Đau bụng kinh là đau như thế nào?

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc cảm giác như bị chuột rút khó chịu ở vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt. Đối với nhiều người, cảm giác đau bụng kinh không chỉ là sự khó chịu đơn thuần mà nó còn có thể mang lại nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. 

Đau bụng kinh được chia ra hai trường hợp là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Với trường hợp nguyên phát, bạn có thể cảm thấy những cơn đau nhói hoặc đau quặn thắt ở khu vực bụng dưới trước và trong kỳ kinh nguyệt. Với các trường hợp đau bụng kinh thứ phát thì các biểu hiện điển hình có thế thấy ngay và rõ nhất đó là: 

  • Đau nhức vùng bụng (có thể đau dữ dội, kéo dài).
  • Đau nhức ở vùng lưng, hông và đùi trong. 
  • Cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
  • Chóng mặt, buồn nôn. 
  • Tiêu chảy. 
  • Một số trường hợp có thể bị ngất xỉu khi cơn đau vượt mức chịu đựng.

Nếu trường hợp bạn gặp phải tình trạng đau bụng kinh bất thường và đau dữ dội kèm theo những biểu hiện sau đây, bạn cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán để tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng kinh. Các biểu hiện cần lưu ý gồm: 

  • Cơn đau liên tục kéo dài ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày. 
  • Cơn đau tồi tệ hơn kèm chảy máu nặng theo thời gian.  
  • Chuột rút liên tục, kéo dài, đặc biệt là đối tượng trên 25 tuổi.  
  • Thuốc kê đơn không có tác dụng. 

dau-bung-kinh-co-the-gay-ra-nhung-anh-huong-den-suc-khoe-cua-nguoi-bi

Đau bụng kinh có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị 

Nguyên nhân đau bụng kinh 

Để có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân vì sao bị đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, sẽ có một số nguyên nhân như sau:

Do thay đổi nội tiết tố nữ 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của đau bụng kinh nguyên phát - những cơn đau tái phát nhiều lần mà không phải do vấn đề bệnh lý. Vào thời kỳ kinh nguyệt, sự co bóp mạnh của tử cung cùng sự gia tăng của hormon Prostaglandin tiết ra liên tục đẩy máu ra ngoài. Việc này làm các cơn đau xảy ra liên tục với cường độ mạnh và kết thúc khi niêm mạc tử cung bong ra, lượng Prostaglandin giảm xuống. 

Do bệnh lý 

Đối với đau bụng kinh thứ phát thì nguyên nhân đến từ sự rối loạn của các cơ quan sinh sản, đây chính là lý do gây ra những cơn đau nặng nề, trầm trọng hơn. Tiêu biểu là các vấn đề như: 

  • Lạc nội mạc tử cung: mô niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, khiến cho việc chảy máu trở nên trầm trọng, gây sưng, đau cho bệnh nhân. 
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): tình trạng nhiễm trùng khi vi khuẩn phát triển ở tử cung và lây lan sang các cơ quan sinh dục khác. Chúng thường kèm theo triệu chứng đau, đặc biệt là khi quan hệ tình dục. 
  • Hẹp cổ tử cung: việc kích thước cổ tử cung hẹp cũng cản trở quá trình co bóp và tống máu kinh ra ngoài, khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu hơn. 
  • U xơ cổ tử cung: U xơ tạo áp lực lên cổ tử cung của bệnh nhân, khiến việc co bóp và đào thải máu trở nên khó khăn và tạo ra những cơn đau dai dẳng vùng bụng dưới. 

Do vòng tránh thai 

Vòng tránh thai được đặt ở tử cung của phụ nữ thường gây ra những chèn ép lên tử cung nhằm ngăn cản trứng sau thụ tinh không bám vào được niêm mạc tử cung. Do đó những cơn đau do vòng tránh thai gây ra thường xuất hiện ở vài tháng đầu và tùy vào cơ địa mà có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên nếu như xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường, đau khi quan hệ hay chu kỳ kinh nguyệt không đều thì nên đến cơ sở y tế để can thiệp lấy vòng kịp thời. 

 

vong-tranh-thai-la-nguyen-nhan-gay-dau-bung-kinh

Vòng tránh thai là nguyên nhân gây đau bụng kinh

Các cách giảm đau bụng kinh hiệu quả 

Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người phụ nữ mà còn gây ra nhiều phiền hà trong cuộc sống. Do đó để hạn chế vấn đề này xảy ra thì sau đây là những lưu ý khi giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả. 

 Trước kỳ kinh nguyệt 

 Trước kỳ kính chính là thời điểm vàng để mà phụ nữ hạn chế được cơn đau dai dẳng trong kỳ kinh nguyệt. Do đó, trước khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn cần thực hiện một số biện pháp như sau.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt 

Để hạn chế xảy ra những cơn đau đột ngột thì việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên chính là cách để chuẩn bị tốt nhất. Khi đã nắm rõ được chu kỳ kinh nguyệt của bản thân thì có thể xác định được cơn đau có phải là đau bụng kinh hay không. Để từ đó đưa ra những chuẩn bị sẵn sàng về cả tâm lý, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để hạn chế cơn đau tối đa. 

Hạn chế stress, lo âu

Phần lớn các cơn đau bụng kinh trầm trọng đều xuất phát từ những căng thẳng, lo âu của bệnh nhân. Theo một nghiên cứu về “ Stress và đau bụng kinh nguyệt “năm 2004 của nhóm tác giả L.Wang cho thấy căng thẳng trong nửa đầu kinh nguyệt (giai đoạn nang trứng của chu kỳ) sẽ liên quan mật thiết đến đau kinh hơn là căng thẳng nửa sau của chu kỳ.

Do đó việc hạn chế lo âu, căng thẳng sẽ giúp giảm đau bụng kinh khi đến kỳ. Bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản như ngủ đủ giấc, thiền định và tránh làm việc quá sức cũng là những cách tốt để giảm cơn đau bụng kinh dai dẳng. 

cang-thang-khien-tinh-trang-dau-bung-kinh-tro-nen-tram-trong.webp

Căng thẳng khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến việc giảm đau bụng kinh, trước chu kỳ kinh nguyệt bạn nên cân nhắc những loại thực phẩm sau để hạn chế cơn đau khi đến ngày: 

  • Trà hoa cúc: một thảo dược hoàn hảo cho việc thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng thần kinh gây ra những cơn đau bụng và hạn chế hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
  • Bơ, chuối, đậu xanh: là những thực phẩm chứa lượng cao Boron - một khoáng chất giúp gia tăng khả năng hấp thụ canxi-photpho. Từ đó làm giảm cường độ và độ dài của cơn đau kinh nguyệt. 
  • Bổ sung đủ nước, đặc biệt là nước ấm để tăng lưu lượng máu đến da và giãn cơ, giảm các cơn đau kinh do co bóp tử cung gây lên. Ngoài ra có thể tăng lượng hydrat hóa bằng cách ăn các loại thực phẩm chứa nhiều nước: rau diếp, rau cần tây, dưa hấu,...  

Trong kỳ kinh nguyệt 

Đây là giai đoạn tử cung co bóp mạnh nhất, do vậy những cơn đau sẽ gia tăng theo tần suất và mức độ nặng hơn thời kỳ tiền kinh nguyệt. Do vậy các cách giảm đau ở khoảng thời gian này cũng có những lưu ý sau:  

Chế độ dinh dưỡng

Ở giai đoạn này ngoài việc giữ chế độ dinh dưỡng như trước kỳ kinh, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ uống kích thích như: cà phê, rượu, bia,... Những chất này sẽ làm tăng sự co bóp của tử cung, ngoài ra làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý bệnh nhân. 

Ngoài ra nên tránh việc ăn các thực phẩm lạnh như kem, đồ lạnh,.. Vì nó sẽ làm co cơ trơn cổ tử cung khiến cho việc gia tăng cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn.

han-che-ruou-bia-de-giam-dau-bung-kinh-tai-nha.webp

Hạn chế rượu bia để giảm đau bụng kinh tại nhà

Chườm ấm giảm đau bụng kinh

Đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Nhiệt độ có tác dụng là làm thư giãn cơ, hạn chế việc co bóp tử cung mạnh khiến cơn đau dữ dội hơn. Do vậy lời khuyên là nên chườm nóng ở vùng bụng, lưng bằng khăn ấm nóng, túi sưởi hoặc làm đệm sưởi bằng các bước đơn giản sau: 

  • Cắt và khâu hai mảnh vải lại với nhau, chừa một lỗ ở trên.
  • Lấy hạt gạo đổ đầy túi và khâu lại lỗ. 
  • Cho vào lò vi sóng quay vài phút đến nhiệt độ vừa đủ, tránh để quá nóng. 
  • Để nguội (nếu cần) hoặc bọc một lớp vải bao quanh túi và để lên vùng bị đau. 

Thuốc giảm đau Tây Y 

Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), Panadol là phương thức giảm đau chủ yếu bởi sự hiệu quả, tiện dụng và không phải kê đơn. Chúng có tác dụng ngăn việc sản xuất Prostaglandin làm giảm các cơn đau, đặc biệt là đau bụng kinh. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng và các tác dụng phụ của thuốc NSAID như đau dạ dày, độc với gan, xuất huyết,... Và cân nhắc trước về tình trạng bệnh lý của bản thân trước khi sử dụng. 

>>> XEM THÊM: Thuốc giảm đau Ultracet và lưu ý.

Phòng ngừa đau bụng kinh dai dẳng 

Mức độ và tần suất đau bụng kinh phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, khả năng chịu đựng và chế độ sinh hoạt của người bị bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể phòng ngừa các cơn đau bụng kinh dai dẳng từ sớm bằng các phương pháp sau. 

Tập thể dục thường xuyên 

Việc duy trì thói quen luyện tập thể dục là điều luôn được khuyến khích, nhất là với những người thường xuyên gặp các cơn đau bụng kinh dai dẳng. Chạy bộ, yoga hay thiền định đều là những hoạt động giúp thư giãn đầu óc, giải phóng endorphin và tăng sự dẻo dai của các khối cơ. Từ đó ngăn ngừa các cơn đau bụng kinh, chuột rút khi tử cung co bóp, nâng cao được sức chịu đựng của cơ thể. 

yoga-tai-nha-de-phong-ngua-con-dau-bung-kinh-dai-dang.webp

Yoga tại nhà để phòng ngừa cơn đau bụng kinh dai dẳng 

Bổ sung sắt, vitamin D, canxi 

Dấu hiệu thường thấy của kinh nguyệt là xảy ra tình trạng thiếu máu, điều này gây nên những cơn đau đầu, chóng mặt, buồn và giảm sức chịu đựng của cơ thể. Do đó để hạn chế những cơn đau này, hãy bổ sung thêm sắt thông qua những thực phẩm như:

  • Thịt bò với lượng lớn sắt chứa trong đó, 100g thịt bò cung cấp đến 2,7g sắt cùng với protein, selen, vitamin B sẽ giúp nhanh chóng hồi phục sau mỗi kỳ kinh. 
  • Rau bó xôi: cung cấp 3,2g sắt cho 100g bó xôi và thêm vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt, nâng cao được sự bền bỉ của cơ thể. 
  • Hàu cũng là một loại hải sản chứa trong mình lượng lớn sắt khi 100g Hàu chứa 10,2g sắt. Đặc biệt là chúng chứa heme-iron loại sắt dễ hấp thu đối với cơ thể người. 

Vitamin D luôn được đánh giá là một trong những vitamin hàng đầu giúp làm giảm sản xuất Prostaglandin-chất làm tăng những cơn co bóp tử cung gây đau bụng kinh. Do đó việc bổ sung vitamin D hàng ngày giúp phụ nữ phòng ngừa được đáng kể các cơn đau. Ngoài ra cũng làm giảm việc sử dụng thuốc giảm đau trong những ngày đèn đỏ. 

Canxi ngoài tác dụng tốt lên xương, tim, thần kinh nó còn là một chất vàng giúp phòng ngừa đau bụng kinh. Theo thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Khoa học y tế Tarbiz cho thấy việc sử dụng Canxi trong việc giảm cường độ đau là có hiệu quả trên nhóm bệnh nhân nữ và đạt hiệu quả cao nhất với nhóm bệnh nhân kết hợp Canxi- vitamin D. Vì vậy việc bổ sung Canxi hàng ngày luôn được khuyến khích, đặc biệt là với những phụ nữ có tiền sử đau bụng kinh dai dẳng để phòng ngừa những triệu chứng trầm trọng hơn. 

Sử dụng thảo dược giảm và phòng ngừa đau bụng kinh

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh tuy có hiệu quả nhanh, nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra chứng nhờn thuốc. Do đó, để phòng ngừa cơn đau bụng kinh khi đến kỳ, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược giúp tăng cường sức khỏe nội tiết tố.

Những loại thảo dược nên sử dụng có thể kể đến như chiết xuất cây lá liễu, cao sơn đậu căn, cao tam lăng, huyền hồ sách,... Những loại thảo dược này giúp kìm hãm cơn đau, chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giảm xung điện rò rỉ từ đó giảm đau bụng kinh.

Nổi bật là chiết xuất vỏ cây liễu, có chứa salicin giúp giảm đau và chống viêm. Nghiên cứu của chuyên gia J.Vlachojannis còn tìm ra flavonoid và polyphenol trong vỏ cây liễu cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Vì vậy, thảo dược này giảm đau rộng hơn aspirin và hầu như không có tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa. Hơn nữa, chiết xuất vỏ cây liễu với liều tương đương 240 mg salicin không ảnh hưởng quá trình đông máu.

Tuy vậy, hầu hết các thảo dược đều tác dụng khá chậm, vì vậy cần kiên trì trong quá trình dùng.

su-dung-chiet-xuat-cay-la-lieu-co-the-giup-giam-dau-bung-kinh-an-toan.webp

Sử dụng chiết xuất cây lá liễu có thể giúp giảm đau bụng kinh an toàn

Đau bụng kinh sẽ không đáng sợ nếu như biết cách phòng ngừa và giảm đau hiệu quả tại nhà bằng các phương pháp nêu trên. Việc hiểu đúng sẽ giúp cho cuộc sống người phụ nữ trở nên thoải mái và tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.

Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến chứng đau bụng kinh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 3861530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Link tham khảo : 

https://www.onhealth.com/content/1/menstrual_period_cramps

https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies#see-a-doctor

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/

Dược sĩ Thanh Hương

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận