Bướu nhân tuyến giáp là bệnh lý ngày càng nhiều người mắc phải. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị thì chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cải thiện bướu nhân tuyến giáp. Vì thế, nhiều người thắc mắc rằng: Bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi trên. Hãy cùng tìm hiểu!

Bướu nhân tuyến giáp là gì?

Nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối, khu trú ở tuyến giáp, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Đây là bệnh lý thường gặp, qua khám lâm sàng phát hiện bệnh ở khoảng 4 - 7% dân số, tỷ lệ mắc phải ở nữ cao gấp 5 lần so với nam giới. Bệnh chủ yếu được phát hiện qua siêu âm (từ 19 - 67%). Độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là từ 36 – 55 tuổi. Hầu hết các trường hợp bị bướu nhân tuyến giáp là lành tính, chỉ một tỷ lệ nhỏ phát hiện có chứa tế bào ung thư. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh, cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm bướu nhân hay là ung thư để điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

buou-nhan-tuyen-giap-chu-yeu-la-lanh-tinh.webp

Bướu nhân tuyến giáp chủ yếu là lành tính

Nhân tuyến giáp có 2 loại: Đơn nhân và đa nhân. Thông thường, bệnh nhân chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm ở gần bề mặt, còn với nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm thì rất khó để phát hiện khi khám bằng tay, vì thế, trường hợp này phải chẩn đoán bằng siêu âm. Đa số bướu nhân tuyến giáp là lành tính, tiến triển rất chậm.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu suy giáp?

Chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp

Phần lớn bướu nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ, chụp CT-scan hoặc siêu âm tuyến giáp. Khi nhân lớn, chính bệnh nhân hoặc những người xung quanh có thể phát hiện thấy. Người bệnh có thể nhận ra bất thường khi soi gương hoặc cài nút cổ áo, sờ vào vùng cổ thấy 1 hoặc nhiều nhân. Trong trường hợp nhân giáp đủ lớn có thể gây chèn ép vào khí quản hoặc thực quản, khiến bệnh nhân cảm thấy đau cổ, vướng vùng họng, nuốt nghẹn, khó thở, giọng nói bị khàn đi,…

Trong một số trường hợp, khi nhân giáp hoạt động quá mức, gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp, gây rối loạn chuyển hóa,... Khi đó, cơ thể bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp như: Tay run, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, sút cân,… Phần lớn các trường hợp là bướu nhân lành tính. Để xác định chính xác đó là bướu nhân tuyến giáp lành tính hay ác tính, bệnh nhân cần được tiến hành một số biện pháp chẩn đoán đánh giá nhân tuyến giáp.

 Bướu nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng

Bướu nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng

Khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ tuyến giáp có nhân, chuyên gia sẽ tiến hành siêu âm vùng cổ để xác định chính xác vị trí, kích thước và số lượng nhân tuyến giáp, xem chúng ở dạng đặc hay dạng nang chứa dịch. Siêu âm cũng giúp xác định các nhân giáp có khả năng ung thư cao hay không dựa vào một số đặc điểm thường gặp của biểu hiện trên siêu âm. Sau đó, để xác định chính xác đó là bướu nhân lành tính hay ác tính, cần chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA).

Kết quả sinh thiết có thể là:

- Ác tính (dương tính): Chiếm khoảng 4 – 5% các trường hợp. Khối u có thể ở các dạng: Thể nhú, thể nang, thể tủy và ung thư thể không biệt hóa.

- Lành tính (âm tính): Chiếm khoảng 69 – 74%, bướu nhân ở các dạng bướu keo, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, nang tuyến giáp.

- Không xác định (nghi ngờ): Quá sản nang, quá sản tế bào Hurthle hoặc có kết quả nghi ngờ (nhưng không khẳng định) ung thư.

- Không có chẩn đoán hoặc không đầy đủ: Chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả đó là do lúc làm thủ thuật FNA không lấy được nhiều tế bào nhân tuyến giáp, thường gặp ở nhân giáp dạng nang. Đối với trường hợp này, thường sẽ phải tiến hành FNA lần 2 hoặc phẫu thuật phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ.

Ngoài ra, còn có các phương pháp chẩn đoán đánh giá nhân tuyến giáp khác như: Xạ hình tuyến giáp, xét nghiệm sinh hóa,... Sau được xác định bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng. Thời gian cải thiện bướu nhân tuyến giáp phụ thuộc vào mức độ đáp ứng và có tuân thủ chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng hay không.

Bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?

Vậy, người bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe? Theo các chuyên gia, khi bị bướu nhân tuyến giáp, bạn hãy lưu ý hạn chế hoặc loại bỏ một số thực phẩm sau ra khỏi chế độ ăn:

Chất xơ và đường

Chất xơ rất tốt cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, với bệnh nhân điều trị bướu nhân tuyến giáp, chất xơ gây cản trở sự hấp thụ thuốc. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung một lượng chất xơ vừa đủ cho hệ tiêu hóa, không nên ăn quá nhiều. Giống như chất xơ, đường hay chất tạo ngọt cũng gây khó khăn cho quá trình chữa bệnh. Bởi khi đó, chức năng tuyến giáp suy giảm, ảnh hưởng tới sự chuyển hóa đường, dẫn đến các hệ lụy như: Tăng cân, đường huyết cao,…

Thực phẩm giàu gluten

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn không gluten sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp. Gluten có rất nhiều trong lúa mì, lúa mạch. Đây là một loại protein gây ra phản ứng miễn dịch tự động, gia tăng nguy cơ suy giáp hoặc cường giáp.

 Thực phẩm chứa nhiều gluten không tốt cho người bị bướu nhân tuyến giáp

Thực phẩm chứa nhiều gluten không tốt cho người bị bướu nhân tuyến giáp

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn nổi tiếng là không tốt cho sức khỏe, đặc biệt không dành cho người bị bướu nhân tuyến giáp. Các thực phẩm chế biến sẵn chứa một lượng lớn calo rỗng cùng nhiều chất phụ gia có hại cho tuyến giáp. Hơn thế nữa, hàm lượng cao chất béo công nghiệp gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp.

Các chất kích thích

Các chuyên gia khuyến cáo, trong quá trình điều trị, người bệnh không nên sử dụng bia, rượu, cà phê,… vì chúng phá vỡ sự cân bằng tâm trạng, gây khó ngủ cũng như kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị.

Các thực phẩm từ đậu nành

Trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ,…) có chứa chất isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp, do đó, không nên sử dụng nhiều.

Nội tạng động vật

Trong nội tạng động vật (tim, gan, thận) có chứa rất nhiều axit lipoic, nếu cơ thể hấp thu quá nhiều sẽ gây bất ổn lên hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, axit lipoic còn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của những loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.

Những loại thực phẩm trên đều gây ra những tác động không tốt lên sức khỏe người bị bướu nhân tuyến giáp. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải hoặc loại bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn.

>>> Xem thêm: Bị bệnh suy giáp nên luyện tập như thế nào?

Cải thiện bướu nhân tuyến giáp nhờ sản phẩm thảo dược

Ngoài việc kiêng ăn những loại thực phẩm trên, hiện nay, để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp nói chung và bướu nhân tuyến giáp nói riêng một cách hiệu quả, an toàn, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chiết xuất hải tảo – một trong những loại rong biển được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe tuyến giáp. Theo nhiều tài liệu, hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. 

 Hải tảo giúp tiêu trừ bướu nhân tuyến giáp hiệu quả

Hải tảo giúp tiêu trừ bướu nhân tuyến giáp hiệu quả

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác như: Cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao lá neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của phương pháp điều trị tây y, từ đó, nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người bị bướu nhân tuyến giáp. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ. 

Câu hỏi người bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe đã có câu trả lời. Để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chiết xuất hải tảo ngay từ hôm nay, bạn nhé!

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận