he-thong-mien-dich-khi-tao-ra-phan-ung-qua-man-voi-cac-chat-la-se-gay-di-ung.webp

Hệ thống miễn dịch khi tạo ra phản ứng quá mẫn với các chất lạ sẽ gây dị ứng

Nguyên nhân dị ứng

Về cơ chế, dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phát hiện hoặc nhầm lẫn một chất bình thường là “kẻ xâm lược” nguy hiểm. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các loại kháng thể cần thiết để chống lại những chất gây phản ứng quá mẫn đó.

Cơ thể sẽ giải phóng kháng thể immunoglobulin E (IgE). Khi các kháng thể này gặp chất gây dị ứng, chúng sẽ liên kết với nhau và giải phóng những chất hóa học gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban,… Histamin là một trong những chất đó, gây ảnh hưởng lên đường thở, mạch máu, mũi,…

Những nguyên nhân gây ra phản ứng này thường khá đa dạng, ví dụ như:

  • Những chất gây ra dị ứng trong không khí: Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, bụi,…
  • Các loại thực phẩm: Lúa mì, đậu nành, óc chó, đậu phộng, cá, trứng, sữa, động vật có vỏ,…
  • Các loại côn trùng: Ong bắp cày, kiến,…
  • Một số loại thuốc như penicillin, kháng sinh được sản xuất dựa trên penicillin, aspirin…
  • Sự thay đổi thời tiết.

Bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị hen suyễn/dị ứng hoặc chính bạn đang gặp tình trạng hen suyễn. Tỷ lệ gặp phải tình trạng này ở trẻ em cũng sẽ cao hơn.

mot-so-tac-nhan-gay-ra-di-ung-thuong-gap.webp

Một số tác nhân gây ra dị ứng thường gặp

Dị ứng có nguy hiểm không?

Đa số các loại dị ứng không nguy hiểm mà chỉ gây ra những sự phiền toái nhẹ cho người gặp phải. Tuy vậy, sẽ có những trường hợp dị ứng không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Ví dụ như:

Sốc phản vệ: Khi phản ứng dị ứng ở mức nghiêm trọng, sốc phản vệ có thể xảy ra. Lúc này, tình trạng giãn mạch, thành mạch tăng tính thẩm thấu xuất hiện đột ngột, phế quản trở nên nhạy cảm hơn. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mắc.

Hen suyễn: Dị ứng làm tăng nguy cơ bị hen suyễn, đây là phản ứng của hệ miễn dịch lên đường thở và hệ hô hấp. Hen suyễn có thể tiến triển thành suy hô hấp, khí phế thũng,..

Viêm xoang, nhiễm trùng tai, phổi: Đây cũng là những bệnh lý có thể mắc phải nếu tình trạng dị ứng không được kiểm soát.

Phân loại và triệu chứng dị ứng

Có rất nhiều loại dị ứng hiện nay được phân chia dựa vào nguyên nhân gây ra chúng. Phần tiếp theo sau đây sẽ liệt kê cho bạn một số loại phổ biến và những dấu hiệu nhận biết.

Dị ứng thực phẩm

Loại dị ứng này thường bị nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp thức ăn bởi chúng đều có dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ thống miễn dịch, còn không dung nạp được là một dấu hiệu cảnh báo bất thường của hệ tiêu hóa.

Có khá nhiều loại thực phẩm gây dị ứng, trong đó thường gặp là sữa, trứng, lúa mì, dị ứng Casein, các loại hạt, động vật có vỏ, thực phẩm chứa Sulfite,… Nhìn chung, những loại dị ứng này đều có những dấu hiệu như sau:

  • Ngứa ran hoặc sưng tấy trong miệng.
  • Ngứa, nổi mề đay, khó thở.
  • Sưng mặt, lưỡi, môi, cổ họng.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy.
  • Nặng hơn có thể xuất hiện cơn đau dạ dày, sốc phản vệ.

trung-sua-co-the-la-nhung-tac-nhan-gay-ra-di-ung-thuc-pham.webp

Trứng, sữa có thể là những tác nhân gây ra dị ứng thực phẩm

Dị ứng da

Có nhiều loại dị ứng da khác nhau. Với mỗi loại, triệu chứng cũng có sự khác biệt. Ví dụ như:

Viêm da tiếp xúc: Nổi mề đay, mẩn ngứa, đỏ; có hiện tượng rỉ nước hoặc bỏng rát da, ngứa ngáy dữ dội; một số trường hợp có thể bị nứt nẻ, bong tróc.

Mề đay và phù mạch: Sưng họng, lưỡi, bàn chân, bàn tay, mí mắt, cơ quan sinh dục; da cũng có thể bị sưng nề và nhạy cảm, đau hơn; khó thở, ngạt thở.

Dị ứng côn trùng cắn: Xuất hiện vùng sưng nề to tại vị trí bị côn trùng đốt; ngứa và nổi mề đay khắp cơ thể; ho hoặc tức ngực, thở khò khè hoặc khó thở; sốc phản vệ.

Dị ứng mỹ phẩm: Đau rát vùng sử dụng mỹ phẩm và có thể lan rộng hơn; ngứa từng đợt; xuất hiện các nốt ban đỏ, mụn nước; da bị kích ứng dẫn đến sưng tấy, mẩn đỏ; lão hóa da nhanh hơn, hình thành đốm nâu, nhăn, khô, sạm da, tăng sừng; khó thở.

Một số loại dị ứng da khác có thể gặp như dị ứng với niken, ánh nắng mặt trời, cây thường xuân độc, cây sumac độc, cây sồi độc, dị ứng mắt, viêm kết mạc dị ứng,… Dấu hiệu chung sẽ là nổi mề đay, phát ban, có mụn ngứa.

Dị ứng đường hô hấp

Thường sẽ bao gồm tình trạng dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng,… Cụ thể về dấu hiệu của các loại có liên quan đến đường hô hấp như sau:

Dị ứng thời tiết: Khô hoặc ngứa ngáy vùng mũi, họng; hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi; khó chịu ở vùng mắt; buồn ngủ vào ban ngày, kém tập trung, mệt mỏi; có thể cảm thấy sự khó chịu tại vùng mũi diễn ra theo đợt, kéo dài từ 20 – 30 phút/đợt.

Viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô): Chảy nước mũi, nghẹt, ngứa mũi; chảy nước mắt hoặc bị đỏ mắt; thường xuyên hắt xì; có thể thấy khó thở, tức ngực, mệt mỏi, sợ ánh sáng; ở trẻ em có thể kèm theo chán ăn, lười bú, khó ngủ, khóc nhiều do khó chịu.

hat-hoi-nghet-mui-co-the-la-nhung-dau-hieu-cua-tinh-trang-viem-mui-di-ung.webp

Hắt hơi, nghẹt mũi có thể là những dấu hiệu của tình trạng viêm mũi dị ứng

Dị ứng phấn hoa: Nghẹt mũi, sổ mũi, cổ họng ngứa rát; chảy nước mắt hoặc vùng mắt bị ngứa, đỏ; ho liên tục, khó thở hoặc thở khò khè; da sưng lên và giảm khả năng cảm nhận mùi.

Dị ứng nấm mốc: Hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi; ngứa mắt, mũi, họng; chảy nước mắt; ho; da bị khô và bong vảy.

Dị ứng bụi: Cảm thấy nặng, đau mặt; mắt bị ngứa, đỏ, chảy nước mắt; hắt hơi, chảy nước mũi; ngứa/nghẹt mũi; ngứa họng hoặc vòm miệng; chảy dịch mũi, ho.

Dị ứng thú cưng: Dấu hiệu thường xuất hiện khi tiếp xúc với lông, các mảng da hoặc chạm vào thú cưng. Khi đó, có thể gặp những phản ứng như hắt hơi, sổ mũi, sốt; dấu hiệu của hen suyễn như khò khè, khó thở,…

Hen suyễn: Triệu chứng phổ biến như ho khan, tức ngực, khó thở; thở khò khè tái phát nhiều lần; ho nhiều và nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc sau khi tập thể dục, gắng sức,…

Dị ứng thuốc

Phản ứng quá mẫn khi sử dụng thuốc có thể gây nguy hiểm hơn so với những loại dị ứng khác. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây nguy hiểm tới tính mạng. Một số dấu hiệu dị ứng thuốc mức độ nhẹ như sau:

  • Nổi mề đay sau dùng thuốc từ 5 – 10 phút.
  • Nổi mẩn, ban đỏ tạo thành từng mảng, gây ngứa, có thể xuất hiện khoảng 1 tuần sau dùng thuốc.
  • Sốt nhẹ, sưng, khó thở, chảy máu mũi.

Do đó, cần tìm sự trợ giúp y tế, gọi ngay cho 115 nếu gặp bất kỳ phản ứng nào của tình trạng này chuyển thành sốc phản vệ sau đây:

  • Buồn nôn, nôn hoặc thấy đau bụng.
  • Khó thở, thở khò khè, nhịp tim tăng nhanh hoặc mạch đập nhanh hơn.
  • Co thắt cổ họng hoặc cảm giác đường thở đang bị nghẽn lại.
  • Khàn giọng, khó nói.
  • Xuất hiện cảm giác lo lắng, chóng mặt.
  • Cảm giác như ngất đi hoặc bị mất ý thức.
  • Dấu hiệu của hội chứng hồng ban đa dạng (hội chứng stevens – Johnson): Ngứa khắp người, cảm giác nóng ran, sốt cao, mệt mỏi, xuất hiện bọng nước trên da, các hốc tự nhiên xung quanh miệng, họng, mắt, bộ phận sinh dục và chúng bị viêm loét, hoại tử,…

di-ung-thuoc-co-the-gay-soc-phan-ve-neu-khong-duoc-kiem-soat-kip-thoi.webp

Dị ứng thuốc có thể gây sốc phản vệ nếu không được kiểm soát kịp thời

Chẩn đoán dị ứng như thế nào?

Để xác định chính xác hơn về tình trạng và nguyên nhân gây ra dị ứng, bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra cần thiết. Cụ thể như:

  • Kiểm tra về các triệu chứng chung.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể.
  • Xác định về các loại thực phẩm, lối sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Sinh thiết da: Một lượng mô da nhỏ sẽ được lấy và cho phản ứng với protein của những chất dị ứng tiềm ẩn xác định trước đó rồi quan sát.
  • Xét nghiệm máu: Xác định nồng độ của lgE cụ thể trong máu.
  • Xét nghiệm hấp thụ phóng xạ (RAST), xét nghiệm ImmunoCAP: Đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu.

Cách xử lý khi bị dị ứng như thế nào?

Mục tiêu quan trọng nhất trong xử lý các tình trạng dị ứng là tránh xa dị nguyên đồng thời điều trị triệu chứng. Một số trường hợp sẽ không cần điều trị y tế. Đối với những tình trạng dị ứng nặng hơn, bạn có thể cần sử dụng thuốc hỗ trợ, liệu pháp miễn dịch,…

Điều trị bằng phương pháp y tế

Mỗi loại dị ứng sẽ có cách điều trị y tế khác nhau, điều quan trọng là bạn cần thực hiện theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Một số cách điều trị với từng loại như sau:

Sử dụng thuốc hỗ trợ phù hợp

Viêm mũi dị ứng: Có thể sử dụng thuốc kháng histamin đường uống (fexofenadine, cetirizine), thuốc nhỏ mắt histamin, thuốc xịt histamin hoặc corticosteroid đường mũi như Pseudoephedrin.

Hen suyễn: Sử dụng corticosteroid dạng hít theo đường mũi, thuốc uống để duy trì như theophylline, leukotriene, steroid đường uống, thuốc tiêm chẳng hạn như omalizumab, reslizumab, mepolizumab,…

Dị ứng da như chàm, viêm da tiếp xúc, mề đay: Corticoid tại chỗ, thuốc uống histamin, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học dạng tiếp như dupilumab,…

Sốc phản vệ: Epinephrine sẽ được nhân viên y tế sử dụng để tiêm vào cơ thể.

Một số loại thuốc chống dị ứng khác: Loratadine, cromolyn natri, cromolyn sodium tại chỗ,…

mot-so-loai-thuoc-duoc-su-dung-de-cai-thien-cac-truong-hop-bi-di-ung.webp

Một số loại thuốc được sử dụng để cải thiện các trường hợp bị dị ứng

>>> Xem thêm: Cách sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin và lưu ý cần biết

Liệu pháp miễn dịch dị ứng

Với những tình trạng dị ứng nghiêm trọng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm khi điều trị, liệu pháp miễn dịch có thể được đề nghị để giúp giảm tình trạng ngứa, phát ban, nổi đỏ,... khó chịu. Phương pháp này được tiến hành bằng cách tiêm các chất chống dị ứng được tinh chế, thường trong vòng vài năm.

Phòng ngừa dị ứng tái phát

Trên thực tế, dị ứng sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bạn chỉ có thể áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa dị ứng tái phát, giảm sự khó chịu khi mắc phải. Để thực hiện được điều đó, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Nếu đã xác định được những tác nhân gây dị ứng, bạn nên tránh tiếp xúc với chúng. Cụ thể như sau:

Dị ứng bụi: Lựa chọn trải sàn bằng gỗ, vinyl cứng thay vì thảm; chọn loại rèm cửa dễ lau sạch; chọn đồ nội thất bằng da thay vì các vật liệu khác dễ bám bụi; thường xuyên sử dụng máy hút bụi (ưu tiên loại có bộ lọc HEPA) để làm sạch bụi trong không gian sống; lau bề mặt bằng khăn ẩm.

Dị ứng thú cưng: Giữ vật nuôi tránh xa người bị dị ứng, tắm rửa cho vật nuôi ít nhất 1 lần/tuần, chải lông của chúng ở bên ngoài khu vực sống, thường xuyên dọn dẹp sạch lông thú cưng trong nhà.

Dị ứng thực phẩm: Thường xuyên kiểm tra thực đơn hàng ngày, xem thành phần của món ăn, công thức nấu trước khi sử dụng; nếu ăn uống tại nhà hàng, hãy nói với nhân viên về những thành phần bạn bị dị ứng,...

Một số cách hạn chế khác: Ví dụ như tránh tiếp xúc với gió quá nhiều bởi đây có thể là “phương tiện” di chuyển của phấn hoa, bụi vào cơ thể người.

han-che-voi-cac-yeu-to-gay-di-ung-se-giup-ban-phong-ngua-tot-hon.webp

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt hơn

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Bản chất của dị ứng là do phản ứng quá mẫn cảm của hệ thống miễn dịch. Do đó, để giảm tình trạng này, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy chưa có chứng minh rõ ràng về mối quan hệ của thực phẩm và dị ứng, nhưng một số nhà khoa học cho rằng, chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn.

Bạn cần bổ sung nhiều nước hàng ngày để giúp làm lỏng các dịch nhầy ở mũi, từ đó giảm cảm giác nghẹt mũi mỗi khi bị dị ứng. Nên hạn chế các thực phẩm, đồ uống làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như đồ ăn có nhiều đường, nhiều dầu mỡ, bia rượu,…

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Điều này đặc biệt quan trọng với những bạn đang gặp dị ứng có biểu hiện khó chịu liên quan đến làn da. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ có thể giúp làm dịu da, cấp ẩm. Ngoài ra, nó cũng sẽ hạn chế việc các vi khuẩn, bụi bẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua các vùng da bị tổn thương do dị ứng.

Lời khuyên từ dược sĩ về dị ứng

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn chỉ nên dùng thuốc khi cần. Bởi đa số các loại thuốc hiện nay trên thị trường đều sẽ có thêm chất bảo quản, tạp chất, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn lạm dụng và dùng lâu dài.

Bên cạnh việc dùng thuốc, để có thể hỗ trợ giảm tình trạng mẩn ngứa, phát ban, mề đay,… do dị ứng gây ra, ngăn ngừa sự tái phát, bạn có thể bổ sung thêm các loại thảo dược, thành phần thiên nhiên hàng ngày.

Những thành phần như cao gan, L – Carnitine fumarate, nhàu,… là sự lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Sản phẩm có chứa cả 3 thành phần này có thể giúp hỗ trợ giảm và cải thiện các triệu chứng phát ban, mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy khó chịu do dị ứng gây ra. 

mot-so-thanh-phan-thao-duoc-ho-tro-cai-thien-he-mien-dich-giam-di-ung.webp

Một số thành phần, thảo dược hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, giảm dị ứng

Tác dụng của những thành phần này cũng đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu, đề tài khoa học. Bao gồm:

Nhàu: Tăng cường chức năng thải độc của thận, hỗ trợ giảm viêm, ngứa ngáy, phù nề,… Tác dụng của nhàu đã được tác giả Kazuya Murata và cộng sự nghiên cứu. Nghiên cứu này cho thấy, hoạt chất MCL-ext của nhàu hiệu quả trong việc giảm phản ứng quá mẫn tức thời của hệ miễn dịch mà không gây tác dụng phụ tiêu cực nào.

Cao gan: Được chiết xuất từ động vật, tốt cho máu, giúp giảm đau, tăng khả năng giải độc cho gan, giảm tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. Nghiên cứu của tác giả Ru-Ren Li cùng cộng sự cũng chứng minh rằng, trong cao gan động vật có chứa nhiều protein, sắt, kẽm,… giúp tăng cường hệ miễn dịch.

L – Carnitine fumarate: Đây là một axit amin giúp hỗ trợ cung cấp năng lượng cho các tế bào, từ đó cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. Điều này góp phần giảm phản ứng miễn dịch quá mẫn gây ra dị ứng.

Ngoài ra, công thức từ 3 thành phần này tạo thành nguyên lý “kiềng 3 chân” giúp giảm tái phát dị ứng do tác động được vào gốc rễ căn nguyên của dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Trên đây là bài viết tổng quan và mang tính chất tham khảo về dị ứng. Để giúp ngăn ngừa tái phát và giảm khó chịu khi mắc phải, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, áp dụng biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng nhanh chóng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hệ thống miễn dịch, nổi mề đay, mẩn ngứa,... bạn có thể đặt câu hỏi tại phần bình luận của bài viết để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/allergies/symptoms-causes/syc-20351497

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8610-allergy-overview

https://www.doconline.com/what-we-treat/allergies

Dược sĩ Linh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-phu-bi-khang.webp

Bình luận