Potassium Iodide là thuốc gì? Mua ở đâu?

Potassium Iodide (Kali iodid) có tác dụng ức chế tiết hormon tuyến giáp, làm teo nhỏ tế bào. Ngoài ra, Potassium Iodide còn giúp ngăn chặn sự hấp thu iốt phóng xạ của tuyến giáp, làm giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Potassium Iodide thường được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh như:

  • Cường giáp.
  • Chuẩn bị cắt bỏ tuyến giáp ở bệnh nhân mắc bệnh Graves.
  • Nhiễm độc tuyến giáp/cơn bão giáp.
  • Sử dụng iốt phóng xạ trong điều trị bệnh tuyến giáp.
  • Cấp cứu phóng xạ.

Potassium Iodide được bào chế dưới dạng: Dung dịch uống 1g/ml; 65mg/ml (30ml); Sirô 325mg/ ml; Viên nén 65mg (tương đương 50mg iod); Viên nén 130mg; Viên bao tan ở ruột 300mg. Hiện nay Potassium Iodide được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể mua Potassium Iodide 130mg/viên, 1 vỉ 14 viên có giá 844.000đ; 1 lọ Potassium Iodide 30mg với giá tầm 420.000đ.

Hai nhãn hiệu thuốc chứa KI có hàm lượng 130mg dành cho người lớn được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) kiểm duyệt và cho lưu hành ở Mỹ là IOSAT® (Anbex, Inc.) và Thyro-Block® (Medpointe, Inc.).

potassium-iodide-co-tac-dung-uc-che-tuyen-giap-hoat-dong.webp

 Potassium Iodide có tác dụng ức chế tuyến giáp hoạt động

Hướng dẫn dùng Potassium Iodide hiệu quả

Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để sử dụng Potassium Iodide điều trị cường giáp an toàn, hiệu quả bạn nên lưu ý thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Cách sử dụng và liều dùng

Tùy vào từng đối tượng sẽ có liều dùng Potassium Iodide khác nhau. Cụ thể như sau:

Liều dùng cho người lớn

Điều trị bệnh cường giáp trước khi phẫu thuật (sử dụng ngoài nhãn): Bệnh nhân được chỉ định dùng với liều từ 50 - 100mg, ngày uống 3 lần và dùng 10 - 14 ngày trước khi phẫu thuật. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm thuốc chẹn kênh beta trước phẫu thuật để tránh nguy cơ gặp phải cơn bão giáp.

Bảo vệ tuyến giáp trong quá trình điều trị cường giáp bằng thuốc phóng xạ (sử dụng ngoài nhãn): Liều 130 - 300mg Potassium Iodide (~ 3 đến 6 giọt SSKI)/lần/ ngày.

Lưu ý: Sau 1 đến 48 giờ uống thuốc phóng xạ, người dùng nên sử dụng ngay Potassium Iodide. Tiếp tục dùng Potassium Iodide (kali iodua) sau khi uống thuốc phóng xạ cho đến thời điểm giảm nguy cơ phơi nhiễm.

Nhiễm độc tuyến giáp/cơn bão giáp: Sau khi dùng thuốc kháng giáp (ví dụ: Propylthiouracil, Methimazole) ít nhất 1h người dùng mới được dùng Potassium Iodide. Liều: 50 - 100mg ngày 2 lần.

Liều lượng cho bệnh nhi

Liều thông thường: Dùng thuốc SSKI chứa 1g/ml; 1 giọt = 0,05ml = 50mg.

Điều trị cường giáp trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp: Cho con uống 250mg, mỗi ngày 3 lần. Uống 10 - 14 ngày trước khi phẫu thuật tuyến giáp.

Điều trị cơn nhiễm độc giáp: Trẻ sơ sinh dùng thuốc SSKI 1g/ml. Uống 2 giọt (100mg hoặc 0,1mL) mỗi ngày 4 lần. Trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng 5 giọt SSKI 1g/mL (250mg hoặc 0,25mL), 2 đến 4 lần mỗi ngày.

Bảo vệ tuyến giáp chống nhiễm xạPotassium Iodide trong bảo vệ tuyến giáp được sử dụng theo độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em <3 tuổi: 32mg x 1 lần/ngày.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên 3 đến 13 tuổi: 65mg x 1 lần/ngày.
  • Thanh thiếu niên> 13 tuổi: 130mg x 1 lần/ngày.

Liều lượng tính theo trọng lượng cơ thể:

  • Cân nặng <5kg: 16mg x 1 lần/ngày.
  • Trẻ nặng từ 5 đến <15kg: 32 x 1 lần/ngày.
  • Trẻ nặng 15 đến <50kg: 65mg x 1 lần/ngày.
  • Trẻ nặng ≥50kg: 130mg x 1 lần/ngày.

can-su-dung-potassium-iodide-dung-theo-chi-dinh-tu-bac-si.webp

Cần sử dụng Potassium Iodide đúng theo chỉ định từ bác sĩ

Xử lý khi quên liều, quá liều

Khi sử dụng Potassium Iodide, nếu không may gặp phải tình trạng quá liều hoặc quên liều, người bệnh cần xử trí như sau:

Quên liều: Nếu quên uống thuốc, người bệnh hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thông thường. Không được tăng gấp đôi liều lượng.

Quá liều: Khi dùng Kali iodid quá liều có thể khiến người bệnh bị ngộ độc iốt . Hãy gọi ngay cho bác sĩ biết nếu người mắc có các triệu chứng như bỏng rát trong cổ họng, miệng có vị kim loại, đau răng hoặc nướu, chảy nước dãi, đau đầu dữ dội, kích ứng mắt hoặc phát ban.

Tác dụng phụ của Potassium Iodide

Potassium Iodide có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Tùy liều lượng và cơ địa mỗi người mà có thể gặp tác dụng phụ phổ biến hoặc hiếm gặp. Cụ thể như sau:

Tác dụng phụ phổ biến

Sử dụng Kali iodid thời gian ngắn với liều thấp, thường ít gây ra tác dụng phụ. Nhưng khi điều trị liều cao hoặc dài ngày, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tăng sản tuyến giáp, bướu cổ và suy giáp nặng. Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng suy giáp khi sử dụng Potassium Iodide kéo dài do vậy cần hết sức thận trọng.

Tác dụng phụ hiếm gặp

Một số tác dụng hiếm gặp khi sử dụng Potassium Iodide:

  • Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, tăng tiết nước bọt, miệng có vị kim loại, đau răng lợi.
  • Hệ bạch huyết: Sưng hạch bạch huyết.
  • Da: Mày đay.
  • Toàn thân: Đau đầu nặng.
  • Tuần hoàn: Nhịp tim không đều.
  • Cơ quan khác: Lú lẫn, tê, đau nhói dây thần kinh, đau hoặc yếu tay, chân, mệt mỏi bất thường.

nguoi-benh-co-the-gap-phai-tinh-trang-lu-lan-khi-dung-potassium-iodide.webp

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng lú lẫn khi dùng Potassium Iodide

Lưu ý khi dùng Potassium Iodide điều trị cường giáp

Dưới đây là một số lưu ý về đối tượng thận trọng và tương tác của Potassium Iodide với thuốc khác:

Đối tượng thận trọng khi sử dụng thuốc Potassium Iodide

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử cường giáp. Chống chỉ định sử dụng ở những bệnh nhân bị u tuyến giáp, bệnh tim. Ngoài ra, một số trường hợp dưới đây cũng cần thận trọng khi dùng Potassium Iodide:

  • Viêm phế quản cấp tính.
  • Bệnh tim.
  • Suy nhược cơ.
  • Suy thận.
  • Bệnh lao.

Người bệnh cần phải hết sức thận trọng khi dùng viên bao tan ở ruột, vì dạng thuốc này có thể gây tắc ruột, xuất huyết, thủng ruột và dẫn đến tử vong.

Tương tác với thuốc khác của Potassium Iodide

Dùng Potassium Iodide cùng với một số loại thuốc khác có thể không an toàn. Cụ thể:

  • Làm tăng kali máu khi sử dụng Potassium Iodide với các thuốc như: Aliskiren, Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II; Các chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin; Eplerenone; Drospirenone; Heparin, Nicorandil.
  • Potassium Iodide (Kali Iodid) kết hợp với Lithium có thể dẫn đến suy giáp.
  • Thuốc kháng giáp (Potassium Iodide) có thể làm tăng nồng độ huyết thanh khi dùng chung với Theophylline.
  • Giảm tác dụng chống đông máu của thuốc kháng vitamin K.

Lưu ý từ dược sĩ cho người dùng với Potassium Iodide

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng Potassium Iodide (Kali Iodid):

  • Không sử dụng nếu dung dịch chuyển sang màu vàng nâu.
  • Uống Kali Iodid với một cốc nước đầy hoặc cùng với sữa để cải thiện mùi vị và giảm đau bụng. Đảm bảo uống hết để đủ liều lượng thuốc.
  • Nếu tinh thể hình thành trong lọ Kali Iodid, người bệnh có thể hòa tan thuốc bằng cách làm ấm và lắc nhẹ.

Để tăng hiệu quả điều trị cường giáp, người bệnh có thể kết hợp dùng Potassium Iodide cùng sản phẩm thảo dược chứa hải tảo, bán biên liên, lá neem,... Vào năm 2012, nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng, hải tảo có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa giúp cải thiện bệnh cường giáp an toàn, hiệu quả. 

Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng Potassium Iodide (Kali Iodid). Nếu cần hỗ trợ về bệnh cường giáp hoặc thuốc Potassium Iodide, vui lòng liên hệ 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-1823/potassium-iodide-oral/details

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a611043.html

https://www.fda.gov/drugs/bioterrorism-and-drug-preparedness/frequently-asked-questions-potassium-iodide-ki

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/potassium-iodide-oral-route/description/drg-20065546

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận