Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần có giải pháp phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm, và điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng tới sức khỏe bé.

Con đường lây nhiễm của bệnh tay chân miệng ra sao?

Bệnh tay chân miệng do nhóm virus Enterovirus gây ra (thường là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71). So với Coxsackievirus A16 thì Enterovirus 71 nguy hiểm hơn, người nhiễm virus này có thể gặp biến chứng gây tổn thương cơ tim, não bộ, thậm chí tử vong.

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh nhất là ở nhà trẻ, lớp học, vì lây qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, nước mũi, đờm…) khi các giọt hô hấp bắn vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi.

Bệnh tay chân miệng còn có thể lây từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp, qua chất lỏng bên trong mụn nước, phân của người bệnh, thậm chí lây qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa... 

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh ở trẻ

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh ở trẻ

Nhận biết dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng

Đa phần tay chân miệng là lành tính nên người bệnh chỉ cần được chăm sóc tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chứng tỏ bệnh đang chuyển nặng mà cha mẹ cần hết sức lưu ý để đưa con đến bệnh viện ngay lập tức, bao gồm: 

Trẻ hay giật mình

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa. Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì chắc chắn bệnh đang trở nặng, cha mẹ phải cho trẻ đến viện ngay.

Trẻ sốt cao không hạ 

Khi bệnh tay chân miệng trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h mà uống thuốc hạ sốt không hạ. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được uống thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ. 

Bé quấy khóc kéo dài

Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15- 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. 

Trẻ hay giật mình là dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng

Trẻ hay giật mình là dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Ở một số trường hợp, nếu trẻ không được chăm sóc và kiểm soát bệnh tay chân miệng đúng cách thì có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.
  • Các biến chứng khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, đi đứng loạng choạng, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên, nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
  • Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì trẻ cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn trên da.

Trẻ có thể bị viêm màng não do bệnh tay chân miệng 

Trẻ có thể bị viêm màng não do bệnh tay chân miệng 

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng 

Mục tiêu điều trị bệnh tay chân miệng hiện nay chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng sốt, đau, viêm tại vết loét bằng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, kết hợp với những thuốc bôi sẽ giúp làm khô nốt mụn nước nhanh hơn.

Đồng thời, để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên lưu ý:

  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà: Không cho trẻ đến trường học, lớp mẫu giáo, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh. 
  • Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch, nếu nghi ngờ mắc bệnh thì trẻ cần được cách ly. 
  • Không được chọc vỡ hoặc cào gãi các mụn nước, bọng nước trên da của trẻ để tránh bội nhiễm. 
  • Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng ở, khử khuẩn bề mặt sàn nhà, tay nắm cửa, mặt bàn, mặt ghế.... Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân. 
  • Người nhà cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt... của trẻ đang mắc bệnh.

images771418-tieuchay.webp

Rửa tay sạch bằng xà phòng sẽ giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng 

Bộ đôi sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện bệnh tay chân miệng

Để cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, ngoài việc chăm sóc bé như trên, cha mẹ cũng cần cho con điều trị hợp lý. May mắn là hiện nay, các nhà khoa học đã bào chế thành công bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên với tác dụng cụ thể như sau:

  • Gel bôi có thành phần chính là nano bạc, cùng dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate, hiệu quả trong việc kháng khuẩn, làm sạch da, làm dịu da khi bị tay chân miệng, kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo. 
  • Cốm thảo dược chứa thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao tạo giác thích, L-Lysine, vitamin C và nhiều khoáng chất giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

Từ xa xưa, bạc đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống người Việt Nam. Tất cả các vua chúa đều dùng bát đĩa, chén đũa bằng bạc để đựng thức ăn hoặc dùng châm bạc thử trước khi dùng bữa. Khi tiếp xúc với chất độc, bạc sẽ thay đổi màu sắc giúp các quan viên phát hiện, tránh vua ăn phải đồ ăn nhiễm độc. Trong chiến tranh, thậm chí người ta còn sử dụng các sản phẩm từ bạc để điều trị nhiễm trùng thay cho thuốc kháng sinh bởi khả năng sát khuẩn và độ an toàn của nó.

Nhận thấy những lợi ích đáng kinh ngạc của bạc với sức khỏe, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano hiện đại để nâng cao sức mạnh của bạc - chế tạo ra nano bạc có khả năng kháng khuẩn gấp nhiều lần bạc nguyên tố, ứng dụng vào trong việc sản xuất ra gel bôi thảo dược chứa nano bạc, giúp nâng cao tác dụng với các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi kết hợp dùng bộ đôi cốm và gel thảo dược sẽ giúp tăng cường miễn dịch từ bên trong, nhanh lành các tổn thương da từ bên ngoài, từ đó mau chóng lấy lại sức khỏe tốt.

Tay chân miệng là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, người mắc sẽ dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình cải thiện bệnh, bạn nên cho bé sử dụng bộ đôi gel & cốm thảo dược mỗi ngày!

Bình luận