Chuyên gia trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình về với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Với câu hỏi này chúng tôi xin giải đáp như sau:

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau ở từng người, nhưng trung bình chúng luôn nằm trong khoảng 22 -  35 ngày. Nếu như vòng kinh của bạn thường xuyên dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 22 ngày thì chứng tỏ bạn đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, một phụ nữ có số ngày hành kinh >7 ngày hoặc < 2 ngày thì cũng được coi là kinh nguyệt không đều.

Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều diễn ra trong 2 - 3 năm đầu của tuổi thanh thiếu niên là điều bình thường - và đôi khi còn lâu hơn nữa. Vòng kinh không phải là một yếu tố "bất di bất dịch", do đó nữ giới có thể trải qua bất thường về kinh nguyệt vài lần trong năm. Rất hiếm khi phụ nữ có vòng kinh giống nhau hoàn toàn giữa các tháng. Do đó, trong những năm đầu của thời kỳ sinh sản, bạn có thể mất một khoảng thời gian nhất định để kinh nguyệt ổn định.

Bạn mới 20 tuổi và cơ thể bạn đang phát triển, vì vậy đừng quá lo lắng. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên đều đặn hơn khi bạn trưởng thành. Mặc dù rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi thanh thiếu niên, nhưng không ai có thể khẳng định chắc chắn đó là lý do gây ra trường hợp của bạn.

Cách duy nhất để biết mọi thứ có ổn không là đến gặp bác sĩ. Mặc dù chúng tôi không thể cho bạn đáp án chính xác về nguyên nhân nào đã gây ra vấn đề của bạn, nhưng sau đây là tổng hợp về những lý do thường gặp nhất:

  1. Thừa cân, béo phì: Mỡ trong cơ thể là thành phần cần thiết để chuyển hóa hormone giới tính, trong đó có estrogen. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ quá nhiều sẽ kéo theo sự dư thừa estrogen. Nó gây mất cân bằng chức năng rụng trứng và khiến kinh nguyệt không đều, rong kinh, thậm chí là mất kinh.
  2. Chán ăn, cơ thể quá gầy, tập thể dục quá mức: Chán ăn là một tình trạng rối loạn ăn uống, chán ăn cũng có thể xảy ra ở những người giảm cân quá độ. Tập thể dục quá mức thường đẩy chúng ta vào trạng thái căng thẳng, trọng lượng cơ thể thấp, lượng cơ nhiều nhưng mỡ thì ít. Khi cơ thể gầy gò, thiếu chất, lượng mỡ cần thiết để chuyển đổi hormone sẽ không đáp ứng đủ. Vì thế, tương tự như trường hợp trên, kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo và trở nên không đều đặn, do rối loạn rụng trứng.
  3. Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài tác động trực tiếp tới vùng hạ đồi. Khi chức năng hoạt động của vùng dưới đồi bị lệch nhịp, tất yếu buồng trứng sẽ không thể giải phóng hormone như bình thường. Và điều này có thể gây rối loạn rụng trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt tạm ngưng. Một khi các nguyên nhân gây ra căng thẳng, stress qua đi, khi bạn cảm thấy tinh thần ổn định hơn, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
  4. Thuốc men: Một số loại thuốc có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn như là thuốc chống đông máu (heparin, warfarin), thuốc chống trầm cảm, thuốc cắt cơn nghiện (methadone). Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào gần đây, hãy thông báo điều đó với bác sĩ nếu đi khám.
  5. Các biện pháp tránh thai: Hãy nhớ rằng việc sử dụng một số loại biện pháp tránh thai nhất định, chẳng hạn như thuốc tránh thai, vòng tránh thai nội tiết, que cấy tránh thai... có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhưng hầu hết những biện pháp này chỉ gây ra rối loạn kinh nguyệt một cách tạm thời. Nó hiếm khi liên quan đến tình trạng kinh nguyệt không đều trong nhiều năm.
  6. Những lý do liên quan đến bệnh lý và cũng là tín hiệu cảnh báo một tình trạng tiềm ẩn trong cơ thể như:
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là một bệnh lý nội tiết ảnh hưởng đến 10 - 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý có nguy cơ hàng đầu gây vô sinh. Phụ nữ bị PCOS có triệu chứng điển hình là vô kinh, mọc lông nhiều, da mặt nhiều mụn trứng cá, béo phì...Để kiểm tra chính xác, người bệnh cần phải siêu âm để quan sát xem buồng trứng có nhiều nang nhỏ nằm cạnh nhau hay không.
  • Suy buồng trứng sớm liên quan đến việc mất chức năng buồng trứng bình thường trước tuổi 40. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm - còn được gọi là suy buồng trứng nguyên phát - có thể có chu kỳ không đều trong nhiều năm do nồng độ estrogen quá thấp.
  • U xơ tử cung. U xơ tử cung là sự tăng trưởng các mô và sợi cơ tại tử cung, tạo thành khối u, nhưng chúng thường không phải là ung thư. Những khối u này có thể gây chảy máu nặng và kéo dài trong chu kỳ, nhất là với u xơ dưới niêm mạc tử cung và u xơ trong thành tử cung.

Tóm lại, bởi vì bạn đã có khoảng thời gian kinh nguyệt thất thường trong hơn 5 năm, do đó bạn không nên chủ quan và tiếp tục bỏ qua. Hãy chủ động gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác là gì. Sau khi sàng lọc các vấn đề và tìm được nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên để điều trị hiệu quả.

Ngoài việc thay đổi những thói quen như tập thể dục hoặc chế độ dinh dưỡng, để phòng tránh và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của kinh nguyệt không đều bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu các sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là trinh nữ hoàng cung kết hợp cùng với hoàng cầm, hoàng kỳ và khương hoàng. Đây đều là những thảo dược quý giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt và phòng ngừa được các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Trên đây là toàn bộ giải đáp chi tiết của chúng tôi cho trường hợp của bạn. Hy vọng rằng, những thông tin này có thể phần nào giúp bạn gỡ rối thắc mắc của mình. Chúc bạn sớm khỏe!

Bình luận