Bướu tuyến giáp và sự nguy hiểm của bệnh lý

Bướu tuyến giáp (bướu cổ) xảy ra khi tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường. Tuyến giáp có vai trò tạo ra các hormone giúp kiểm soát nhiệt độ, nhịp tim và sự phát triển của cơ thể. Các hormon T3, T4 cũng giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất để biến thức ăn tạo thành năng lượng. Khi bị bướu tuyến giáp, nồng độ hormone trong máu có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.

Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bướu tuyến giáp thường tiến triển khá âm thầm, chính yếu tố này gây ra sự nguy hiểm của bệnh. Bướu tuyến giáp nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Nguy hiểm đến tính mạng: Người bị bướu cổ cường giáp có thể gặp phải các cơn bão giáp đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng sớm của cơn bão giáp đó là: Sốt, rối loạn nhịp tim, rối loạn cảm xúc, hôn mê, yếu liệt,... Còn đối với trường hợp bướu cổ ác tính, biến chứng nguy hiểm mà người bệnh phải đối diện đó là khối u di căn sang các cơ quan khác.

Rối loạn chuyển hóa: Việc tuyến giáp bài tiết quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp có thể gây rối loạn chuyển hóa. Hậu quả là làm cho người mắc dễ gặp phải các các bệnh như: Huyết áp cao, tim mạch,...

Chèn ép lên các cơ quan gần tuyến giáp: Bướu tuyến giáp có kích thước lớn sẽ gây chèn ép lên các cơ quan lân cận như: Thanh quản, thực quản, khí quản.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Để tránh các biến chứng nguy hiểm do bướu tuyến giáp gây ra, người mắc nên đi khám bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng như: Đau ngực đột ngột hoặc khó thở, mệt mỏi, bướu to, nhịp tim nhanh,... ngày càng trở nên trầm trọng.

buou-tuyen-giap-lam-thay-doi-chuc-nang-va-cau-truc-cua-tuyen-giap.webp

Bướu tuyến giáp làm thay đổi chức năng và cấu trúc của tuyến giáp

Nguyên nhân nào gây bướu tuyến giáp?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành bướu tuyến giáp. Tùy vào từng loại bướu giáp sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Nguyên nhân hình thành bướu tuyến giáp

Theo các nhà khoa học, có 2 nguyên nhân chính gây bướu tuyến giáp là do sự thiếu hụt iod và suy giảm hệ miễn dịch. Cụ thể:

Thiếu hụt iod

Iod là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt iod, tuyến giáp sẽ phải phình to để thu nhận iod từ các cơ quan khác và hình thành nên khối bướu tuyến giáp.

Suy giảm rối loạn hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có vai trò nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị rối loạn, suy yếu chúng sẽ nhận nhầm tế bào tuyến giáp là các tác nhân lạ và phá hủy Tuyến giáp. Hậu quả là làm cho các tế bào tuyến giáp còn lại phải tăng hoạt động gây bướu cổ suy giáp.

Cũng có trường hợp, hệ miễn dịch rối loạn sẽ sản xuất ra các kháng thể tự sinh kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này thường gặp trong các bệnh tuyến giáp có biểu hiện cường giáp.

Dưới đây những nguyên nhân hình thành bướu tuyến giáp trong một số bệnh cụ thể:

Bảng 1. Nguyên nhân gây ra các loại bướu tuyến giáp

Nguyên nhân

Loại bướu cổ

Thiếu hụt iod trong chế độ ăn uống

Bướu cổ lành tính (bình giáp)

Suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch

Bệnh Graves (Cường giáp)

(bướu cổ độc lan tỏa)

Hệ miễn dịch bị suy yếu

Viêm tuyến giáp tự miễn (Thường có biểu hiện suy giáp)

Nhiễm virus

Viêm tuyến giáp bán cấp

(có biểu hiện suy giáp)

Sự tăng sinh của các tế bào lành tính

U tuyến độc và bướu đa nhân tuyến giáp độc (có biểu hiện cường giáp)

Do sự tăng sinh của các tế bào ác tính

Bướu cổ và các nốt tuyến giáp nghi ngờ là bệnh ác tính (cường giáp)

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bướu tuyến giáp. Cụ thể như sau:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Tiền sử mắc các bệnh tự miễn.
  • Người tiếp xúc với bức xạ.
  • Người sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim amiodarone và thuốc điều trị rối loạn tâm thần lithium.
  • Tiếp xúc với bức xạ.
  • Người có độ tuổi trên 40.

phu-nu-tren-40-tuoi-co-nguy-co-cao-mac-buou-tuyen-giap.webp

Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc bướu tuyến giáp

Triệu chứng của bướu tuyến giáp

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, loại bướu tuyến giáp, các triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bướu tuyến giáp bao gồm:

Trường hợp bình giáp (Bướu cổ đơn thuần)

Các triệu chứng thường gặp khi bị bướu cổ bình giáp: Cổ sưng to, cảm giác căng tức vùng cổ họng, khàn giọng, sưng tĩnh mạch cổ, chóng mặt khi giơ tay cao qua đầu. Một số triệu chứng của bướu tuyến giáp, ít gặp hơn bao gồm: Khó thở (thở gấp), ho khan, thở khò khè (do khí quản bị ép chặt), khó nuốt.

Trường hợp bướu cổ có biểu hiện cường giáp (Graves, u tuyến giáp độc và bướu tuyến giáp đa nhân độc)

Các trường hợp bị bướu cổ suy giáp sẽ có biểu hiện: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, lo lắng, kích động.

Trường hợp bướu cổ có biểu hiện suy giáp (Viêm tuyến giáp bán cấp)

Người bị bướu tuyến giáp có biểu hiện suy giáp thường gặp phải các triệu chứng: Mệt mỏi, táo bón, da khô, tăng cân, kinh nguyệt không đều.

nguoi-bi-suy-giap-thuong-co-vong-kinh-thua.webp

Người bị suy giáp thường có vòng kinh thưa

>>>Xem thêm: Người bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?

Chẩn đoán và cách điều trị bướu tuyến giáp

Chẩn đoán giúp phát hiện đúng bệnh để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp.

Chẩn đoán phát hiện bướu như thế nào?

Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán và đánh giá bệnh bướu cổ, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được thực hiện để kiểm tra mức độ hormone trong máu của người bệnh. Xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem nguyên nhân gây bướu tuyến giáp có phải do rối loạn miễn dịch hay không.
  • Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm giúp đánh giá được cấu trúc tuyến giáp và kích thước khối bướu.
  • Sinh thiết kim nhỏ: Bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ lấy các mô tuyến giáp để xác định xem đó là bướu lành hay ác tính.
  • Chụp tuyến giáp: Phương pháp này giúp đánh giá kích thước khối bướu giáp và mức độ di căn...

Các phương pháp điều trị bướu tuyến giáp

Nguyên tắc chung khi điều trị bướu tuyến giáp lành tính đó là thu nhỏ khối bướu, cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp. Dựa trên mục tiêu này, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định:

Theo dõi bướu tuyến giáp

Người bị bướu tuyến giáp lành tính có kích thước nhỏ sẽ được chỉ định theo dõi mà mà không cần điều trị. Trong quá trình theo dõi sự tiến triển của bệnh, người mắc cần có chế độ ăn uống hợp lý:

  • Các thực phẩm mà người bị bướu tuyến giáp nên ăn: Tôm, cua, cá, rau bina, quả việt quất,...
  • Người bị bướu tuyến giáp nên kiêng ăn các thực phẩm như: Đậu nành, lúa mì, lúa mạch, bắp cải,...

Sử dụng thuốc

Hiện nay có hai nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bướu tuyến giáp đó là: Thuốc kháng giáp và thuốc hormone tổng hợp.

Thuốc kháng giáp: Giúp ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Loại thuốc này thường dùng để điều trị bướu tuyến giáp có biểu hiện cường giáp. Hai thuốc hay được sử dụng điều trị cường giáp đó là: Methimazole và propylthiouracil. Người dùng thuốc điều trị cường giáp kéo dài có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Mệt mỏi, suy giáp,...

Thuốc bổ sung hormone tổng hợp (hormone thay thế): Thuốc có tác dụng bổ sung lượng hormone mà cơ thể đang bị thiếu hụt bằng cách đưa từ bên ngoài vào. Trong đó Levothyroxine là thuốc bổ sung hormone hay được sử dụng trong điều trị suy giáp. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc hormone thay thế đó là: Mệt mỏi, đau ngực, khó thở, buồn nôn,...

hormone-thay-the-la-mot-trong-nhung-bien-phap-dieu-tri-buou-tuyen-giap.webp

Hormone thay thế là một trong những biện pháp điều trị bướu tuyến giáp

Iod phóng xạ

Iod phóng xạ thường được chỉ định cho các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp, cường giáp dùng thuốc không có hiệu quả. Đây là phương pháp sử dụng phóng xạ iod để phá hủy tuyến giáp nhằm mục đích ngăn chặn sản xuất hormone. Biến chứng nguy hiểm của phương pháp này đó là: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giáp phải sử dụng thuốc hormone thay thế suốt đời.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp mắc bướu to gây chèn ép các cơ quan lân cận hoặc điều trị bằng thuốc hoặc thuốc bị thất bại. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Phương pháp này giúp thu nhỏ khối bướu và ngăn ngừa tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Chảy máu, nhiễm trùng, suy giáp sau phẫu thuật,...

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ

Hiện nay, để thu nhỏ khối bướu tuyến giáp an toàn, hiệu quả, nhiều người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính từ hảo tảo. Vào năm 2012, một nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Hải tảo giúp tiêu nhỏ khối bướu, ổn định nồng độ hormone tuyến giáp.

Khi kết hợp hải tảo cùng các vị thảo dược quý khác như: Bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc,... thì tác dụng hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, kết hợp đông y và tây y là hướng điều trị mới được nhiều người lựa chọn.

cac-thanh-phan-giup-lam-teo-nho-khoi-buou-tuyen-giap.webp

Các thành phần giúp làm teo nhỏ khối bướu tuyến giáp

Phòng ngừa bướu tuyến giáp

Để phòng ngừa các bệnh bướu tuyến giáp người bệnh nên:

  • Bổ sung iod lượng iod cần thiết cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
  • Nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
  • Tránh thức khuya và hạn chế stress kéo dài.
  • Không nên uống rượu bia và hút thuốc lá.

Bướu tuyến giáp gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó việc nắm vững những kiến thức cơ bản về bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bướu tuyến giáp tốt hơn. Nếu còn băn khoăn về bướu tuyến giáp, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 024.38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

Linh tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12625-goiter

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829

https://www.healthline.com/health/goiter-simple

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận