U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các mô bên trong tuyến giáp. Chúng có thể phân bố rải rác hoặc tập trung tại một vị trí cơ quan tuyến giáp này. U tuyến giáp đa phần là lành tính, một số ít trường hợp là ung thư tuyến giáp (u tuyến giáp ác tính).

U tuyến giáp có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó phụ nữ mắc nhiều hơn so với nam giới (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Đặc biệt nữ giới trong độ tuổi từ 25-60 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 4,6 triệu người Việt Nam mắc u tuyến giáp.

u-tuyen-giap-la-su-phat-trien-qua-muc-cua-cac-te-bao-tuyen-giap.webp

U tuyến giáp là sự phát triển quá mức của các tế bào tuyến giáp

Nguyên nhân làm xuất hiện các khối u tuyến giáp

Hiện nay, người ta chưa biết rõ về nguyên nhân chính xác gây hình thành u tuyến giáp. Tuy nhiên, người ta thấy rằng các yếu tố như Suy giảm miễn dịch, thiếu iod, di truyền,... có liên quan mật thiết đến việc hình thành khối u. Cụ thể:

  • Sự suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có vai trò nhận diện và tiêu diệt các tế bào già, lỗi. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, các tế bào già lỗi này sẽ không bị chết đi.Trong khi đó các tế bào mới vẫn sinh gây hình thành khối u tuyến giáp.
  • Thiếu iod: Iod là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Khi thiếu iod, tuyến giáp sẽ phải phình to để thu nhận nguyên tố này từ các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, đây chính là một trong những yếu tố gây ra sự phát triển bất thường của các tế bào trong tuyến giáp.
  • Di truyền: Theo các nghiên cứu, yếu tố gen di truyền có liên quan mật thiết đến việc hình thành u tuyến giáp.
  • Các bệnh về tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp như bướu đa nhân, viêm tuyến giáp mãn tính, u nang tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,.. cũng có thể tạo nên khối u trong tuyến giáp.

Đối tượng có nguy cơ cao bị u tuyến giáp

U tuyến giáp có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc cao:

  • Người cao tuổi: Theo các nghiên cứu, càng lớn tuổi thì sẽ có nguy cơ mắc u tuyến giáp càng cao.
  • Phụ nữ: Phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi hormone nội tiết. Do vậy đây là đối tượng có nguy cơ mắc u tuyến giáp.
  • Gia đình có người mắc u tuyến giáp: Người có cha, mẹ, anh, chị, em mắc u tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người tiếp xúc với bức xạ, hóa chất: Người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều tia bức xạ không có đồ bảo hộ sẽ có nguy cơ mắc u tuyến giáp.

nguoi-tiep-xuc-voi-phong-xa-hoa-chat-co-nguy-co-cao-mac-u-tuyen-giap.webp

Người tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất có nguy cơ cao mắc u tuyến giáp

>>>XEM THÊM: 5 bệnh tuyến giáp thường gặp - Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Xác định u tuyến giáp như thế nào?

Triệu chứng của u tuyến giáp thường không có nhiều điểm đặc trưng riêng. Vì vậy, để xác định được chính xác người bệnh có bị u tuyến giáp hay không, bác sĩ sẽ chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết.

Triệu chứng u tuyến giáp lâm sàng

Triệu chứng u tuyến giáp sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại u tuyến giáp và tình trạng bệnh. Bạn nên nắm rõ những biểu hiện dưới đây để phát hiện u tuyến giáp từ những giai đoạn đầu.

Ở giai đoạn đầu, khi kích thước khối u còn nhỏ, người bệnh thường không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, khi khối u phát triển, người mắc có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy được. Lúc này cổ bắt đầu sưng tấy, khi người mắc ấn vào khí quản, thực quản sẽ cảm thấy khó thở, nuốt nghẹn.

Trường hợp u tuyến giáp gây cường giáp: Trong một số trường hợp, các nhân tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine, người bệnh sẽ biểu hiện cường giáp như:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Run chân tay.
  • Lo lắng.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Sợ nóng.

Trường hợp u tuyến giáp gây suy giáp: U tuyến giáp cũng có thể làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp, khiến người mắc gặp phải tình trạng suy giáp. Dưới đây là một triệu chứng của suy giáp thường gặp:

  • Mệt mỏi.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Tăng cân.
  • Da và tóc khô, dễ rụng.
  • Giọng nói khàn
  • Sợ lạnh.
  • Mệt mỏi, dễ cáu gắt.
  • Táo bón.
  • Phù toàn thân.

Trường hợp u tuyến giáp ác tính

Với các trường hợp u tuyến giáp ác tính như ung thư tuyến giáp, bệnh thường tiến triển chậm nên rất khó nhận biết. Các khối u ác tính thường xuất hiện ở trước cổ, có thể lớn, chắc, không di chuyển. Để xác định bệnh chính xác, người mắc cần thực hiện các xét nghiệm lâm sàng.

nguoi-bi-u-tuyen-giap-co-bieu-hien-suy-giap-thuong-gap-phai-tinh-trang-da-kho-toc-rung.webp

Người bị u tuyến giáp có biểu hiện suy giáp thường gặp phải tình trạng da khô, tóc rụng

Chẩn đoán u tuyến giáp bằng phương pháp Y khoa

Ngoài các triệu chứng lâm sàng trên, để phát hiện u tuyến giáp, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm. Ví dụ như những phương pháp sau:

Xét nghiệm máu: Để định lượng nồng độ hormone tuyến giáp T3, T4. Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định tuyến giáp có bị rối loạn hay không.

Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được sự xuất hiện của khối u tuyến giáp. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ cũng có thể xác định được kích thước của khối u.

Chọc hút bằng kim nhỏ: Bác sĩ sẽ lấy dịch bên trong khối bướu để xác định xem bướu giáp là lành hay ác tính. Nếu bác sĩ vẫn nghi ngờ khối u ác tính thì sẽ chỉ định người bệnh đi sinh thiết.

Sinh thiết khối u tuyến giáp: Bác sĩ sẽ mổ để lấy một phần nhỏ khối u tuyến giáp để làm mẫu kiểm tra. Sau 5-7 ngày xét nghiệm, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả.

U tuyến giáp có nguy hiểm không?

U tuyến giáp đa phần là lành tính do vậy người mắc không nên quá hoang mang khi bị bệnh. Tuy nhiên, khi khối bướu phát triển người mắc sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Gặp các biến chứng nguy hiểm của cường giáp: Người bị u tuyến giáp có biểu hiện cường giáp có thể gặp phải các biến chứng như: Đột quỵ, vô sinh, cơn bão giáp,..
  • Nuốt nghẹn khó thở: U tuyến giáp quá to có thể gây chèn ép lên thanh quản, thực quản khiến người mắc nuốt nghẹn, khó thở. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc.
  • Ung thư tuyến giáp: Các u tuyến giáp ác tính có thể chuyển biến thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Gây mất thẩm mỹ: Bướu to trước cổ làm người mắc cảm thấy tự ti, nhất là khi giao tiếp. Do vậy, người bị u tuyến giáp thường hay quàng khăn, mặc áo cao cổ khi đi ra ngoài để che đi phần cổ sưng to.

Vậy đối với trường hợp ung thư tuyến giáp thì sao? Bệnh có nguy hiểm không? Theo các chuyên thì gia ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt nhất với tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%. Đây là loại ung thư dễ kiểm soát. Tuy nhiên người bệnh cần phát hiện và điều trị bệnh sớm để tránh khối u di căn sang các cơ quan khác.

u-tuyen-giap-gay-mat-tham-my-va-anh-huong-den-cuoc-song-cua-nguoi-benh.webp

U tuyến giáp gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Điều trị u tuyến giáp như thế nào?

Tùy vào từng loại nhân tuyến giáp mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể thường được các bác sĩ chỉ định:

Điều trị và theo dõi định kỳ

Nếu u tuyến giáp là lành tính, kích thước nhỏ thì người bệnh chỉ cần theo dõi mà chưa phải điều trị ngay. Bởi u nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Sử dụng thuốc

Nếu các kết quả xét nghiệm cho thấy tuyến giáp sản xuất không đủ hormone thì người bệnh sẽ được bổ sung hormone. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị u tuyến giáp có biểu hiện suy giáp như levothyroxine. Mặc dù các loại thuốc này giúp điều hòa nồng độ hormone tuyến giáp, tuy nhiên nó có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ như: Nổi ban, mệt mỏi, tăng huyết áp,....

Ngược lại, nếu người mắc bị u tuyến giáp có biểu hiện cường giáp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng giáp như methimazole (Tapazole). Việc dùng thuốc kéo dài có thể khiến chức năng gan thận của người mắc bị suy giảm.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được áp dụng cho các trường hợp có khối u tuyến giáp lớn gây chèn ép lên thành quản, khí quản. Phương pháp này giúp thu nhỏ kích thước khối bướu tuy nhiên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Chảy máu, nhiễm khuẩn, khàn tiếng, mất giọng do cắt phải dây thanh quản.

Phóng xạ iod

Phóng xạ iod có tác dụng thu nhỏ khối u tuyến giáp. Tuy nhiên phương pháp này có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng suy giáp phải sử dụng hormon thay thế suốt đời.

Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ

Ngoài những biện pháp điều trị chính bằng Tây Y, người bệnh bị u tuyến giáp có thể lựa chọn thêm các loại thảo dược sử dụng song song. Những loại thảo dược thiên nhiên thường khá an toàn, hạn chế các tác dụng không mong muốn thuốc tây.

Một trong các loại thảo dược thường được khá nhiều người bệnh u tuyến giáp lựa chọn là hải tảo. Các nghiên cứu tại Mexico và Trung Quốc chỉ ra rằng: Hải tảo có chứa các hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự phát triển của bướu tuyến giáp. Khi kết hợp hải tảo cùng các loại thảo dược khác như lá neem, ba chạc, bán biên liên,... sẽ giúp tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị u tuyến giáp.

hai-tao-co-kha-nang-giup-dieu-hoa-hormone-tuyen-giap-cai-thien-u-hieu-qua.webp

Hải tảo có khả năng giúp điều hòa hormone tuyến giáp, cải thiện u hiệu quả

Phòng ngừa u tuyến giáp tái phát như thế nào?

U tuyến giáp vẫn có nguy cơ bị tái phát ngay cả khi bạn đã điều trị hoặc cắt bỏ u nhân. Do đó, để phòng ngừa khối u tuyến giáp tái phát, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

Chế độ dinh dưỡng

Để phòng ngừa các bệnh tuyến giáp nói chung và u tuyến giáp nói riêng bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi như: Việt quất, bông cải xanh, rau bina,.. Bởi đấy là những loại rau, củ, quả có chứa nhiều chất oxy hóa giúp teo nhỏ khối u.

Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt hun khói,...Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản khiến khối u phát triển nhanh hơn.

Lối sống lành mạnh

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên có một lối sống lành mạnh. Cụ thể:

  • Không thức khuya.
  • Không hút thuốc lá hoặc uống rượu bia.
  • Tập thể dụng thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Có thể tập thiền hoặc yoga hàng ngày.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị nhanh chóng.

U tuyến giáp là bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Để phòng ngừa và thu nhỏ khối u hiệu quả, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào bệnh u tuyến giáp, hãy gọi ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-nodules/diagnosis-treatment/drc-20355266

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13121-thyroid-nodule
https://www.thyroid.org/thyroid-nodules/

https://www.healthline.com/health/thyroid-nodule

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận