Nấm lưỡi ở trẻ, ba mẹ đừng coi thường!
Trẻ còn bú mẹ thường gặp tình trạng nấm lưỡi. Nếu không được điều trị kịp thời, nấm có thể lan xuống họng, thực quản, khí quản gây hậu quả rất nghiêm trọng. Vậy dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ là gì và làm cách nào để cải thiện? Hãy xem hết bài viết sau đây nhé.
Nguyên nhân và triệu chứng nấm lưỡi ở trẻ
Nguyên nhân chính của nấm lưỡi ở trẻ thường liên quan đến sự mất cân bằng vi khuẩn trong miệng. Khi hệ thống miễn dịch yếu, nấm Candida albicans (một loại nấm tồn tại tự nhiên trong miệng) có thể phát triển quá mức và gây ra nhiễm trùng. Các yếu tố như sử dụng kháng sinh, hệ thống miễn dịch yếu và vệ sinh miệng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm lưỡi ở trẻ.
Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ
Một trong những triệu chứng đáng chú ý nhất của nấm lưỡi ở trẻ là việc lưỡi trở nên đỏ và sưng. Lưỡi có thể có một lớp màng trắng hoặc vàng nhạt bên trên mà nhiều mẹ thường nhầm với vết cặn sữa, nhưng thực ra đấy là các bào tử nấm đang phát triển trên lưỡi bé. Nếu không điều trị kịp thời, các vết này có thể lan ra toàn khoang miệng, má, môi, xuống thực quản và khí quản của bé.
Khi bị nấm lưỡi, trẻ thường cảm thấy đau nhức, rát lưỡi rất khó chịu và có thể bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc. Hơi thở có mùi hôi khó chịu cũng là một dấu hiệu cảnh báo các mẹ cần kiểm tra lưỡi của bé.
Nấm lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?
Nấm ở lưỡi, miệng của bé thường không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bất tiện trong ăn uống. Hơn nữa, hệ miễn dịch của các bé còn yếu, bệnh lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên rất khó chữa trị và dễ tái phát. Thường bệnh nấm lưỡi sẽ bùng phát theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn nhẹ: Trên lưỡi của trẻ xuất hiện các mảng trắng, nếu làm sạch sẽ thấy bên dưới xuất hiện các nốt đỏ và có thể có chảy máu. Đồng thời khóe miệng có thể xuất hiện những vết nứt nhỏ.
- Giai đoạn nặng: Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng. Các bào tử nấm nhanh chóng lây lan ra cả khoang miệng của trẻ, đồng thời đi xuống cổ họng và thực quản, dẫn đến khó nuốt, nôn trớ, bỏ ăn, bỏ bú, xuống thanh quản dẫn đến tổn thương thanh quản, khó thở, khàn tiếng. Các bào tử nấm còn có thể gây mất cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc gây viêm đường hô hấp.
Do đó mẹ cần cảnh giác khi con có dấu hiệu bị nấm lưỡi, nấm miệng và điều trị kịp thời để phòng tránh bệnh diễn biến nặng và thường xuyên tái phát.
Nấm lưỡi khiến trẻ bỏ ăn
Điều trị nấm miệng ở trẻ nhỏ như thế nào?
Điều trị bằng thuốc
Do nguyên nhân gây ra nấm miệng là nấm nên các thuốc kháng nấm như Miconazole hoặc Nystatin thường được sử dụng để tiêu diệt tận gốc chân nấm cho trẻ. Liều lượng và cách sử dụng sẽ được điều chỉnh phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh và phải do bác sĩ có chuyên môn hướng dẫn. Ba mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc tại nhà.
Điều trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian
Có một phương pháp đơn giản để trị nấm lưỡi đã được nhiều người áp dụng thành công là sử dụng lá trầu không và lá trà xanh. Hai loại thảo dược này đều chứa chất kháng khuẩn, kháng nấm, có tác dụng trên nhiều chủng nấm trong đó có nấm Candida gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ.
Cách làm như sau:
- Lá chè xanh, lá trầu không rửa sạch vò nát, sau đó cho vào nồi đun cùng một chút nước và vài hạt muối
- Khi nước đã sôi, tắt bếp để nguội, chắt lấy nước rồi dùng gạc quấn quanh đầu ngón tay và nhẹ nhàng bôi lên vùng bị nấm.
- Duy trì thực hiện 2-3 lần/ngày.
Lưu ý, phương pháp này chỉ nên áp dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Đừng nhầm lẫn giữa lá lốt và lá trầu không
Chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cha mẹ nên chăm sóc đúng cách để trẻ nhanh khỏi:
- Làm sạch khoang miệng cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải đánh răng. Với gạc rơ lưỡi, cần chọn loại gạc mềm, không bị tách sợi lông. Bàn chải đánh răng nên là loại chuyên dụng cho trẻ, có đầu lông mềm để tránh gây tổn thương nướu lợi khiến nấm lan ra rộng hơn.
- Rửa tay bằng nước muối sinh lý trước khi rơ lưỡi hoặc chấm thuốc cho trẻ và sau khi thực hiện xong
- Tránh cạo lưỡi hoặc các tác động khác làm bong tróc, chảy máu bề mặt lưỡi
- Trong thời gian trẻ bị nấm miệng, ba mẹ nên tránh hôn trẻ để phòng ngừa lây lan.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn hằng ngày của bé như bình sữa, núm ti giả, chén thìa ăn uống.
- Không dùng thuốc kháng sinh khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Kháng sinh không những không thể tiêu diệt nấm lưỡi mà còn tăng nguy cơ gặp tình trạng kháng kháng sinh.
- Hướng dẫn trẻ súc miệng sau khi ăn
Giải pháp thảo dược phòng ngừa, tiêu diệt nấm lưỡi ở trẻ
Các thuốc kháng nấm như Miconazole và Nystatin thường gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, cảm giác đắng miệng khó chịu,... Chính vì vậy mà các nhà khoa học luôn nghiên cứu để tìm ra các hợp chất kháng nấm mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn cho sức khỏe con người. Nổi bật trong số đó là nano bạc.
Các phân tử bạc ở dạng nano có tác dụng phá vỡ màng tế bào và ức chế quá trình sinh sản của nấm, từ đó tiêu diệt triệt để nấm trong khoang miệng, tạo ra tác dụng kép, vừa chữa khỏi nấm lưỡi vừa ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Cấu trúc phân tử nano bạc
Đồng thời, sản phẩm trị nấm lưỡi tiên tiến còn được bổ sung chiết xuất từ các thảo dược quý như neem, duối, đinh hương giúp kháng khuẩn, giảm đau nhức, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Công nghệ lượng tử hiện nay cho phép chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu đồng thời loại bỏ tạp chất nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu bạn đang tìm một sản phẩm như thế thì có thể tham khảo gel thảo dược. Gel dùng để bôi răng miệng và lợi giúp: Làm sạch, làm thơm, khử mùi hôi, làm dịu mát miệng khi bị: nhiệt miệng, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, viêm lợi, ê buốt, chảy máu chân răng,...; Góp phần kháng khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn gây: viêm niêm mạc miệng, viêm quanh răng, viêm lợi,... cho răng chắc khỏe hơn.
Bệnh nấm lưỡi tưởng không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị có thể để lại hậu quả khôn lường. Mẹ hãy tham khảo sử dụng gel bôi thảo dược cho con nhé.
Bình luận