Công dụng của thuốc Thyrozol là gì?

Thyrozol chứa dẫn chất thioimidazol có công dụng ức chế quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Để làm được điều đó, dẫn xuất này sẽ tác động trực tiếp vào phản ứng kết hợp iodid oxy hóa của các phân tử trong tuyến giáp.

Thyrozol sẽ được bác sĩ kê đơn, chỉ định điều trị cho những bệnh lý sau:

  • Điều trị bệnh cường giáp.
  • Sử dụng cho người bệnh chuẩn bị phẫu thuật cường giáp.
  • Sử dụng cho người bệnh sắp được điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ.

thyrozol-duoc-san-xuat-voi-nhieu-ham-luong-khac-nhau.webp

Thyrozol được sản xuất với nhiều hàm lượng khác nhau

>>>XEM THÊM: Cường giáp nguy hiểm ra sao? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?

Lưu ý gì khi sử dụng thuốc Thyrozol?

Để Thyrozol có thể phát huy được tất cả công dụng và an toàn khi sử dụng, người bệnh sẽ cần lưu ý đến một số vấn đề liên quan. Cụ thể như sau:

Các tác dụng phụ có thể gặp

Khi sử dụng Thyrozol, dẫn chất thioimidazol có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Những tác dụng phụ không quá nguy hiểm:

Những tác dụng phụ được nhắc đến sau đây thường không quá nguy hiểm và có thể biến mất sau vài ngày khi cơ thể đã quen với Thyrozol. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra vài tuần, cần dừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để điều trị.

Rối loạn hệ bạch huyết và máu: Xảy ra ở 1/1000 trường hợp sử dụng thuốc.

Rối loạn hệ thần kinh: Xảy ra ở 1/10000 trường hợp. Triệu chứng phổ biến có thể thấy như vị giác bị rối loạn.

Rối loạn mô liên kết, cơ xương: Bạn có thể cảm thấy đau khớp sau điều trị vài tháng. Tác dụng phụ này xảy ra ở 1/10 trường hợp dùng Thyrozol.

Phát ban, ngứa, mề đay: Xảy ra thường xuyên.

Tác động đến gan, ứ mật: Vàng da, vàng mắt,..

Những tác dụng phụ cần lưu ý

Ngoài các tác dụng phụ trên, có những phản ứng nguy hiểm khác bạn cần đặc biệt lưu ý. Nếu gặp các tác dụng phụ này, cần ngay lập tức dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

  • Nổi hạch toàn thân, giảm tiểu cầu.
  • Hạ đường huyết do gặp phải hội chứng tự miễn insulin.
  • Viêm dây thần kinh: Tăng nhạy cảm với các tác động bên ngoài, dễ bị tê, châm chích hoặc ngứa ở bàn tay/chân. Yếu cơ, khó giữ thăng bằng.
  • Viêm mạch (rối loạn mạch máu): Sốt, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi nhiều về đêm, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên đau nhức toàn thân.
  • Rối loạn đường ruột khiến sưng tuyến nước bọt cấp tính: Có biểu hiện sưng hàm, mùi hôi bất thường trong miệng. Khi mở miệng thấy đau, khó chịu,…
  • Viêm tụy cấp: Đau bụng sau đó lan ra lưng, đặc biệt sau khi ăn. Sốt, bị đau chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn. Nhịp tim tăng nhanh.
  • Phản ứng dị ứng: Viêm da toàn thân, rụng tóc, xuất hiện các vết lupus ban đỏ.

sot-cao-met-moi-thuong-xuyen-la-nhung-dau-hieu-nen-luu-y-khi-dung-thyrozol.webp

Sốt cao, mệt mỏi thường xuyên là những dấu hiệu nên lưu ý khi dùng Thyrozol

Lưu ý về cách dùng, liều dùng

Để sử dụng Thyrozol đúng và đủ liều, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Cách dùng Thyrozol

Thyrozol được sản xuất dưới dạng viên nén có hàm lượng từ 5mg, 10mg đến 20mg. Vì vậy, bạn sử dụng nguyên viên theo đường uống. Lưu ý không nghiền, nhai thuốc để mang lại được hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể dùng Thyrozol cùng hoặc không cùng với thức ăn. Trong trường hợp bị đau dạ dày, nên dùng Thyrozol với thức ăn để giảm kích ứng cho dạ dày. Sử dụng đều đặn theo đúng lịch trình của bác sĩ.

Liều dùng Thyrozol

Liều dùng Thyrozol sẽ tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh, người mắc sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể. Những thông tin được cung cấp về liều lượng sử dụng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo:

Điều trị cường giáp: Bắt đầu từ 20 – 40mg/ngày, được chia nhỏ và sử dụng đều đặn. Khi bệnh đã được cải thiện (thường từ 2 – 6 tuần đầu), liều lượng sẽ được điều chỉnh 2,5 – 20mg/ngày.

Chuẩn bị phẫu thuật cường giáp: Tương tự điều trị cường giáp, tuy nhiên 10 ngày cuối trước phẫu thuật có thể được chỉ định dừng thuốc.

