Cách sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin và lưu ý cần biết
Loratadin là thuốc gì? Công dụng ra sao?
Loratadin là thuốc kiểm soát dị ứng thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Trong cơ thể, histamin là một chất hóa học gây ra triệu chứng dị ứng, được giải phóng từ các tế bào mast lưu trữ histamine. Loratadin sẽ tác động và ngăn chặn thụ thể histamin H1, ngăn chặn sự hoạt hóa tế bào có thụ thể này. Với cơ chế đó, Loratadin được sử dụng cho những trường hợp:
- Kiểm soát những triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, tắc nghẽn mũi, các trường hợp dị ứng thực phẩm khác.
- Sử dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh chàm.
- Giảm tình trạng da nhợt nhạt, đỏ không đều, ngứa, tình trạng các mảng da bị nổi do mề đay, phát ban.
Hiện nay, Loratadin được sản xuất dưới nhiều tên biệt dược khác nhau. Ví dụ như: Claritin, Alavert, Clear-Atadine, QlearQuil, Tavist ND, Claritin Liqui-Gel,… Thuốc cũng được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế, hàm lượng. Cụ thể:
- Dạng viên con nhộng Loratadin 10mg.
- Dạng siro uống Loratadin 5mg/5ml.
- Dạng viên nén thông thường Loratadin 10mg.
- Dạng viên nén nhai Loratadin 5mg.
- Dạng viên nén rã uống 5mg, 10mg.
Thuốc Loratadin giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng thuốc dị ứng Phenergan trị ngứa da an toàn
Hướng dẫn sử dụng chi tiết thuốc Loratadin
Để đề phòng các rủi ro khi sử dụng Loratadin, bạn cần tham khảo kỹ những nội dung hướng dẫn chi tiết dưới đây. Những nội dung này bao gồm chống chỉ định, tương tác thuốc, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ của Loratadin.
Lưu ý cần biết trước khi dùng Loratadin
Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu thuộc nhóm chống chỉ định hoặc cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, hãy liệt kê cho bác sĩ để đảm bảo an toàn khi dùng Loratadin. Cụ thể như sau:
Chống chỉ định – nhóm này tuyệt đối không được sử dụng thuốc. Bao gồm người bị dị ứng với thành phần Loratadin hoặc bất kỳ tá dược nào trong thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi.
Cần thận trọng – nhóm này có thể cân nhắc về nguy cơ, lợi ích trước khi dùng thuốc. Nếu dùng thuốc cần theo dõi chặt chẽ để hạn chế nguy hiểm xảy ra. Bao gồm:
- Người đang gặp các vấn đề về gan, thận.
- Người bị dị ứng với các loại phụ gia thực phẩm.
- Người bị động kinh hoặc mắc những bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ co giật, phù.
- Người sắp thực hiện các xét nghiệm liên quan đến da (không sử dụng thuốc ít nhất 48 giờ trước khi làm xét nghiệm).
- Đang mang thai, cho con bú: Chưa có các bằng chứng cho thấy Loratadin có thể gây hại cho thai nhi hoặc truyền qua đường sữa mẹ. Tuy vậy, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, cần thông báo cho bác sĩ để cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc – Loratadin có thể xảy ra phản ứng tương tác với 83 loại thuốc khác nhau. Các phản ứng này có thể làm thay đổi tác dụng, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ khi dùng chung. Đặc biệt là những nhóm thuốc sau:
- Thuốc điều trị nhịp tim không đều Amiodarone.
- Thuốc khó tiêu Cimetidine.
- Thuốc kháng sinh như Erythromycin.
- Thuốc điều trị nhiễm nấm như Ketoconazole.
- Những loại thuốc khác có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, khó đi tiểu hoặc khô miệng.
Loratadin có thể bị thay đổi tác dụng khi dùng chung với một số loại thuốc
Cách sử dụng thuốc dị ứng Loratadin an toàn
Bạn cần sử dụng Loratadin theo đúng chính xác những gì mà bác sĩ chỉ định. Không nên sử dụng ít hoặc nhiều hơn liều dùng được hướng dẫn. Những thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo thêm.
Cách sử dụng Loratadin
Thuốc thường sẽ được sử dụng 1 lần duy nhất trong ngày. Tùy từng loại bào chế, cách sử dụng thuốc cũng sẽ khác nhau. Cụ thể cách dùng của từng loại như sau:
Viên nén thông thường: Nuốt toàn bộ viên thuốc với nước. Không nhai, không nghiền hoặc cắn viên thuốc khi dùng.
Dạng siro: Uống trực tiếp. Lưu ý phải dùng dụng cụ đo liều lượng được cung cấp hoặc sử dụng ống tiêm định lượng để lấy đúng liều thuốc.
Viên nén nhai: Cần nhai trước khi nuốt thuốc. Lưu ý, sử dụng tay khô, sạch để lấy thuốc và cho vào miệng.
Liều dùng của Loratadin
Thông tin liều dùng sau đây sẽ phù hợp với hầu hết các dạng bào chế của thuốc. Tùy vào từng đối tượng, mục tiêu điều trị, liều dùng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Sử dụng cho người lớn: 10mg/ngày, liều tối đa 10mg.
