Sự thật về thiểu năng tuần hoàn não và cách khắc phục hiệu quả
Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?
Thiểu năng tuần hoàn não (rối loạn tuần hoàn não) là tình trạng não bộ không được cung cấp đủ oxy, các chất dinh dưỡng và quan trọng là máu để hoạt động dù từ bất kỳ lý do gì. Mặc dù não là cơ quan có trọng lượng rất nhỏ so với cơ thể nhưng nhu cầu oxy lại chiếm tới 20-25%. Do đó, khi não bị thiếu hụt oxy thì chức năng não bộ sẽ bị suy giảm.
Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở độ tuổi trung niên và người phải lao động trí óc nhiều. Hiện nay, bệnh cũng có xu hướng trẻ hóa do nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Môi trường ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên căng thẳng thần kinh, áp lực công việc và học tập, ăn uống không lành mạnh,....
Hiện nay, thiểu năng tuần hoàn não được chia làm 2 trường hợp là cấp tính và mãn tính. Cụ thể:
- Trường hợp cấp tính: Ví dụ như xảy ra đột quỵ do cơn TIA (cơn thiếu máu não thoáng qua) và thiếu máu cục bộ.
- Trường hợp mãn tính: Trạng thái thiếu lưu lượng máu, oxy dài hạn ở não bộ.
Thiểu năng tuần hoàn não đang ngày càng bị trẻ hóa
Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Cơ chế chính khiến xuất hiện thiểu năng tuần hoàn não là do thiếu oxy, máu lưu thông đến bộ phận này. Có nhiều tác nhân, yếu tố gây nên tình trạng này. Cụ thể đó là:
- Xơ vữa động mạch chiếm 80% nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não. Các mảng bám được hình thành trong lòng động mạch bị xơ vữa sẽ tích tụ thành một khối hoặc gây ra cục máu đông, cản trở lưu thông máu lên não.
- Do các bệnh về tim như suy tim, hở van tim, rung nhĩ,...
- Tình trạng thoái hóa, đau nhức xương khớp, khiến các mạch máu bị chèn ép, làm cản trở dòng máu lưu thông lên não.
- Rối loạn huyết áp cũng là nguyên nhân gây máu lên não kém.
- Mạch máu bị dị dạng gây viêm tắc động mạch.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường, béo phì cũng là một trong các yếu tố gây nên tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Vì vậy, nếu bạn đang gặp một trong những yếu tố này và xuất hiện các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não ở trên, cần lập tức đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu và chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não
Đối với trường hợp cấp tính, các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với trường hợp mãn tính có thể diễn ra chậm hơn. Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường có các dấu hiệu như:
- Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất ở người thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh có những cơn đau đầu sớm tại các vị trí như vai gáy, vùng trán, lan tỏa hoặc đau nửa bên đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt: Người bệnh có cảm giác đầu óc quay cuồng, đi đứng lảo đảo, bước đi không vững, đôi khi bị tối sầm mặt nếu đột ngột đứng dậy.
- Giảm sự chú ý: Người thiểu năng tuần hoàn não hay bị mất tập trung, hay quên,...
- Chân tay tê bì, luôn thấy cảm giác có kiến bò người hoặc có âm thanh o o như ve kêu trong tai, cảm giác không thật hay được gọi là dị cảm.
- Ngủ kém, khó ngủ hoặc mất ngủ cũng là triệu chứng mà người thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp phải.
- Trí nhớ sa sút: Trí nhớ giảm dần thể hiện ở việc nhớ trước quên sau trong công việc, giảm khả năng sắp xếp.
- Cảm xúc thay đổi thất thường: Dễ nóng giận, xúc động,...
- Ở trường hợp cấp tính, người bệnh có thể bị ngất xỉu.
Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường hay đau đầu
Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não như thế nào?
Thiểu năng tuần hoàn não được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng điển hình của bệnh như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, ngủ kém,... Bên cạnh đó, bệnh còn được xác định dựa trên các phương pháp xét nghiệm, thăm dò như:
- Phương pháp đánh giá khả năng, tốc độ máu chảy lên não: Sử dụng lưu huyết đồ hoặc đo lưu lượng máu lên não nhờ phóng xạ.
- Phương pháp kiểm tra chức năng tưới máu ở não: Tiến hành điện não đồ, đo nhiệt độ ở mặt, da, kiểm tra tâm lý,...
- Phương pháp kiểm tra sự xuất hiện xơ vữa động mạch: Khi nghi ngờ có các mảng xơ vữa, bạn cần tiến hành chụp động mạch não, xét nghiệm lipid máu hoặc đánh giá chức năng đông máu qua xét nghiệm huyết học.
Phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn não mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể các phương pháp điều trị như sau:
Điều trị nội khoa
Các loại thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,... của bệnh. Một số loại thuốc trị thiểu năng tuần hoàn não thường gặp đó là:
- Piracetam: Piracetam tác dụng trực tiếp đến não và hệ thần kinh trung ương, bảo vệ não bộ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt oxy, bằng cách tăng sự huy động sử dụng chuyển hóa oxy, duy trì năng lượng tổng hợp não, phục hồi các tế bào não bị tổn thương.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng piracetam có thể gây mất ngủ, đau đầu, kích động, căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, hoang mang, nổi ban, ngứa.
- Cinnarizin: Cinnarizin có tác dụng giảm hoạt động co mạch của adrenalin, từ đó tăng cường lưu lượng máu đến các tế bào não, giảm tình trạng thiếu hụt oxy não.
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Cinnarizin thường gặp đó là: Buồn ngủ, khô họng, dị ứng nổi ban, ngứa, khó thở, mất tiếng, tiểu nhiều, tim đập nhanh hay không đều,... Có thể dùng kết hợp cinarizin và piracetam.
- Một số các loại thuốc điều trị chóng mặt, đau đầu khác: Tanganil, Sibelium,...
Piracetam thường được dùng để điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp thiểu năng tuần hoàn não do cục máu đông gây ra và biến chứng thành đột quỵ, người bệnh có thể được chỉ định điều trị phẫu thuật loại bỏ huyết khối, giúp mạch máu được khai thông.
Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não nếu diễn tiến lâu ngày mà không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên xem thường, cần có biện pháp phòng ngừa từ sớm, giúp hạn chế tối đa hậu quả mà bệnh gây ra.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não.
Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì?
Người bị thiểu năng tuần hoàn não hoặc có nguy cơ nên ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho não bộ và sự lưu thông máu như: Việt quất, lựu, quả óc chó, hạnh nhân, táo, nho, các loại đậu, dầu oliu, cần tây,...
Thiểu năng tuần hoàn não không nên ăn gì?
Đồ ăn nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ đóng hộp, thuốc lá, nước ngọt, bia, rượu, cà phê... sẽ làm tăng cholesterol, các mảng bám,... từ đó tăng nguy cơ bị thiểu năng tuần hoàn não. Do đó, bạn cần tránh xa những thực phẩm này để hạn chế nguy cơ bị thiểu năng tuần hoàn não.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần thay đổi các thói quen sau đây:
- Nâng cao sức khỏe bằng cách tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày với các bộ môn như: Chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga,...
- Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh cũng như có cách điều trị sớm nhất.
- Người lao động trí óc cần cân đối, sắp xếp hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress.
Giải pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não từ nattokinase
Để cải thiện thiểu năng tuần hoàn não thì việc giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông máu là rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu cho thấy, enzyme nattokinase có trong đậu tương lên men có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não rất tốt. Bên cạnh đó, nattokinase còn giúp giảm độ nhớt máu, từ đó điều hòa huyết áp ổn định, giảm cholesterol, hạn chế hình thành các mảng xơ vữa, giúp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả.
Nattokinase hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả
Một chức năng nổi bật khác của nattokinase đó là tác dụng làm tan cục máu đông, hạn chế sự tắc nghẽn mạch máu não. Các nghiên cứu còn chỉ ra, nattokinase cũng giúp cải thiện trí nhớ, từ đó cải thiện các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não gây ra.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa nattokinase. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm uy tín lâu năm trên thị trường và đã được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, điển hình là sản phẩm có thành phần chính nattokinase ra đời năm 2006 tại Việt Nam.
Thiểu năng tuần hoàn não có thể khiến người mắc đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để tăng cường lưu thông máu cũng như giảm những yếu tố nguy cơ gây bệnh, bạn nên kết hợp các phương pháp giúp phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não tốt nhất. Nếu còn băn khoăn về tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, hãy để lại câu hỏi của bạn để được giải đáp sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322275#symptoms
https://www.medicalnewstoday.com/articles/184601#causes
https://www.healthline.com/health/cerebral-circulation
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6489997/
Bình luận