Chuẩn bị cho điều trị phóng xạ iod và xen kẽ sau điều trị: Theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị cho các trường hợp không áp dụng được phương pháp khác: Từ 2,5 – 10mg/ngày. Bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng, bệnh lý của người mắc để điều chỉnh xuống mức thấp nhất có thể.

Phòng ngừa cho người có nguy cơ bệnh cường giáp: Đối với người bệnh đang sử dụng chất chứa iod có nguy cơ bị cường giáp, có thể được chỉ định 10 – 20mg/ngày hoặc/và phối hợp với 1g perchlorate từ 8 – 10 ngày.

Đối với trẻ em: Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, khởi phát có thể từ 0,3 – 0,5mg/kg, duy trì từ 0,2 – 0,3 mg/kg.

Người bị suy gan, suy thận: Điều chỉnh liều lượng phù hợp, càng thấp càng tốt. Theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng.

nen-su-dung-thyrozol-theo-dung-lieu-luong-duoc-bac-si-chi-dinh.webp

Nên sử dụng Thyrozol theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định

Xử lý quên liều, quá liều Thyrozol

Trong trường hợp quên liều hoặc quá liều Thyrozol, bạn có thể xử lý như sau:

Quên liều: Uống ngay khi nhớ, không sử dụng liều gấp đôi trong 1 lần uống. Nếu gần đến liều tiếp theo có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình.

Quá liều:

Khi quá liều Thyrozol, có thể gây ra một số biểu hiện như nôn, buồn nôn, xuất hiện cơn đau vùng thượng vị, sốt, đau đầu, ngứa, đau khớp, phù nề. Ngoài ra, người bệnh có thể bị thiếu máu, mất bạch cầu hạt, viêm gan, thận hư, viêm da bong tróc, kích thích thần kinh, trầm cảm. Nặng hơn có thể gây hôn mê, co giật.

Vì vậy, ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng của quá liều Thyrozol, hãy ngừng dùng thuốc, liên hệ ngay lập tức với bác sĩ, cấp cứu để được hỗ trợ.

Tương tác thuốc của Thyrozol

Thyrozol khi dùng chung với một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị, gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng một trong các nhóm thuốc sau, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý:

  • Nhóm thuốc tránh kết hợp: BCG (Intravesical), Cladribine, Dipyrone, Sodium Iodide I 131.
  • Cần theo dõi cụ thể trong quá trình điều trị: Glycosid trợ tim, thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol, Clozapine, Deferiprone, Mesalamine, Prednisolone, Promazine, Các dẫn xuất Theophyline, thuốc kháng vitamin K.

Lưu ý về đối tượng cần thận trọng

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Thyrozol cho những đối tượng sau:

  • Bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Người bị suy gan nặng, mắc các bệnh lý về máu (ví dụ như mất bạch cầu hạt, suy tủy).
  • Phụ nữ có thai, cho con bú (được chỉ định sử dụng với liều lượng thấp nhất).
  • Có tình trạng bị ứ mật khi bắt đầu điều trị bằng Thyrozol.
  • Sau điều trị với carbimazole/thiamazole bị tổn thương tủy xương.
  • Công thức máu thay đổi (giảm bạch cầu hạt).

Lời khuyên từ dược sĩ khi dùng Thyrozol

Trong quá trình sử dụng Thyrozol, người bệnh nên lưu ý không uống rượu, bia, thuốc lá bởi có thể gây nguy hiểm. 

Bạn cần bảo quản thuốc Thyrozol ở nhiệt độ phòng (dưới 25 độ C), tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, môi trường ẩm ướt. Tuyệt đối không sử dụng thuốc hết hạn.

bao-quan-thyrozol-can-than-de-khong-lam-mat-tac-dung-cua-thuoc.webp

Bảo quản Thyrozol cẩn thận để không làm mất tác dụng của thuốc

Hiện nay, để cải thiện tình trạng cường giáp, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là: Hải tảo, bán biên liên, lá neem, ba chạc, khổ sâm nam,... Các thảo dược này giúp điều hòa miễn dịch, ổn định nồng độ hormone, hỗ trợ điều trị cường giáp an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, vào năm 2012 một nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Hải tảo có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, ngăn chặn sự tăng sinh và biệt hóa tế bào giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, bảo vệ tuyến giáp khỏi các gốc tự do.

Trên đây là bài viết tổng hợp về những lưu ý khi sử dụng Thyrozol. Khi sử dụng sai liều lượng hoặc không đúng cách, Thyrozol có thể mang đến nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, cần đặc biệt tuân thủ vào sự chỉ định, ý kiến của bác sĩ khi điều trị. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Thyrozol, hãy liên hệ ngay tới tổng đài 024.38461530 - 028.62647169 để được hỗ trợ.

Link tham khảo:

https://www.mims.com/singapore/drug/info/thyrozol?type=full

https://www.ndrugs.com/?s=thyrozol

https://www.sdrugs.com/?c=drug&s=thyrozol&ingredient=methimazole

Bình luận