Nang keo tuyến giáp là gì?

Nang keo tuyến giáp là tình trạng xuất hiện các bướu nhỏ, có chứa dịch và thường có kích thước dưới vài centimet. Nang keo tuyến giáp còn có tên gọi khác là bướu giáp keo hoặc nhân keo tuyến giáp.

Theo thống kê, nang keo tuyến giáp thường phổ biến hơn ở nữ giới với tỷ lệ mắc bệnh 4/1 (nữ/nam). Đây là bệnh lý có tỉ lệ mắc ước tính khoảng 0.1%.

u-nang-tuyen-giap-la-nhung-cuc-u-nho-o-khu-vuc-tuyen-giap.webp

U nang tuyến giáp là những cục u nhỏ ở khu vực tuyến giáp

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nang keo tuyến giáp

Hiểu được nguyên nhân gây nang keo tuyến giáp sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả. Dưới đây là nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hình thành nang keo tuyến giáp:

Nguyên nhân và cơ chế hình thành bướu keo

Nhiều nghiên cứu cho rằng, nang keo tuyến giáp được hình thành khi tuyến giáp phát triển quá mức. Mặt khác, cũng có những nhà khoa học khác cho rằng, nhân keo tuyến giáp được hình thành do sự tái hấp thu thyroglobulin bất thường diễn ra trong nang giáp.

Chế độ ăn thiếu iot cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh hình thành các nốt nhân keo. Tỷ lệ này theo các nghiên cứu có thể lên đến 5- 10%.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, sẽ có những yếu tố nguy cơ khác khiến nang keo tuyến giáp phát triển, ví dụ như:

Tuổi tác: Nhân keo tuyến giáp có tỷ lệ phát triển cao hơn ở người lớn tuổi.

Di truyền: Nếu gia đình bạn có người từng bị ung thư tuyến giáp, nang keo tuyến giáp hoặc những bệnh lý nội tiết khác, bạn sẽ dễ bị xuất hiện các bướu keo hơn.

Giới tính: Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần.

Tiếp xúc với phóng xạ: Từng có tiền sử hoặc đang tiếp xúc với các yếu tố phóng xạ (từ điều trị y tế, môi trường sống xung quanh) ở khu vực đầu, cổ.

nang-keo-tuyen-giap-co-nguy-co-xay-ra-o-phu-nu-va-nguoi-gia-cao-hon.webp

Nang keo tuyến giáp có nguy cơ xảy ra ở phụ nữ và người già cao hơn

Triệu chứng của nang keo tuyến giáp

Hầu hết, người bệnh chỉ phát hiện được nang keo tuyến giáp khi đi khám sức khỏe định kỳ, thăm khám các bệnh tuyến giáp khác hoặc khi bệnh đã chuyển biến nặng. Một số trường hợp nốt nang keo có kích thước to hoặc số lượng nhiều, người bệnh có thể nhìn thấy chúng kèm các triệu chứng khác. Bao gồm:

  • Khàn giọng, giọng nói bị thay đổi;
  • Khó nuốt, khó thở;
  • Đau ở cổ;
  • Một vài trường hợp nang nhiều hoặc có kích thước lớn, bạn có thể nhìn và chạm thấy chúng ở khu vực cổ. Thường sẽ thấy khối nang mềm, chạm hay ấn vào không có cảm giác đau.

Ngoài ra, khi nang keo tuyến giáp biến chuyển chức năng của tuyến giáp thành những bệnh lý như cường giáp, suy giáp, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

  • Thường xuyên lo lắng, khó chịu, run giật, yếu cơ;
  • Kinh nguyệt trễ hoặc không đều hoặc mỗi lần xuất hiện thường khá nhiều;
  • Mất ngủ, khó thở, xuất hiện các vấn đề liên quan đến thị lực, kích ứng mắt;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Da bị ngứa, sần sùi, khô, đỏ đột ngột ở vùng cổ, mặt hoặc trên ngực;
  • Tim đập nhanh hoặc không đều;
  • Xuất hiện sự nhạy cảm với nhiệt độ;
  • Táo bón, phù toàn thân.

Biến chứng nguy hiểm của nang keo tuyến giáp

Tuy phần lớn nang keo tuyến giáp lành tính, nhưng khi không được phát hiện sớm, các nang keo này có thể phát triển to hơn và gây ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể sẽ có những biến chứng sau:

Chèn thực quản, khí quản: Khi khối nang keo tuyến giáp phát triển quá to, thực quản và khí quản sẽ bị chèn ép. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng khó nuốt, khó thở, buồn nôn, hay bị nghẹn hoặc nôn hết thức ăn.

Chèn ép tĩnh mạch cảnh: Khối nang keo tăng kích thước sẽ chèn ép các tĩnh mạch cảnh ở khu vực cổ khiến máu không thể lưu thông. Người bệnh có thể thấy các khu vực mặt, cổ, lồng ngực, tay bị phù khi gặp biến chứng này.

Vỡ nang gây nhiễm trùng: Nang keo khi đạt đến kích thước quá khổ có thể nứt và vỡ khiến dịch nang tràn vào tuyến giáp. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng nặng, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.

Suy giảm chức năng tuyến giáp: Theo thời gian, nang keo làm suy giảm chức năng của tuyến giáp và khiến người bệnh mắc một số chứng như cường giáp, suy giáp.

Ung thư tuyến giáp: Trường hợp này khá hiếm gặp (<5%), tuy nhiên khá nguy hiểm. Biến chứng này xảy ra khi các nang keo bị chảy máu, calci hóa.

nang-tuyen-giap-co-the-bien-chung-thanh-ung-thu-rat-nguy-hiem.webp

Nang tuyến giáp có thể biến chứng thành ung thư rất nguy hiểm

>>> XEM THÊM: 5 bệnh tuyến giáp thường gặp - Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Chẩn đoán và điều trị nang keo tuyến giáp

Chẩn đoán và điều trị nang keo tuyến giáp sớm có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp chẩn đoán

Hiện nay, để chẩn đoán được nang keo tuyến giáp, các bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp sau:

Xét nghiệm nồng độ hormone: Được thực hiện với các hormone do tuyến giáp tiết ra.

Siêu âm tuyến giáp: Sử dụng sóng âm để xác định nang keo là khối rắn hay lỏng.

Xạ hình tuyến giáp: Đánh giá tính chất nang keo tuyến giáp qua hình ảnh.

Xét nghiệm sinh khiết: Tế bào/dịch từ các nhân keo tuyến giáp sẽ được lấy ra và thực hiện xét nghiệm để xác định có phải ung thư không.

Quét tuyến giáp: Kiểm tra mức độ hấp thụ của mô tuyến giáp với iot phóng xạ để xác định khả năng tuyến giáp.

Các phương pháp điều trị

Nguyên tắc khi điều trị nang keo tuyến giáp là ưu tiên giảm kích thước của nang keo và đảm bảo được chức năng của tuyến giáp làm việc bình thường.

Điều trị bằng bổ sung iot và chế độ ăn uống

Đối với người có nhân keo tuyến giáp nhỏ và xuất phát từ nguyên nhân thiếu iot, có thể được chỉ định bằng việc bổ sung iot và thay đổi chế độ ăn uống. Thuốc thường được chỉ định là dung dịch Lugol (có chứa iot), thời gian điều trị thường kéo dài từ 6 tháng trở lên.

Tuy nhiên, khi sử dụng điều trị bằng iot, người bệnh sẽ cần đề phòng việc biến nang keo biến chuyển thành cường giáp. Do đó, hãy tuân thủ lịch khám và kiểm tra định kỳ, thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào.

Về chế độ ăn uống, người bị nang keo tuyến giáp nên lưu ý như sau:

  • Không nên ăn: Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn, các loại đậu nành, thực phẩm có nhiều chất xơ, đường, các loại chất tạo ngọt, thực phẩm chứa gluten, nội tạng động vật, các chất kích thích.
  • Nên ăn: Bổ sung thêm trái cây, các loại hạt chứa nhiều protein thực vật, vitamin E, B, cá, các loại hải sản,…

bo-sung-ca-va-hai-san-se-ho-tro-dieu-tri-nang-keo-tuyen-giap.webp

Bổ sung cá và hải sản sẽ hỗ trợ điều trị nang keo tuyến giáp

Điều trị bằng hormone tuyến giáp

Đối với những người bị nang keo tuyến giáp do sự thiếu cân bằng hormone hoặc thiếu iot có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Điều trị bằng hormone tuyến giáp sẽ sử dụng một số loại thuốc như Thyroxin, Triiodothyronine,...

Khi điều trị bằng phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ như loãng xương, tăng tiết mồ hôi, thường xuyên bị hồi hộp, sút cân, đau thắt ngực, mất ngủ, dị ứng,…

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp ít được sử dụng nhất để điều trị nang keo tuyến giáp. Bởi khi thực hiện phẫu thuật, chức năng hoạt động của tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng. Người bệnh được chỉ định mổ nội soi hoặc phẫu thuật mổ hở ở cổ.

Phương pháp này cũng đem đến một số rủi ro như giọng khàn, khó thở, làm tụt hàm lượng canxi, chảy máu phẫu thuật, suy giáp, nang keo tuyến giáp tái phát lại,…

Bên cạnh các biện pháp tây y, hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược chứa: Hải tảo, lá neem, bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... để thu nhỏ nang keo tuyến giáp. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng: Các thảo này giúp tiêu u, giảm bướu, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp. Từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp trong đó có nang keo tuyến giáp an toàn, hiệu quả. 

Để không gặp những nguy hiểm biến chứng từ nang keo tuyến giáp, người bệnh nên thực hiện thăm khám sức khỏe kịp thời. Điều này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm hơn. Ngoài ra, nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với sử dụng sản thảo dược để quá trình điều trị được hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh nang keo tuyến giáp, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://radiopaedia.org/articles/thyroid-nodule?lang=us

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13121-thyroid-nodule

https://www.touchendocrinology.com/thyroid/journal-articles/a-review-of-the-pathology-diagnosis-and-management-of-colloid-goitre/

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận