Hấp thu kém là tình trạng trẻ không thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Nhận biết sớm các dấu hiệu và nguyên nhân, cùng với biện pháp điều trị phù hợp, cha mẹ có thể giúp con cải thiện tình trạng này hiệu quả.

Nguyên nhân hấp thu kém ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây hấp thu kém ở trẻ em bao gồm: 

- Bệnh lý đường tiêu hóa: Viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac,... ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

- Thiếu men tiêu hóa: Men tiêu hóa có tác dụng phá vỡ các phân tử thức ăn lớn thành các phân tử nhỏ để cơ thể dễ hấp thu. Ví dụ, enzyme lactase giúp tiêu hóa lactose trong sữa, lipase tiêu hóa chất béo, protease giúp tiêu hóa chất đạm… 

- Nhiễm trùng đường ruột: Vi khuẩn, ký sinh trùng gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.

- Bệnh lý mạn tính: Viêm gan, xơ gan... ảnh hưởng đến chức năng gan, tụy, dẫn đến kém hấp thu chất béo, vitamin.

Trẻ hấp thu kém dễ bị suy dinh dưỡng.webp

Trẻ hấp thu kém dễ bị suy dinh dưỡng 

Dấu hiệu nhận biết hấp thu kém ở trẻ em 

Biểu hiện của chứng hấp thu kém xuất hiện ở hệ tiêu hóa và thể chất của trẻ. 

- Về hệ tiêu hóa: Trẻ sẽ gặp triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng, nhiều nước, có thể có bọt, máu, mùi tanh. Hoặc táo bón, phân cứng, ít, đau quặn bụng, đầy hơi, khó chịu sau khi ăn, nôn trớ, biếng ăn. 

- Về thể chất: Trẻ không tăng cân hoặc sụt cân bất thường. Trẻ mệt mỏi, lờ đờ, giảm tập trung, cơ thể thiếu hụt năng lượng, uể oải, thiếu sức sống. Chậm phát triển chiều cao, cân nặng thấp hơn so với chuẩn, phát triển thể chất, trí tuệ chậm. 

- Các dấu hiệu khác: Rụng tóc, tóc mỏng, dễ gãy rụng, da khô, nứt nẻ, yếu ớt, dễ bị ốm. Trẻ hay cáu kỉnh, quấy khóc. 

Trẻ không tăng cân là biểu hiện của hấp thu kém.webp

Trẻ không tăng cân là biểu hiện của hấp thu kém

Cách điều trị hiệu quả tình trạng hấp thu kém ở trẻ em

Hấp thu kém ở trẻ em là vấn đề cần được quan tâm và điều trị kịp thời để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của trẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị chính:

Điều trị nguyên nhân

- Tùy theo loại bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp như thuốc chống viêm, thuốc chống co thắt... để điều trị các bệnh lý như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,...

- Nhiễm trùng đường ruột: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống ký sinh trùng để tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

- Bệnh lý mạn tính: Điều trị bệnh lý mạn tính theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện chức năng gan, tụy, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

- Chế độ ăn cân bằng: Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng, sữa chua, trái cây, rau xanh,...

- Sử dụng sữa công thức phù hợp: Nếu trẻ bú mẹ nhưng kém hấp thu, bác sĩ có thể tư vấn sử dụng sữa công thức chuyên biệt dành cho trẻ kém hấp thu. Sữa công thức này được bổ sung các dưỡng chất cần thiết và dễ tiêu hóa hơn so với sữa thông thường.

- Bổ sung vi chất dinh dưỡng: Bổ sung vitamin, khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục tình trạng thiếu hụt do kém hấp thu.

- Bổ sung men vi sinh: Sử dụng các sản phẩm men vi sinh có chứa chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên chứa lợi khuẩn kết hợp men vi sinh 

Hiện nay, để cải thiện tình trạng hấp thu kém ở trẻ em, nhiều cha mẹ lựa chọn cho con sử dụng sản phẩm cốm vi sinh có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis, vi chất dinh dưỡng và thảo dược giúp tăng sản xuất men tiêu hóa nội sinh giúp cải thiện tình trạng hấp thu kém ở trẻ em hiệu quả, an toàn. Lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn. Kết hợp với các thảo dược hoài sơn - vị thuốc quý đã từng "cứu sống" vua Minh Thành Tổ khỏi chứng "tiện huyết" tức là đi ngoài ra máu tươi. Đồng thời giúp ông có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hiện nay, các nhà khoa học đã kết hợp hoài sơn với bạch truật, sơn tra giúp bổ tỳ vị, tăng sản xuất men tiêu hóa nội sinh, giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón… hiệu quả, an toàn. Cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm vừa bổ sung lợi khuẩn, chất xơ hòa tan cùng nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết và các thảo dược quý để tác động vào tất cả các nguyên nhân gây ra tình trạng hấp thu kém ở trẻ. 

Sử dụng sản phẩm có chứa lợi khuẩn kết hợp thảo dược giúp cải thiện tình trạng hấp thu kém ở trẻ em hiệu quả.webp

Sử dụng sản phẩm có chứa lợi khuẩn kết hợp thảo dược giúp cải thiện tình trạng hấp thu kém ở trẻ em hiệu quả

Dẫn đầu cho xu hướng này là sản phẩm hỗ trợ có chứa vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calcium…), lợi khuẩn Bacillus subtilis kết hợp với inulin, fructose oligosaccharide (FOS) được bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại giúp: 

- Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ tăng cân đều. 

- Nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu... 

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ. 

Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng bởi Hội dinh dưỡng Việt Nam tại trường mầm non Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cho kết quả cải thiện suy dinh dưỡng, biếng ăn rất tốt. 

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng hấp thu kém ở trẻ em, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hấp thu kém cũng như giải pháp cải thiện hiệu quả, an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng hấp thu kém, vui lòng để lại thông tin dưới đây để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn sớm nhất.

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận