Làm thế nào để phân biệt bệnh gout và giả gout?
Chào chuyên gia! Tôi năm nay 47 tuổi. Tôi bị đau khớp gối, nghi ngờ mắc bệnh gout nhưng xét nghiệm máu thì chỉ số acid uric bình thường. Ông bạn tôi quen cũng bị tình trạng tương tự thì bảo đâu là giả gout, chứ không phải bệnh gout. Chuyên gia cho tôi hỏi, làm thế nào để phân biệt được bệnh gout và giả gout ạ?
Chuyên gia giải đáp:
Chào bạn!
Bệnh gout và bệnh giả gout đều gây cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội. Tuy nhiên, hai bệnh cũng có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau, cụ thể như sau:
1. Bệnh gout:
- Cơn đau thường khởi phát ở khớp ngón khớp cái (khoảng 75% các trường hợp). Ngoài ra, cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay, khuỷu tay...
- Bệnh gout thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30 – 40 tuổi. Phụ nữ bị gout thường sau tuổi tiền mãn kinh.
- Cơn gout cấp thường tấn công về đêm, xuất hiện đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ.
- Có sự hình thành hạt tophi, nổi cục tại các khớp trong giai đoạn sau của bệnh.
2. Bệnh giả gout:
- Thường khởi phát cơn đau ở khớp gối và một số khớp lớn trong cơ thể, hiếm gặp khớp ngón tay, ngón chân.
- Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, người trên 65 tuổi.
- Cơn đau do bệnh giả gout thường xuất hiện từ từ, trong nhiều ngày và mức độ trầm trọng cũng ít hơn so với cơn gout cấp.
- Bệnh giả gout không có tình trạng nổi cục tophi tại khớp.
Bệnh giả gout thường gây đau ở khớp gối
Để chẩn đoán chính xác bệnh gout hay giả gout, ngoài dựa vào triệu chứng, bạn nên đi khám tại các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên để được làm một số xét nghiệm khác như: chọc dịch khớp, chụp X-quang khớp, chụp MRI, chụp CT hoặc siêu âm xác định mức độ lắng đọng tinh thể calci.
Trường hợp nếu bạn bị bệnh gout thì có thể tham khảo sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ trạch tả. Trạch tả là thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận, từ đó giúp tăng đào thải acid uric hiệu quả. Người bệnh gout có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả để giảm đau khớp, giảm acid uric máu và phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia xương khớp
Bình luận