7 điều cần biết về bệnh chàm giúp bạn giảm ngứa ngáy, khó chịu
Bệnh chàm (Eczema) là gì?
Bệnh chàm - Eczema là tình trạng viêm da dị ứng cấp tính hoặc mạn tính. Chàm thường xuất hiện dưới dạng các nốt đỏ, mụn nước, bong trong da,... và gây ngứa, khó chịu cho người bệnh.
Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Chàm thường bùng phát theo chu kỳ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người không giống nhau, có thể ở người này bệnh nhẹ, người khác bệnh lại nghiêm trọng hơn.
Nếu bệnh chàm không được điều trị kịp thời, có thể gây khó chịu cho người mắc. Ví dụ như gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, bị viêm da tay, nhiễm trùng da, tiến triển thành tình trạng viêm da thần kinh (da có vảy, ngứa mãn tính). Nghiêm trọng hơn, chàm có thể khiến người bệnh bị mắc chứng hen suyễn và sốt cỏ khô.
Bệnh chàm không được điều trị kịp thời gây khó chịu cho người mắc
Triệu chứng thường gặp của bệnh chàm
Triệu chứng của bệnh chàm phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng mỗi người. Tuy nhiên, sẽ bao gồm những dấu hiệu sau:
- Da khô, kèm theo nứt nẻ, ngứa ngáy.
- Mảng màu đỏ hoặc nâu trên bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, mí mắt, đầu gối, mặt và da đầu.
- Vị trí bị chàm sưng nhỏ, nhô cao, có chứa chất lỏng hoặc không. Chàm thường xuất hiện ở nếp gấp của khuỷu tay, đầu gối, gáy.
- Các mảng da sưng tấy, có vảy, sần sùi.
- Một số tình trạng đi kèm khi bị chàm như: Dị ứng, hen suyễn, suy nhược, mất ngủ, lo âu,..
- Người lớn có thể xuất hiện nhiễm trùng da khi gãi quá nhiều.
- Đặc biệt ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện các nốt phát ban trên da đầu, má. Phát ban dạng mụn nước và có thể bị vỡ, gây ngứa ngáy, làm trẻ mất ngủ.
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị khi bệnh chàm nghiêm trọng và gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt; Bệnh chàm đã phát sinh nhiễm trùng da (biểu hiện các các vùng da đỏ, có mủ, vảy vàng) hoặc khi bạn đã thử nhiều phương pháp khác nhau nhưng bệnh không được cải thiện.
Các thể của bệnh chàm da
Hiện nay, có nhiều dạng bệnh chàm khác nhau. Tùy vào triệu chứng mà bệnh chàm được chia thành các thể phổ biến sau:
- Bệnh chàm tiếp xúc: Là tình trạng da đỏ, ngứa, có cảm giác châm chích, nổi mề đay khi chạm vào một số chất kích ứng. Thậm chí, nhiều trường hợp còn nổi mụn nước chứa dịch, có thể chảy ra và đóng vảy.
- Bệnh chàm đồng tiền: Là các đốm hình đồng xu, gây ngứa nhiều, có thể đóng vảy.
- Bệnh chàm tổ đỉa: Xuất hiện mụn nước, da nứt nẻ, bong tróc, gây ngứa và đau trên ngón tay, ngón chân, bàn chân.
- Viêm da dị ứng: Đây là dạng khá phổ biến của bệnh chàm. Bệnh có thể bắt đầu từ khi còn bé và nhẹ hơn lúc đã trưởng thành.
- Chàm bội nhiễm.
- Bệnh chàm tay.
- Bệnh chàm khô: Chàm khô là thể phổ biến nhất. Bệnh đặc trưng bởi lớp da bị sừng hóa, mất nước, khô căng, bong tróc gây ngứa rát, khó chịu.
Bệnh chàm khô đặc trưng bởi lớp sừng hóa, mất nước
Nguyên nhân gây bệnh chàm
Hiện nay, chưa thể xác định được các nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm. Hầu hết các thể bệnh chàm đều là kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ và nguyên nhân kết hợp. Một số nghiên cứu khác cho rằng, bệnh chàm xảy ra khi hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi yếu tố bên ngoài và khiến cho hệ miễn dịch phản ứng quá mức, tạo ra các phản ứng viêm và hình thành nên chàm.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm như hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn nội tiết, di truyền, dị nguyên bên ngoài, bệnh lý ngoài da,… Cụ thể như sau:
- Rối loạn nội tiết: Nhiều người mắc bệnh chàm do rối loạn nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, dẫn đến bệnh chàm.
- Tác động bên ngoài: Khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, côn trùng chứa nọc độc, sử dụng quần áo có vật liệu khô ráp, vải tổng hợp, làm việc hoặc sống trong môi trường có nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột,… có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm.
- Sử dụng các sản phẩm gây kích thích, kích ứng cho làn da. Những sản phẩm này như xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa, các loại thuốc mỡ kháng khuẩn (neomycin, bacitracin), sữa rửa mặt khách khuẩn, dầu gội, kem dưỡng da hoặc thuốc nhuộm da, mực xăm.
- Di truyền: Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì khả năng bị chàm của bạn sẽ cao hơn bình thường.
- Dị ứng thực phẩm, dị ứng lông động vật,...
- Bệnh lý ngoài da: Một số bệnh ngoài da như nấm, viêm da, ghẻ,… nếu không được điều trị có thể dẫn đến bệnh chàm.
Nguyên nhân gây bệnh chàm có thể do bệnh lý ngoài da
Các phương pháp điều trị bệnh chàm
Để điều trị bệnh chàm cần kiểm soát tình trạng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi da. Người bệnh có thể sử dụng nhiều cách để kiểm soát bệnh chàm. Tuy nhiên, bệnh chàm vẫn có thể quay lại và tái phát. Dựa theo nguyên tắc đó có các phương pháp điều trị như dùng thuốc tây, liệu pháp ánh sáng, bài thuốc dân gian,…
Giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm
Đối với những trường hợp bệnh chàm nhẹ, người bệnh được khuyến khích thực hiện các biện pháp điều trị, phòng ngừa để làm giảm yếu tố nguy cơ, triệu chứng tại nhà. Những biện pháp này sẽ được nêu cụ thể hơn trong phần phòng ngừa chàm tái phát của bài viết.
Sử dụng thuốc trị chàm
Trong quá trình điều trị, giảm các triệu chứng khó chịu của chàm, bác sĩ/dược sĩ có thể hướng dẫn cho bạn sử dụng thêm một số loại thuốc khác. Ví dụ như:
Giúp kiểm soát và phục hồi da: Thuốc mỡ corticosteroid, chất ức chế calcineurin như tacrolimus và pimecrolimus giúp kiểm soát triệu chứng bệnh chàm, phục hồi làn da. Nên bôi thuốc sau khi làm sạch và dưỡng ẩm da. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như mỏng da.
Chống nhiễm trùng: Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn đối với vết loét hoặc nứt. Cần lưu ý sử dụng kháng sinh theo đơn và không lạm dụng thuốc.
Kiểm soát tình trạng viêm: Khi bệnh chàm nặng hơn hoặc sử dụng các biện pháp trên không cải thiện thì bác sĩ có thể kê thêm corticosteroid đường uống để kiểm soát tình trạng viêm. Chỉ nên dùng loại thuốc này trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ như: Loãng xương, tăng huyết áp, nhiễm trùng, tăng đường huyết,…
Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh chàm
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) là phương pháp sử dụng tia cực tím nhân tạo UVA, UVB dải hẹp có kiểm soát để nhằm cải thiện bệnh chàm. Quang trị liệu được thực hiện khi mức độ bệnh chàm vừa phải, các biện pháp sử dụng thuốc không hiệu quả. Trong quá trình trị liệu đòi hỏi cao về kỹ thuật của bác sĩ. Mặc dù hiệu quả cao nhưng liệu pháp ánh sáng điều trị trong thời gian dài có thể gây lão hóa da, tăng nguy cơ ung thư da,…
Một số loại thảo dược chữa chàm tại nhà
Bên cạnh trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ, một số người bệnh cũng thực hiện các cách giảm ngứa, khó chịu do chàm gây ra tại nhà. Những cách dưới đây được tổng hợp từ dân gian và hiện chưa có chứng minh về độ an toàn, hiệu quả.
Nha đam: Theo nghiên cứu của Ấn Độ, nha đam chứa chất kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, làm lành vết loét. Lấy lá nha đam tươi, lọc bỏ vỏ, ngâm với muối loãng cho bớt nhớt. Vệ sinh vùng da bị tổn thương sau đó xoa nha đam vừa ngâm lên khoảng 20 phút. Ngày làm 2 – 3 lần.
Lá ổi: Lá ổi chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, axit maslinic, limonene, tanin có khả năng chống viêm, tiêu độc. Vì vậy, sử dụng lá ổi chữa bệnh chàm được nhiều người lựa chọn. Lấy một nắm lá ổi tươi rửa sạch, để ráo nước. Đun với nước sôi trong 3 – 5 phút thì tắt bếp. Vệ sinh sạch vùng da bị chàm. Đến khi nước lá ổi ấm thì ngâm rửa vùng da bị chàm trong 30 phút. Ngày làm 1 lần.
Giấm táo: Giấm táo giúp cân bằng nồng độ axit trên da, chống nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ bội nhiễm. Lấy cốc nước ấm, thêm 1 thìa giấm táo, khuấy đều. Sau đó ngâm miếng gạc sạch vào cốc, rồi vắt bớt nước đắp lên vùng da bị chàm để trong 3 tiếng. Ngày làm 1 - 2 lần.
Nghệ: Nghệ không chỉ làm giảm viêm, ngứa, kháng khuẩn mà còn giúp làm lành vùng da bị tổn thương. Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ hoặc không. Sau đó đem giã nát lọc lấy nước cốt thoa lên vùng da bị chàm. Ngày 2 - 3 lần.
Tuy vậy, những bài thuốc chữa chàm ở trên hầu hết được lưu truyền và chưa có quá nhiều nghiên cứu, kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng. Vì vậy, người bệnh nên chọn lọc những loại thảo dược an toàn, lành tính và đã có chứng minh về hiệu quả khi dùng.
Một số loại thảo dược đã được chứng minh về sự an toàn, hiệu quả có thể kể đến như sói rừng, nhũ hương, hoàng bá,.... Những loại thảo dược này có công dụng tốt trong việc giúp tăng cường được năng lượng tế bào, phục hồi, điều hòa hệ miễn dịch. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm. Cụ thể, theo nghiên cứu năm 2009, cũng chứng minh tác dụng của sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, cân bằng miễn dịch. Đồng thời thảo dược này còn giúp tăng khối lượng cơ quan miễn dịch, dẫn đến các tế bào miễn dịch tốt được tăng lên làm ức chế những phản ứng miễn dịch có hại.
Cây sói rừng có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm
Cách phòng và giảm tần suất chàm tái phát
Để ngăn các đợt bệnh chàm bùng phát, người bệnh cần lưu ý tránh tác nhân gây bệnh kết hợp với chăm sóc da cẩn thận.
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng
Những tác nhân khiến da chàm bị khó chịu, ngứa nghiêm trọng hơn như xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt, sữa tắm - kem dưỡng - mỹ phẩm có hương liệu, chất bảo quản, cồn,..
Nên mặc quần áo rộng rãi, ưu tiên chất vải cotton hoặc chất vải tự nhiên. Giặt sạch quần áo mới trước khi mặc. Tránh sử dụng chất liệu quần áo bằng len, polyester,...
Ngoài ra, những tác nhân khác như khói, bụi, cát, lông thú cưng,... cũng có thể làm tình trạng kích ứng, phát ban da trở nên trầm trọng hơn.
Chăm sóc da
- Dưỡng ẩm da: Người bị bệnh chàm nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để đảm bảo da không bị khô như dầu tắm, kem bôi, thuốc mỡ, thuốc xit. Đặc biệt lưu ý nên chọn sản phẩm phù hợp với làn da, không thay đổi liên tục, tránh kích ứng da.
- Giới hạn thời gian tắm: Nên tắm nhanh, trong khoảng 10 – 15 phút và sử dụng nước ấm với vòi hoa sen thay vì nước quá nóng. Sau khi tắm nên dùng khăn mềm thấm khô, không chà xát da. Sử dụng ngay kem dưỡng ẩm sau khi tắm để tránh khô da.
- Giữ ấm cơ thể: Những ngày hanh khô hoặc lạnh đột ngột người bị bệnh chàm nên chú ý giữ ấm cơ thể, đảm bảo da không bị mất nước quá nhiều.
- Tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột.
Kiểm soát chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống hợp lý có vai trò rất quan trọng với người bệnh chàm. Người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Người bệnh chàm nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A, B, C, E có tác dụng tăng cường miễn dịch, phục hồi tổn thương. Vì vậy, người bị bệnh chàm nên ăn các loại rau củ như: Cam, quýt, cà rốt,....
- Thực phẩm chống viêm tự nhiên: Các loại cá, dầu từ hạt,... chứa các chất béo có lợi như omega - 3, omega - 6,... giúp giảm triệu chứng bệnh chàm.
- Bổ sung kẽm: Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng với hệ miễn dịch, Người bệnh chàm nên ăn thịt bò, cá, cacao,...
Bệnh chàm nên bổ sung kẽm để tăng cường miễn dịch
Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, có rất nhiều thực phẩm làm cho bệnh chàm nghiêm trọng hơn như:
- Thực phẩm tanh sống: Đồ ăn tanh, sống có tính hàn và có thể chứa chất kích ứng, làm nặng hơn bệnh chàm. Một số triệu chứng của người mắc bệnh chàm sau khi ăn thực phẩm tanh, sống như: Ngứa, nổi ban đỏ, lan ra nhiều vị trí.
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Vi khuẩn cũng cần trao đổi chất, sinh sản và phát triển. Chính tinh bột hay đường nạp vào sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, không cần kiêng hoàn toàn mà nên ăn với mức độ vừa đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Rượu, bia và chất kích thích: Uống nhiều rượu, bia và chất kích thích có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể, đặc biệt là dưới da. Ngoài ra, rượu bia có thể làm tê liệt dây thần kinh, hạn chế cảm giác ngứa và đau. Người mắc không nhận thức được tình trạng bệnh của mình, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh chàm tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến sức khỏe người bệnh trở nên sa sút (do ảnh hưởng đến giấc ngủ) và làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, chàm cũng rất dễ tái phát nếu không được phòng ngừa đúng cách. Vì vậy, hiểu rõ về bệnh chàm là điều cần thiết.
Hy vọng bài viết chia sẻ hôm nay sẽ giúp bạn hiểu về cách giảm khó chịu và phòng ngừa chàm tốt hơn. Nếu cần hỗ trợ về bệnh chàm vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận để được hỗ trợ tốt nhất.
Link tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273
Bình luận