Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ, đặc biệt là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Trẻ em bị suy dinh dưỡng dễ mắc phải những vấn đề sức khỏe sau này như suy tim, suy thận, các bệnh về hô hấp,... Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân nào gây suy dinh dưỡng ở trẻ em và những biện pháp khắc phục tình trạng sức khoẻ này nhé!

Nguyên nhân nào gây suy dinh dưỡng ở trẻ em?

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra khi chế độ ăn uống của trẻ không lành mạnh hoặc trẻ gặp một số vấn đề sức khỏe gây khó khăn cho việc ăn uống hoặc ảnh hưởng đến khả năng cơ thể thu nhận đầy đủ các chất từ thực phẩm đã ăn. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Trẻ khó hấp thu các chất dinh dưỡng

Một số tình trạng sức khoẻ về đường tiêu hoá dẫn đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng ở trẻ kém hiệu quả. Khi trẻ được ăn đủ thức ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ các loại vitamin nhưng không thể hấp thụ được có thể do hệ tiêu hóa còn non nớt. Nếu cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả, ngay cả một chế độ ăn uống lành mạnh cũng không thể ngăn ngừa trẻ bị suy dinh dưỡng.

Hấp thu kém các chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Hấp thu kém các chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cơ thể trẻ cần sự cân bằng thích hợp của các vi sinh vật trong dạ dày (hệ vi sinh đường ruột) để hoạt động bình thường. Những vi khuẩn tốt này giúp trẻ tiêu hoá sữa mẹ, xử lý năng lượng và chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Đường ruột khỏe mạnh sẽ cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn mà trẻ ăn, điều này ảnh hưởng đến phản ứng của hệ thống miễn dịch và chức năng giao tiếp của não. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cơ thể, trí não và hành vi, đặc biệt gây giảm hấp thu vitamin và khoáng chất cần thiết dẫn tới suy dinh dưỡng.

Trẻ bị thiếu vitamin D3 và canxi dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng

Trẻ từ khi mới sinh đã được khuyến cáo cần bổ sung 1 lượng vitamin D3 phù hợp. Tuy nhiên, lượng D3 mà cha mẹ bổ sung chưa đủ hoặc do hệ tiêu hóa còn non nớt khiến bé không hấp thu đủ D3 theo khuyến cáo, từ đó mà con bị giảm hấp thụ canxi dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện công thức kết hợp vitamin D3 + lợi khuẩn + vách tế bào lợi khuẩn. Đây là công thức giúp con hấp thu tối đa vitamin D3 và canxi, từ đó xương con phát triển toàn diện, dự phòng được tình trạng còi xương suy dinh dưỡng. 

Chế độ ăn uống kém trong các giai đoạn phát triển của trẻ

Thời thơ ấu là thời kỳ quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển của một người, là giai đoạn hình thành các khả năng thể chất và tinh thần. Chế độ ăn uống kém trong thời kỳ này ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề sức khỏe của trẻ sau này, đặc biệt trong các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn bào thai: Thai nhi thiếu dinh dưỡng do chế độ ăn không đầy đủ của người mẹ, người mẹ không có khả năng vận chuyển đủ chất dinh dưỡng hoặc do suy giảm đường cung cấp mạch máu và nhau thai cho thai nhi. Không đủ dinh dưỡng làm chậm sự phát triển, thay đổi cấu trúc và sinh lý của thai nhi.
  • Giai đoạn cho trẻ bú: Trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ bú sữa công thức hoàn toàn, trẻ cai sữa mẹ sớm có khả năng cao bị suy dinh dưỡng do không nhận được các kháng thể và dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Sự thiếu hụt một số loại vitamin ở người mẹ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa mẹ. Theo đó, trẻ cũng bị thiếu hụt các vitamin này và có nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh và xương, chậm phát triển. Đến khi trẻ sáu tháng tuổi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu chất dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là chất sắt dẫn đến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu máu. 
  • Giai đoạn trẻ ăn dặm: Theo các chuyên gia sức khỏe trẻ em, trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ sáu tháng tuổi. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện và quá trình phát triển của trẻ. Chế độ ăn dặm không hợp lý, không phù hợp khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và kén ăn.
  • Giai đoạn trẻ lớn hơn: Khi trẻ lớn hơn một chút, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ. Trẻ đã bắt đầu hình thành sở thích ăn uống, ăn nhiều đồ ăn trẻ thích ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ không ăn đủ bữa, đủ chất, ăn đồ chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm dễ bị mắc các bệnh về tiêu hoá và đường ruột. 

Trẻ không được bú sữa mẹ dễ bị suy dinh dưỡng do không nhận được các kháng thể và dinh dưỡng có trong sữa

Trẻ không được bú sữa mẹ dễ bị suy dinh dưỡng do không nhận được các kháng thể và dinh dưỡng có trong sữa

Hướng dẫn khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em

Để khắc phục bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, trẻ cần tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng:

Sử dụng men vi sinh khắc phục bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ

Probiotics là những vi sinh vật sống hỗ trợ sức khỏe đường ruột và cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ. Prebiotics là những gì cung cấp thức ăn cho các vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Để trẻ có thể hấp thụ đủ lợi khuẩn và vi chất dinh dưỡng, nhiều phụ huynh đã chuyển sang sử dụng men vi sinh để bổ sung thêm lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột của trẻ. 

Trong đó chủng lợi khuẩn Bacillus clausii giúp tăng miễn dịch đường tiêu hóa bằng cách sinh bào tử, giúp lợi khuẩn hoạt động bền lâu hơn trong đường ruột. Đồng thời Bacillus clausii còn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh các enzym tiêu hóa như là Amylase và Protease giúp phân cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ, từ đó con dễ dàng hấp thụ các vi chất dinh dưỡng, phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. 

Bổ sung men vi sinh cho trẻ hỗ trợ đường tiêu hoá, khắc phục bệnh suy dinh dưỡng

Bổ sung men vi sinh cho trẻ hỗ trợ đường tiêu hoá, khắc phục bệnh suy dinh dưỡng

Cho con sử dụng D3 từ sớm

Cha mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho con ngay từ khi bé chào đời để giúp con tăng đề kháng, đặc biệt là tăng hấp thu canxi vào xương, từ đó phòng ngừa được tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ là non nớt nên dù con được bổ sung 1 lượng D3 theo khuyến cáo nhưng chưa chắc con đã hấp thu được tối đa lượng vitamin D3 cho cơ thể. Do đó, mẹ cần tham khảo công thức kết hợp lợi khuẩn và vitamin D3. Vì lợi khuẩn giúp tăng hấp thu vitamin D3, từ đó con đạt được nồng độ D3 theo đúng khuyến cáo và mong muốn.

Cải thiện chế độ ăn uống

Bạn cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng để đảm bảo sức khỏe tối ưu. 

  • Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất sáu tháng được coi là cách tốt nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng và tăng đề kháng. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh của trẻ bao gồm nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau củ quả bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. 
  • Cho trẻ ăn thực phẩm ít chất béo và cholesterol, chỉ chứa một lượng vừa phải muối, đường và natri. 
  • Khuyến khích trẻ ăn và uống các sản phẩm từ sữa không chứa chất béo hoặc ít chất béo, chẳng hạn như sữa, sữa chua, pho mát hoặc đồ uống có bổ sung đậu nành.
  • Trẻ có tình trạng thiếu sắt có thể được khắc phục bằng cách tiêu thụ thịt đỏ, lòng đỏ trứng, bánh mì, bột mì và ngũ cốc tăng cường. 
  • Thường xuyên bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá. 
  • Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần được cho ăn và bù nước hết sức cẩn thận, hoặc phải được chăm sóc đặc biệt tại các cơ sở y tế. 

Dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là yếu tố quan trọng để có một sức khỏe tốt. Hầu hết các nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ đều có thể được khắc phục bằng chế độ ăn uống lành mạnh và thực phẩm bổ sung. Nếu trẻ có những triệu chứng suy dinh dưỡng trầm trọng, bạn nên đưa trẻ thăm khám bác sỹ để tìm kiếm sự trợ giúp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ!

Tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/179316#risk

https://www.healthline.com/nutrition/malnutrition#causes
https://www.verywellhealth.com/what-is-malnutrition-914791#toc-causes

Bình luận