Chào chuyên gia, bố em năm nay 52 tuổi, bị viêm phế quản mạn tính đã lâu. Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết là bệnh tình lại tái phát khiến bố em ho nhiều lắm, thỉnh thoảng còn lên cơn khó thở. Mặc dù đã sử dụng thuốc tây nhưng tình trạng ho, khó thở của bố em vẫn chưa cải thiện. Rất mong chuyên gia tư vấn giúp bố em phải làm sao để cải thiện tình trạng viêm phế quản tái phát này ạ? (Ngọc Anh - TP. Hồ Chí Minh)

Chuyên gia trả lời:

Chào Ngọc Anh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. 

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng lớp lót niêm mạc phế quản, khiến cho đường thở dần trở nên xơ hóa và tái cấu trúc. Quá trình này được biểu hiện thông qua sự dày lên của thành phế quản khiến cho đường kính lòng ống bị thu hẹp, khả năng co giãn của đường thở dần mất đi, hậu quả là lượng khí O2 hít vào không đủ, thở ra không hết CO2, lúc này khí bị đọng lại ở phế nang, gây ra cảm giác khó thở, mệt mỏi cho người bệnh. Ngoài ra, tái cấu trúc còn là nguyên nhân khiến niêm mạc phế quản, phổi nhạy cảm với các tác nhân gây hại như: Khói bụi, vi khuẩn, virus,... hình thành quá trình viêm, điều này sẽ kích thích các tế bào tăng tiết chất nhầy, làm bít tắc đường thở, gây ho, khó thở. 

Không những thế, tái cấu trúc đường thở cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch làm cho bệnh viêm phế quản của bố bạn tái diễn nhiều lần.

Tái cấu trúc đường thở chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản tái phát

Tái cấu trúc đường thở chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản tái phát

Do đó để điều trị viêm phế quản, hiện nay người bệnh thường được sử dụng một số loại thuốc như: Kháng sinh, thuốc cắt cơn ho, giãn phế quản, chống viêm giúp làm giảm các triệu chứng ho, khó thở. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiếp tục lạm dụng những loại thuốc trên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: Suy giảm chức năng gan thận, loét dạ dày, kháng thuốc,... khiến bệnh dễ tái phát. Để cải thiện bệnh, bố bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng chất nhầy ở phổi, phế quản, giúp dễ dàng khạc đờm ra khỏi cổ họng.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc, điều này sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc viêm phổi mạn tính và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp nâng cao để kháng, cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.

Trên đây là những biện pháp giúp giải quyết tạm thời các triệu chứng trước mắt của bệnh viêm phế quản mạn tính. Để điều trị bệnh triệt để và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, cần chống xơ hóa, chống tái cấu trúc, giúp phổi hồi phục chức năng hô hấp, giảm kích ứng đường thở, từ đó mới giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Đồng thời bạn nên khuyên bố bạn kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần chính Fibrolysin (hỗn hợp của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane) giúp giảm viêm, giảm đờm và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho khan kéo dài hiệu quả. Không những vậy, sản phẩm còn giúp nâng cao chức năng phổi, phế quản, ngăn ngừa tình trạng ho do viêm phổi, viêm phế quản tái phát. Bạn hãy tham khảo cho bố mình sử dụng sớm nhé!

Trên đây là những lời khuyên của chúng tôi cho bố bạn về tình trạng viêm phế quản phổi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được các chuyên gia hô hấp đầu ngành giải đáp nhé. 

Thân ái!

Chuyên gia hô hấp

Dược sĩ Quỳnh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-bao-phe-vuong

Bình luận