- Sử dụng cho trẻ em: Từ 2 – 5 tuổi dùng 5mg/lần/ngày, từ 6 tuổi trở lên dùng 10mg/ngày.
Xử lý khi quên/quá liều thuốc
Quên liều: Uống ngay khi nhớ ra. Trừ trường hợp gần đến liều dùng tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình như bình thường. Không dùng 2 liều Loratadin/lần uống.
Quá liều: Quá liều Loratadin có thể gây ra các triệu chứng như buồn ngủ, nhức đầu, tim đập nhanh và mạnh. Nếu trong bất kỳ trường hợp nào bạn sử dụng quá liều thuốc, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ, trung tâm cấp cứu hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Hãy cài đặt báo thức để tránh quên liều thuốc Loratadin
Tác dụng phụ có thể gặp của Loratadin
Tương tự như các thuốc khác, sử dụng Loratadin cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Những tác dụng phụ của Loratadin được chia thành những nhóm như sau:
Tác dụng phụ phổ biến
Những tác dụng phụ này thường biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu chúng làm bạn khó chịu và kéo dài, hãy liên hệ cho bác sĩ để được hỗ trợ. Bao gồm:
- Trẻ từ 2 – 12 tuổi: Đau đầu, mệt mỏi, lo lắng.
- Trẻ 12 tuổi trở lên và người lớn: Buồn ngủ hoặc bị khó ngủ, đau đầu, tăng khẩu vị ăn uống. Miệng, cổ họng khô hoặc bị kích thích.
Tác dụng phụ hiếm gặp
Những tác dụng phụ này chỉ xuất hiện ở 1/10000 trường hợp dùng thuốc. Hãy nói chuyện ngay với bác sĩ của bạn, nếu bắt gặp những phản ứng sau đây:
- Xuất hiện các cơn co giật, chóng mặt.
- Thay đổi nhịp tim, nhanh hơn hoặc nhịp tim không đều.
- Buồn nôn, đau bụng, tăng cân.
- Xảy ra tình trạng rụng tóc, mệt mỏi.
Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ
Đây là những phản ứng rất nghiêm trọng, đe dọa đến mạng sống người bệnh. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn cần ngừng thuốc ngay lập tức và tìm kiếm ngay sự trợ giúp y tế. Bao gồm:
- Phát ban xuất hiện trên da, ngứa, đỏ, phồng rộp sưng hoặc bị bong tróc da.
- Khó thở, khó nói, thở khò khè.
- Tức ngực, tức cổ họng.
- Sưng môi, miệng, mặt, lưỡi, cổ họng.
Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng nghiêm trọng cần được cấp cứu
Lưu ý từ dược sĩ về thuốc Loratadin
Tuy được xếp vào nhóm thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ, nhưng Loratadin trong một số trường hợp vẫn khiến người dùng bị chóng mặt, buồn ngủ. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng Loratadin nếu cần lái xe, làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo khác.
Trong các biệt dược chứa Loratadin thường sẽ có thêm thành phần đường Lactose. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu thuộc nhóm không dung nạp được loại đường này.
Đặc biệt, cần lưu ý Loratadin chỉ giúp giảm ngứa do mề đay, phát ban gây ra, không phải là thuốc có thể phòng ngừa tình trạng này tái phát. Vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng ngứa do mề đay, phát ban gây ra, hãy sử dụng các phương pháp có thể điều trị được triệu chứng và căn nguyên của vấn đề (suy giảm chức năng gan).
Một trong những phương pháp được lựa chọn phổ biến hiện nay là sử dụng các thảo dược, thành phần có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng dị ứng, giải độc gan. Ví dụ như Cao nhàu, Cao gan hoặc các sản phẩm có thành phần L–Carnitine Fumarate.
Khi phối hợp với nhau, những thảo dược, thành phần này ngoài giúp cải thiện các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do dị ứng còn có thể tăng cường được chức năng giải độc ở gan, tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng. Do vậy, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây dị ứng, mề đay hiệu quả. Đặc biệt, thành phần L–Carnitine Fumarate sẽ giúp tăng cường năng lượng và bảo vệ tế bào khỏi các phản ứng với yếu tố dị nguyên của cơ thể.
L–Carnitine Fumarate giúp bảo vệ tế bào khỏi các yếu tố gây dị ứng
Hầu hết trong các trường hợp, Loratadin sẽ được sử dụng điều trị dị ứng trong thời gian ngắn. Nếu bạn sử dụng thuốc nhưng các triệu chứng không cải thiện sau 3 ngày, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được thay đổi phương pháp điều trị.
Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Loratadin. Nếu bạn cần thêm các thông tin khác liên quan đến thuốc hoặc các tình trạng dị ứng, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại xuống bên dưới, các chuyên gia sẽ liên hệ và giải đáp chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo
https://www.drugs.com/loratadine.html
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-73-204/loratadine-oral/loratadine-oral/details
Bình luận